Bạn đang xem bài viết 11 Sai Lầm Khi Chế Biến Rau Làm Tổn Hại Sức Khỏe được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cắt rau trước khi rửa, nấu rau quá lâu… là 2 trong số những sai lầm khiến rau biến chất và có thể gây hại cho sức khỏe (ngộ độc, bệnh về gan).
Rau xanh là thực phẩm cực tốt cho cơ thể, tuy nhiên, nếu không được sử dụng và chế biến đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Đa số mọi người đều mắc các sai lầm sau khi ăn rau xanh khiến rau mất đi chất dinh dưỡng và thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh cực nguy hiểm.
1. Nấu xong không ăn ngay
Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Cắt rau trước khi rửa
Thói quen sai lầm khi chế biến rau là việc cắt rau trước khi rửa. Vitamin có trong rau tồn tại ở dạng nước vì vậy dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Ngoài ra, việc cắt, rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến lượng vitamin này vị thất thoát khá lớn trong quá trình bốc hơi nước.
3. Ăn cà chua trước bữa ăn
Trong cà chua có chứa một loại a-xít gây kích ứng dạ dày. Không nên ăn cà chua trước bữa ăn để tránh làm tăng lượng a-xít có trong dạ dày, có thể gây đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa…. Chỉ nên ăn cà chua sau bữa ăn vì khi đó các a-xít trong dạ dày đã bị pha trộn và giảm nồng độ.
4. Dùng cà rốt và rượu vang cùng lúc
Trong cà rốt có chứa hàm lượng lớn carotene có tác dụng tốt với cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước ép cà rốt hay các món ăn từ cà rốt cùng với rượu vang sẽ gây ra phản ứng và hình thành các chất độc cực hại cho gan. Đây là nguy cơ khiến gan bị tổn thương và dẫn đến các bệnh nguy hiểm về gan.
5. Nấu nhỏ lửa, nấu lại nhiều lần
Rau xanh sau khi nấu sẽ mất đi phần lớn lượng dưỡng chất. Nếu được nấu lại nhiều lần, các chất dinh dưỡng sẽ hoàn toàn biến mất và thậm chí là hình thành chất độc hại cho cơ thể. Điều này tương tự với việc chế biến rau nhỏ lửa cũng làm mất các chất dinh dưỡng và dễ khiến rau bị biến chất.
6. Ngâm nấm trong nước quá lâu
Dù rửa quá sạch hay ngâm nấm quá lâu đều làm mất đi chất ergosterol được cho là tiền vitamin D có trong nấm.Vì vậy, chỉ nên rửa sơ qua nấm để loại bỏ bụi bẩn.
7. Ăn giá đỗ không được nấu chín
Giá đỗ nếu không được nấu chín sẽ gây chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt và khó tiêu. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng giá đỗ chần hay giá đỗ sống.
8. Thời gian nấu rau quá lâu
Các loại rau lá xanh và một số rau củ khác khi nấu quá lâu sẽ biến chất và gây hại cho sức khỏe. Chất nitrate có trong rau xanh khá tốt cho sức khỏe sẽ chuyển thành nitrit nitrat khi nấu quá lâu, dễ gây ngộ độc.
9. Xào mướp đắng mà không luộc qua nước nóng
Trong mướp đắng có chứa a-xít oxalic gây cản trở sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Chất này có thể bị hòa tan trong nước ở nhiệt độ cao. Vì vậy, nên luộc qua mướp đắng để loại bỏ độc tố này.
10. Lưu trữ tỏi tây đã nấu chín
Tỏi tây sau khi nấu xong sẽ mất dần chất dinh dưỡng và bị biến chất. Nếu để qua đêm hay thời gian quá lâu, thực phẩm này có thể biến thành chất độc gây ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
11. Lưu trữ rau xanh quá lâu
Vì vậy không nên tích trữ rau xanh và cần bảo quản thích hợp nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp.
5 Sai Lầm Nghiêm Trọng Khi Rửa Mặt Có Thể Làm Hư Hại Làn Da
Những thói quen sai lầm khi rửa mặt sẽ làm hại da.
1/ Rửa mặt mà không rửa tay trước.
Nên tạo thói quen rửa tay trước khi rửa mặt.
2/ Bôi trực tiếp sữa rửa mặt lên da.
Sai lầm này quả thật rất đáng sợ. Các bạn cứ để da mặt bình thường rồi bôi trực tiếp sữa rửa mặt lên như vậy thì da nào mà chịu nổi. Dù rằng sau đó bạn có rửa lại bằng nước nhưng thói quen này thực sự không tốt chút nào. Các loại sữa rửa mặt không ít thì nhiều đều có chứa hóa chất trong thành phần. Vậy nên không được bôi trực tiếp lên da mặt khi da đang còn khô. Bạn nên rửa sạch tay, làm ướt da mặt rồi lấy một lượng sữa rửa mặt vừa phải để ra tay, rồi đánh bông nó lên để tạo bọt. Bước cuối cùng mới là massage rửa mặt.
Không bôi trực tiếp sữa rửa mặt lên da khô.
3/ Kỳ cọ, massage mặt quá kỹ.
Nhiều bạn nghĩ rằng muốn da mặt thật sạch sẽ thì phải kỳ cọ mặt thật mạnh, thật lâu. Thậm chí có nhiều người sau khi đã rửa mặt xong, còn lấy khăn lau rất mạnh lên da. Suy nghĩ càng chà mạnh thì da càng sạch là không đúng. Thói quen xấu này sẽ làm da bị đỏ lên, thậm chí bị trầy xước và tổn thương.
Nhiều bạn gái cho rằng để làm sạch sâu da mặt, cần phải rửa mặt thật kỹ bằng cách “kỳ cọ” chúng thật cẩn thận. Thậm chí, không ít bạn còn dùng khăn lau rất mạnh lên da mặt. Thói quen xấu này sẽ khiến da bị kích thích, đỏ lên hoặc tệ hơn là tổn thương.
Nên rửa mặt nhẹ nhàng.
4/ Rửa mặt nhiều lần trong ngày.
Thói quen rửa mặt nhiều lần trong ngày là một sai lầm rất tai hại. Tại vì việc thường xuyên rửa mặt sẽ làm cho da bị kích ứng, da trở nên khô hơn, làm kích thích các tuyến nhờn trên da tiết ra nhiều hơn, khiến cho bạn bị nổi mụn.
Nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô, đặc biệt là vào mùa thu đông. Việc rửa mặt cũng giống như việc lấy đi lượng nước trên da mặt làm cho chúng trở nên khô, rất khó chịu.
Nên rửa mặt 1 ngày 2 lần.
5/ Dùng sai sữa rửa mặt.
Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da là rất quan trọng. Bạn nên biết da mình là loại gì để lựa chọn loại sữa rửa mặt cho phù hợp. Không phải sản phẩm sữa rửa mặt nào cũng thích hợp cho làn da của bạn. Nếu không chọn đúng loại sữa rửa mặt dành riêng cho loại da của bạn thì da mặt sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Theo nghiên cứu thì các tuyến bã nhờn, mồ hôi cũng giúp tạo một lớp phủ bên ngoài để bảo vệ làn da của bạn. Nếu bạn chọn loại sữa rửa mặt có tác dụng khử trùng quá mạnh thì da bạn sẽ bị lấy đi hết lớp dầu nhờn tự nhiên và trở nên khô hơn.
Nên lựa chọn sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với da.
Trên thị trường hiện nay, các chị em phụ nữ đang truyền tai nhau về một loại sữa rửa mặt có công dụng rất tốt, được rất nhiều chị em tìm mua và sửa dụng. Đó là sữa rửa mặt Babor Gentle Cleansing Milk có xuất xứ từ Đức.
Babor Gentle Cleansing Milk giúp làm sạch sâu da mặt, giúp da mịn màng, sáng khỏe.
Rau Má Có Công Dụng Gì? Những Sai Lầm Khi Uống Nước Rau Má
Cải thiện trí nhớ
Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ 2 đến 4 lá rau má mỗi ngày giúp cải thiện trí nhớ và cung cấp lượng máu vừa đủ vào bộ não. Dùng lá rau má sấy khô, tán thành bột rồi uống chung với sữa,mỗi ngày từ 3-5g sẽ có tác dụng phục hồi trí nhớ, tốt cho người bệnh suy giảm trí nhớ, kém tập trung, thị lực yếu.
Duy trì hệ thần kinhThức uống từ rau má được coi là một loại thảo mộc tốt để duy trì hệ thần kinh, giúp cải thiện lưu lượng máu củng cố tĩnh mạch và động mạch. Rau má giúp thư giãn tâm trí của bạn và xử lý một số rối loạn thần kinh, đột quỵ, động kinh. Bạn có thể sử dụng thuốc bổ được làm từ rau má hoặc nước rau má mỗi ngày để giảm căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Cải thiện hệ thống miễn dịchCác lợi ích sức khỏe khi uống rau má khác mà bạn có thể nhận được đó chính là khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Vì chúng có đặc tính kháng sinh giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Ngoài chức năng trên, rau má còn bảo vệ cơ thể bạn khỏi độc tố, tránh huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh khác. Đối với trẻ em, rau má có thể được sử dụng để hạ sốt và thoát khỏi tiêu chảy.
Làm đẹp daMột cách làm đẹp da nữa là có thể dùng rau má để làm mặt nạ trị mụn. Hãy sử dụng nước rau má hoặc thức ăn có rau má trong danh sách thực đơn của mình. Vì trong rau má có chứa các thành phần đặc biệt giúp làm sạch và thanh lọc máu kết quả là làn da của bạn trông sáng hơn và khỏe mạnh hơn.
Ngăn ngừa rụng tócNước ép rau má làm tăng sự phát triển của tóc, phục hồi tóc dễ gãy rụng vì trong rau má có chứa các chất giúp bảo vệ da đầu, giúp tóc mọc nhanh và chắc khỏe.
Cải thiện tâm trạngNguyên nhân cuộc sống căng thẳng, nhịp độ nhanh mà chúng ta đang sống, sự lo lắng đã trở thành một trong những bệnh tật phổ biến nhất ảnh hưởng đến xã hội hiện đại. Hãy sử dụng rau má vì nó có thể làm giảm cả căng thẳng mãn tính và cấp tính, có thể cải thiện sự bình tĩnh, tỉnh táo và lo lắng. Thêm bằng chứng cho thấy nó có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng lo âu thực tế là nó có thể giảm thiểu phản ứng giật mình của âm thanh dẫn đến bị căng thẳng.
Cải thiện chất lượng giấc ngủGiấc ngủ chất lượng rất quan trọng đối với sức khỏe của não. Việc thiếu ngủ có thể gây ra mệt mỏi về tinh thần, gây mất trí nhớ ngắn hạn và làm mất sự tập trung của bạn. Triệu chứng này được gây ra do lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Nhưng nếu sử dụng thuốc ngủ sẽ gây ảnh hưởng đến trí nhớ và dẫn đến nhiều bệnh khác. Rau má sẽ là một phương thuốc tự nhiên và an toàn được sử dụng để cải thiện giấc ngủ.
Làm tăng khả năng nhận thứcMột nghiên cứu từ năm 2023 cho biết, nước rau má giúp tăng cường chức năng nhận thức. Các nhà nghiên cứu đã so sánh lợi ích của rau má và lợi ích của axit folic để cải thiện chức năng nhận thức ở những bệnh nhân bị đột quỵ. Kết quả cho thấy cả hai chất đều bổ sung như nhau trong việc tăng cường khả năng nhận thức. Tuy nhiên, rau má mạnh hơn trong việc tăng cường trí nhớ.
Điều trị bệnh Alzheime Chữa mụn nhọtRau má có tính mát và các thành phần trong rau má giúp chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa.
Cách làm: Rau má rửa sạch, giã nhỏ trộn đều với ít muối rồi đắp lên chỗ mụn nhọt, đắp 2 lần một ngày cho đến khi khỏi. Hoặc xay rau má tươi vắt lấy nước uống hoặc bôi vùng bị rôm sẩy mẩn ngứa.
Những người đang mong muốn thụ thai hoặc phụ nữ mang thai, cho con bú thì nên hạn chế ăn rau má, uống nước ép rau má để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ.
Những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử mắc các bệnh tổn thương da, ung thư thì không nên dùng rau má.
Người mắc bệnh tiểu đường cũng nên sử dụng ra má ở một lượng vừa phải.
Người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần cũng không nên dùng rau má vì có khả năng làm giảm tác dụng của thuốc.
Không nên ăn các món từ rau má, uống nước ép rau má liên tục trong thời gian dài. Thay vào đó, bạn chỉ nên sử dụng rau má với lượng vừa phải và dùng một cách hợp lý để tránh gây hại cho sức khỏe của mình và người thân.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thụ từ 30 đến 40g rau má tươi mỗi ngày, mỗi ngày chỉ nên uống 1 cốc rau má và trong vòng 1 tháng. Sau đó, ngưng ít nhất nửa tháng rồi dùng tiếp. Thời gian uống nước rau má lý tưởng là vào buổi gần trưa hoặc trưa xế, lúc đó cơ thể ta hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ bên ngoài.
Bên canh đó, rau má khô cũng được dùng phổ biến với những công dụng tương tự, việc bảo quản và cách chế biến cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì nước rau má khô còn có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể và gây ra hiện tượng phản tác dụng.
Uống nước rau má sau đó đi ra ngoài trời nắngTheo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thì nước rau má có chất phản ứng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời vì vậy, sau khi uống nước rau má mà bạn đi ra trời nắng thì có thể bị bất tỉnh, mê man.
Do vậy nếu như bạn có suy nghĩ cho rằng uống nước rau má trước khi đi ra nắng sẽ làm cơ thể mát hơn thì nên bỏ ngay suy nghĩ đó vì nó cực kỳ nguy hiểm, thay vào đó bạn hãy chọn cách uống nước rau má khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn là tốt nhất.
Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêuNhiều người nghĩ do rau má có tính hàn, giải nhiệt tốt nên khi bị khó tiêu, ợ nóng sẽ uống nước rau má. Thói quen này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.
Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường vào sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, làm tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng, có thể gây quặn thắt và đau bụng. Để an toàn thì nên tránh uống nước rau má trong thời gian này.
Uống nước rau má thay nước lọcNhiều người cho rằng uống càng nhiều nước rau má càng tốt, càng giúp giải nóng trong người nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất.
Thực tế thì không phải vậy, uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là uống thay cho nước lọc, 2 – 3 lít một ngày bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường
Advertisement
Uống nhiều nước rau má sẽ khiến bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là những người thân nhiệt thấp sẽ dễ bị lạnh bụng. Ngoài ra, ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua.
Uống nước rau má khi đang sử dụng thuốc tâyKhông nên uống nước rau má khi đang dùng các loại thuốc gây buồn ngủ, thuốc chống co giật, thuốc trị mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm… vì rau má có thể tương tác với các loại thuốc này gây ra tác dụng phụ.
Nước rau má khi uống kèm với thuốc trị tiểu đường và thuốc giảm cholesterol sẽ làm suy giảm hiệu quả thuốc.
Uống nước rau má khi đang mang thaiNhiều chị em nghĩ nước rau má mát, có lợi với cơ thể, giúp bụng dạ yên ổn kể cả khi mang thai. Tuy nhiên đây là suy nghĩ cực sai lầm. Uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Không chỉ phụ nữ mang thai mà những ai đang có ý định mang thai cũng nên dè chừng sử dụng nước rau má thường xuyên vì chúng có khả năng làm giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai.
– Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.
– Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.
– Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má. Sau 1 tháng dùng rau má thường xuyên, bạn cần ngừng ít nhất nửa tháng rồi mới uống lại.
– Vừa uống nước rau má xong, hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp uống nhiều rau má mà ra nắng gắt ngay có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.
Nguồn: Sức khoẻ và Đời sống
Bạn sẽ quan tâm:
Bà bầu có nên ăn rau tần ô không?
Nước ép rau má có tác dụng gì đối với bé?
5 Sai Lầm Phải Tránh Khi Ăn Tôm, Nhiều Người Vẫn Đang Làm Sai
Tôm là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm gia đình. Ăn tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố hệ xương khớp…
Thế nhưng rất nhiều cách ăn tôm sai lầm làm mất giá trị dinh dưỡng, gây hại sức khỏe.
Không ăn tôm dạng gỏi
Các loại hải sản như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán thể bám vào các loại rau thủy sinh.
Nếu ăn những thực phẩm này mà không được nấu chín sẽ khiến sán, ấu trùng chui vào cơ thể, nguy hiểm nhất là chui lên não.
Nên bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng.
Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu.
Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.
Không ăn tôm chết lâu
Tôm tươi rất giàu histidine, nhưng khi chết histidine bị vi khuẩn phân hủy thành chất histamine gây hại cho cơ thể con người.
Ngoài ra, tôm thường chứa vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại trong dạ dày và ruột nên sau khi chết nó sẽ rất nhanh bốc mùi, hư hỏng, không thể ăn được.
Tôm chết càng lâu, chất độc tích lũy trong tôm càng nhiều, cố ăn có thể xảy ra ngộ độc.
Không ăn chung với thực phẩm chứa vitamin C
Ăn tôm với các loại hoa quả chứa vitamin C rất nguy hiểm và có thể gây ngộ độc chết người. Bởi vì độc tố bên trong tôm khi kết hợp cùng vitamin C sẽ tạo ra asen 3 (thạch tín) – một loại độc tố có hại cho cơ thể.
Để bảo đảm an toàn, bạn không nên nấu chung hay ăn kèm tôm với các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Tốt nhất nên ăn các hoa quả chứa vitamin C ít nhất 4 tiếng sau khi ăn tôm.
Đừng cố ăn vỏ tôm
Nhiều người cho rằng vỏ tôm sẽ rất giàu canxi và các dưỡng chất, thế nên không ít người cố gắng ăn cả phần này.
Nhưng trên thực tế, vỏ tôm chẳng những không có hàm lượng canxi, khoáng chất cao mà còn chứa một độc tố gây hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra, phần vỏ cứng này sẽ khiến chúng ta dễ bị hóc khi nuốt vào và mảnh vỏ có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
Thế nên, khi ăn chúng ta tốt nhất nên lột bỏ đi phần vỏ tôm vì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Vỏ tôm cứng, ăn vào cũng không tiêu hóa được mà sẽ được đào thải ra ngoài.
Đăng bởi: Lệ Băng
Từ khoá: 5 sai lầm phải tránh khi ăn tôm, nhiều người vẫn đang làm sai
Thực Phẩm Có Tính Axít Có Hại Cho Sức Khỏe?
Thực phẩm có tính axít được cho rằng có hại cho sức khỏe. Do vậy mà nhiều người đã hạn chế hoặc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Thực phẩm có tính axít là gì?Đo giá trị pH của thực phẩm và đồ uống là cách bạn quyết định nó là loại thực phẩm có tính axít hay tính kiềm.
Giá trị pH có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Bất kể thứ gì có độ pH dưới 7 đều có tính axít và trên 7 là tính kiềm.
Có 2 loại thực phẩm có tính axít chủ yếu:
Thực phẩm axít hóa: Đây là những thực phẩm có tính axít thấp đã được axít hóa bằng cách thêm một thứ khác có tính axít. Bao tử muối, nước sốt và cá muối thuộc nhóm thực phẩm này.
Thực phẩm có công thức axít: Chúng bao gồm các loại thực phẩm được thêm một lượng nhỏ thành phần có tính axít thấp. Điều này có nghĩa là độ pH không thay đổi đáng kể so với độ pH của các thành phần chiếm ưu thế.
Chế độ ăn có tính axít cao có hại cho sức khỏeMột chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm tạo axít như protein động vật, một số loại pho mát và đồ uống có ga có thể khiến mức axít cao trong nước tiểu cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Điều này có thể gây ra loại sỏi thận axít uric.
Nó được dự đoán rằng nhiều axít cũng có thể gây suy yếu xương và cơ bắp. Tình trạng này xảy ra do cơ thể sử dụng canxi từ xương để khôi phục sự cân bằng độ pH trong máu khi tính axít quá cao. Tuy nhiên, vẫn có những kết quả trái ngược nhau về sự ảnh hưởng của thực phẩm có tính axít đến sức khỏe xương và cơ.
Trên thực tế, việc ăn một lượng vừa phải thực phẩm này trong chế độ ăn cân bằng không khiến cơ và xương bị suy giảm hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Một số phát hiện cho rằng axít photphoric, thường thấy trong nước sô đa đẫm màu, có khả năng gây ra tình trạng mật độ xương thấp nếu bạn sử dụng nó thay thế cho sữa – một loại đồ uống giàu canxi và protein. Quá nhiều axít trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, các vấn đề về gan và tim mạch.
Một số thực phẩm và đồ uống tạo ít axít hơn so với sô-đa và protein nhưng chúng không có tác dụng kiềm hóa như các loại rau củ quả.
Muối
Các loại gia vị có hàm lượng natri cao như nước tương, nước sốt
Các loại tinh bột như ngô, gạo và lúa mì
Thịt tươi và thịt đã qua chế biến như thịt gà tây và thịt bò muối
Sản phẩm từ sữa như pho mát
Hạt bí và hạt hướng dương
Giá đỗ
Cà phê và đồ uống chứa caffeine
Thuốc lá
Nước giải khát có ga
Rượu bia
Các loại thực phẩm giàu protein động vật
Một lý do nữa bạn nên hạn chế các thực phẩm có tính axít là vì chúng có thể gây ra hoặc làm nghiêm trọng các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tình trạng trào ngược dạ dày do axít GERD.
Cách cân bằng chế độ ăn làm giảm tác động của axítChế độ ăn đầy đủ với nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh là một cách tuyệt vời để cân bằng lượng axít trong chế độ ăn hàng ngày cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.
Bổ sung các loại protein có nguồn gốc thực vật như đậu xanh, đậu lăng, đậu phụ thay cho protein động vật cũng rất cần thiết.
Thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa bò cũng có thể giúp bổ sung một số chất dinh dưỡng quan trọng để tăng cường sức khỏe xương như canxi, vitamin D, photpho và magiê.
Độ pH của thực phẩm trước khi ăn không quan trọng bằng lượng axít hoặc kiềm được tạo ra trong quá trình tiêu hóa và chuyển hóa loại thực phẩm đó.
Thậm chí các loại quả họ cam quýt, ban đầu có tính axít, cũng góp phần làm tăng tính kiềm sau khi được chuyển hóa.
Ngoài ra, có một số loại thực phẩm có tính kiềm hoặc trung tính bạn có thể kết hợp vào chế độ ăn, bao gồm:
Sữa chua và sữa
Hầu hết các loại rau tươi và hoa quả
Các loại gia vị ngoại trừ muối, mù tạt và nhục đậu khấu
Chất béo tốt từ dầu ô liu, bơ, các loại hạt và quả hạch
Nước lọc
Trên thực tế, những người mắc bệnh như trào ngược dạ dày thực quản GERD nên hạn chế các loại thực phẩm có tính axít như các loại quả họ cam quýt (gồm cam, bưởi, chanh).
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về thực phẩm có tính axít, mặt tiêu cực của loại thực phẩm này và cách cân bằng chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng, việc tập luyện cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe của bạn.
Đăng bởi: Trắc Mạc Mạc
Từ khoá: Thực phẩm có tính axít có hại cho sức khỏe?
Những Tối Kỵ Khi Ăn Lẩu, Nhiều Người Vẫn Hồn Nhiên Mắc Gây Hại Cho Sức Khỏe
1. Nhúng tái rau và thực phẩm
Ngoài ra, có một số loại rau cần phải được nấu chín kỹ không sẽ vẫn còn nhiều chất độc có trong rau như cải bó xôi, quả đỗ, cà tím, măng… do đó, nếu muốn cho những loại rau này vào ăn lẩu, bạn nên chú ý.
2. Ăn lẩu hải sản với thực phẩm nhiều vitamin C
Cà chua, khoai lang, khoai tây là những món được nhiều người cho vào lẩu. Cà chua để tăng hương vị, màu sắc cho nước lẩu. Còn khoai lang, khoai tây là có thể thay cho khoai môn. Thế nhưng, 3 loại củ quả này không nên cho vào lẩu hải sản. Chuyên gia lý giải, khi dùng chúng chung với lẩu hải sản sẽ khiến người ăn cảm thấy khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
3. Ăn lẩu dê cho giấm
Không nên cho giấm vào nước lẩu dê vì sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.
4. Nhúng mồng tơi vào lẩu bò
Nếu dùng mồng tơi ăn kèm lẩu bò rất dễ bị đau bụng, nhẹ thì bị đầy bụng, khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón, rất khó chịu.
5. Ăn lẩu gà với rau kinh giới, rau cải xanh
Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng còn cải xanh có tính ôn, vị cay, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa, có tác dụng giải chứng cảm hàn, thông đờm, lợi khí… Tuy cả thịt gà và rau cải đều ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng vì cả hai đều có tính ôn (ấm nóng) nên nếu ăn chung sẽ gây nhiệt nhiều cho cơ thể. Do đó, nếu ăn lẩu gà không nên nhúng kèm rau cải.
Cũng trong Đông y, kinh giới có tính tân tán, cay nóng, còn thịt gà can ôn, thuộc phong mộc. Nếu ăn chung kinh giới trong lẩu gà thì có thể gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy. Do đó, dù thích cho kinh giới vào lẩu thì bạn cũng nên tránh cho vào lẩu gà. Với lẩu gà thì mọi người nên ăn cùng với nấm và rau ngải cứu rất thơm ngon và còn là một vị thuốc.
6. Ăn lẩu quá nóng, quá cay
Việc ăn lẩu đã được “định hình” là phải nóng không thể tránh được. Tuy nhiên chúng ta cần hạn chế việc nhúng thức ăn vào nồi lẩu đang sôi rồi lấy ra ăn ngay. Thức ăn vừa nhúng đang rất nóng sẽ gây bỏng và nhiệt cho khoang miệng, thực quản và dạ dày.
Cách khắc phục là sau khi nhúng thức ăn xong, bạn hãy đợi nguội một chút rồi mới thưởng thức.
Với một số món lẩu như lẩu Thái, lẩu hải sản chua cay, lẩu Tứ Xuyên… vốn có độ cay cao. Nếu bạn ăn những lẩu quá cay kết hợp với nhiệt độ trong nồi lẩu đang cao sẽ dẫn đến kích thích đường tiêu hóa, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Do đó, nếu làm lẩu tại nhà bạn nên cho độ cay vừa phải, ai cũng ăn được mà tốt cho sức khỏe. Nếu ăn ở quán, nên yêu cầu đầu bếp giảm độ cay.
7. Ăn lẩu trong thời gian quá lâu
Ăn lẩu là sở thích của nhiều người vì có thể ngồi lai rai, vừa ăn vừa nói chuyện nên thời gian có thể kéo dài vài tiếng. Tuy nhiên, chúng ta không hề biết rằng, chính việc ăn lẩu lâu như vậy lại không hề tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia lý giải, việc ăn lẩu trong thời gian dài khiến nước lẩu đun quá lâu, nó sẽ mặn, lượng nitric tăng cao. Bên cạnh đó, các dinh dưỡng cùng vitamin của thực phẩm để trong nồi nước lẩu cũng bị phân hủy, chất béo cũng bị bão hòa, do đó ăn nước lẩu này sẽ gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, những thức ăn thừa trong nồi nước lẩu cũng nên vớt bỏ ra, không nên nấu từ đầu tới cuối. Cách tốt nhất là bạn nên ăn đến đâu thì nhúng lẩu đến đó để đảm bảo độ tươi ngon cũng như đảm bảo sức khoẻ.
Đăng bởi: Phụng Nguyễn Ngọc Kim
Từ khoá: Những tối kỵ khi ăn lẩu, nhiều người vẫn hồn nhiên mắc gây hại cho sức khỏe
Cập nhật thông tin chi tiết về 11 Sai Lầm Khi Chế Biến Rau Làm Tổn Hại Sức Khỏe trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!