Bạn đang xem bài viết 5 Điểm Lễ Chùa Du Xuân Miền Bắc Đầu Năm Mới 2023 được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vậy là chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là năm cũ qua đi, năm mới tới! Vào dịp Tết nguyên đán, việc đi chùa cầu phước lành cho một năm mới an khang, may mắn, tài lộc là tục lệ đã trở thành truyền thống từ xưa tới nay của người Việt.
1. Chùa Bái Đính – điểm lễ chùa du xuân miền Bắc đầu năm mới 2023Địa chỉ: Xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Bái Đính được xem là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam: Ngôi chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…
Toàn cảnh chùa Bái Đính – @ẢNH: Sưu tầm
Quần thể chùa Bái Đính cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km và lọt Top 1 trong 5 điểm lễ chùa du xuân miền Bắc thu hút nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái dịp đầu năm mới.
Du khách đến lễ chùa tham quan Bái Đính đầu năm mới – @ẢNH: Sưu tầm
Khi tham quan lễ chùa, bạn có thể quan sát được Bái Đính có một khu chùa cổ được xây dựng hơn 1000 năm trước và một khu chùa mới được hoàn thiện vào năm 2003. Người ta tới với Bái Đính không chỉ để lễ Phật, khấn bái mà còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng ngôi chùa có vị trí đắc địa giữa muôn trùng núi non mảnh đất cố đô.
Một vài hình ảnh check-in chùa Bái Đính cực chất của các bạn trẻ:
@ẢNH: Sưu tầm
Hàng năm, lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu từ ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, khai hội vào ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Bạn có thể tận dụng chuyến đi lễ chùa du xuân để khám phá thêm những danh lam thắng cảnh của vùng đất Ninh Bình.
2. Khám phá non thiêng Yên Tử – điểm lễ chùa du xuân miền Bắc đầu năm mới 2023Địa chỉ: Núi Yên Tử, Thượng Yên Công, Tp. Uông Bí, Quảng Ninh
Nhắc đến địa điểm lễ chùa du xuân miền Bắc, những ngôi chùa linh thiêng bậc nhất ở miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung, non thiêng Yên Tử là chốn thiêng không thể không nhắc tới. Vào dịp Tết đến xuân về, hàng nghìn du khách thập phương hướng về mảnh đất Quảng Ninh, lên đỉnh Yên Tử dâng hương, cầu mong phước lành cho cả một năm mới.
Chùa Yên Tử đông đúc dịp đầu xuân năm mới – @ẢNH: Sưu tầm
Ngôi chùa này nổi tiếng linh thiêng với những tích truyền về Phật Thích Ca hay những dấu tích lịch sử còn lưu truyền lại tới tận bây giờ. Chùa Trình là điểm thăm viếng đầu tiên trong cuộc hành hương Yên Tử, sau đó các Phật tử và du khách sẽ leo các bậc đá trên núi để đến được các điểm lễ bái khác nhau trong quần thể chùa Yên Tử. Điểm cao nhất của quần thể là chùa Đồng với độ cao 1068m so với mực nước biển.
Chùa Đồng – điểm cao nhất trong quần thể chùa Yên Tử – @ẢNH: Sưu tầm
Thời gian lễ hội Yên Tử diễn ra hàng năm thường bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch).
3. Chùa Hương – điểm lễ chùa du xuân miền Bắc đầu năm mới 2023Địa chỉ: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Không ở xa đâu, ngay tại Mỹ Đức, Hà Nội cũng có một điểm lễ chùa du xuân miền Bắc vô cùng linh thiêng và nổi tiếng – chùa Hương.
Người dân đi lễ chùa Hương dịp Tết đông như trẩy hội – @ẢNH: Sưu tầm
Quần thể văn hóa tôn giáo chùa Hương được xây dựng gồm nhiều đền, chùa, đình thờ Phật và các vị thần tong tín ngưỡng người Việt Nam. Chùa Hương cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km và được ưu ái trở thành một trong những ngôi chùa cổ đẹp nhất Việt Nam.
Cảnh đẹp chùa Hương được ghi lại đẹp nghiêng sắc trời:
4. Đầu năm xin lộc rơi lộc vãi đền Chúa Bà Kho – cả năm phát đạtĐịa chỉ: Khu Cô Mễ- Vũ Ninh- Bắc Ninh
Là một ngôi đền nằm lưng chừng ngọn núi Kho, đền Chúa Bà Kho trở thành một địa chỉ tâm linh để người dân cầu tài, cầu lộc dịp đầu năm mới. Ngôi đền nằm khá gần Hà Nội, chỉ cách chừng 33km, ngày khai hội chính của đền diễn ra vào 14 tháng giêng âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động đặc sắc.
Khung cảnh xin lễ đầu năm tại đền Bà Chúa Kho – @ẢNH: Báo Lao Động
Người đến chiêm bái đền với quan niệm “đầu năm đi vay- cuối năm đi trả”, tức là đầu năm mới tới đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn, buôn bán với hi vọng cả năm đó kinh doanh hanh thông, thuận lợi; và cuối năm người ta sẽ đến đền để tạ lễ. Điểm lễ chùa du xuân miền Bắc này hàng năm đón nhận không ít du khách từ khắp mọi miền của Tổ Quốc.
Tượng Bà Chúa Kho trong di tích đền Bà Chúa Kho – @ẢNH: Sưu tầm
5. Lễ chùa du xuân tại chùa Tam Chúc, Kim Bảng – Ngôi chùa lớn nhất miền BắcĐịa chỉ: Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
Chùa Tam Chúc – ngôi chùa được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, hội tụ đầy đủ những tinh hoa của Phật Giáo. Đây đã trở thành địa điểm thu hút rất nhiều các du khách trong và ngoài nước đến tham quan, hành hương bởi nét cổ kính mà không kém phần hiện đại.
Toàn cảnh Chùa Tam Chúc – @ẢNH: Sưu tầm
Tính đến thời điểm hiện tại, đây là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, gấp 10 lần so với chùa Bái Đính. Trong tương lai, ngôi chùa sẽ được quy hoạch và mở rộng, có thể trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới. Tổng diện tích của ngôi chùa là 5.000 ha; gồm: 1.000ha hồ nước, 3.000ha là diện tích núi đá tự nhiên, 1.000ha diện tích các thung lũng.
Một vài hình ảnh check-in chùa Tam Chúc cực chất của các bạn trẻ:
@ẢNH: Sưu tầm
Lễ hội chùa Tam Chúc thường kéo dài từ tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 hàng năm, ngoài đến cầu may bạn có thể check-in tại nhiều khu vực cảnh quan đẹp của chùa.
Trong cuộc sống hiện đại và phát triển ngày nay, việc đến lễ chùa cầu bái kết hợp tham quan, vãn cảnh là một hoạt động không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về. Chúng ta đi để cầu ước những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và những người thân yêu, qua đó tìm về khoảng không gian tĩnh lặng, vô ưu chốn tâm linh để gác bỏ lại muộn phiền năm cũ, chào đón một năm mới đầy niềm tin và hi vọng.
Đăng bởi: Nguyễn Dương
Từ khoá: 5 điểm lễ chùa du xuân miền Bắc đầu năm mới 2023
Đầu Năm Du Xuân Tại 6 Đền, Chùa Nổi Tiếng Linh Thiêng
1. Chùa Hương – Hà Nội
Dân gian vẫn quen gọi ngôi chùa này là chùa Hương nhưng trên thực tế, chùa Hương là một quần thể bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, các đền thờ thần cùng với những ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp nằm rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài (còn có tên gọi khác là chùa Trò hay chùa Thiên Trù), cách bến Trò không xa. Trung tâm của chùa Hương là chùa Trong nằm tại động Hương Tích – nơi được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhất động”.
Quãng thời gian từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch là thời điểm đông đảo khách hành hương tìm về tham dự lễ hội chùa Hương. Đến với chùa Hương, du khách sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn và được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên, non nước đầy thơ mộng.
2. Phủ Tây Hồ – Hà Nội
Giữa Thủ đô hoa lệ vẫn tồn tại nhiều ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng. Và phủ Tây Hồ chính là một trong những chốn linh thiêng bậc nhất. Đó là lý do mỗi dịp Tết đến, xuân về, Phủ Tây Hồ lại thu hút không chỉ người dân Hà Thành mà còn cả du khách từ khắp nơi tìm tới. Tất cả đều mang theo mình hi vọng về một năm mới an lành, may mắn cùng nhiều tài lộc sẽ đến với bản thân và gia đình.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhỏ nhô ra giữa hồ Tây, là nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa – một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam. Vốn là một người phụ nữ tài hoa, đức độ nên công chúa Liễu Hạnh đã được dân gian thần thánh hóa và tôn làm Thánh Mẫu.
3. Chùa Hà – Hà Nội
Nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, chùa Hà được nhiều người dân Thủ đô đến chiêm bái vào dịp Tết hay ngày rằm. Không chỉ những người cô đơn, lẻ bóng hay những người không suôn sẻ trong cuộc sống gia đình tìm tới chùa Hà mà đây còn là điểm đến của rất nhiều đôi bạn trẻ để cầu mong chuyện tình cảm thêm nồng thắm, tốt đẹp. Khi đến chùa Hà, mọi người không sắp lễ nhiều như những ngôi chùa khác mà chỉ cần một ít tiền vàng, trầu cau và hoa đặt trên một chiếc khay nhỏ cùng với tiền lẻ.
4. Đền Trần – Nam Định
Ngự tại đường Trần Thừa thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, đền Trần – nơi thờ 14 vị vua đời Trần cùng những vị quan đã có công phụng sự nhà Trần là điểm đến không thể không nhắc tới trong danh sách các ngôi đền, chùa nổi tiếng linh thiêng tại Việt Nam. Được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần từng bị quân Minh phá hủy hồi thế kỉ thứ 15, đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc là đền Trùng Hoa, đền Thiên Trường (đền Thượng) và đền Cổ Trạch (đền Hạ).
Đầu năm, khách thập phương cũng như người dân Nam Định lại nô nức kéo nhau về tham dự lễ hội khai ấn đền Trần. Lễ hội diễn ra vào giữa đêm ngày 14 và rạng sáng ngày 15 tháng giêng nhưng ngay từ ngày mùng 1 Tết, du khách đến thăm đền Trần đã tấp nập. Mọi người thường tâm niệm rằng, xin được ấn đền Trần sẽ giúp cho việc thi cử đỗ đạt, học hành tấn tới và con đường công danh được vẻ vang, thăng tiến.
5. Chùa Đồng – Quảng Ninh
Với cảnh sắc thiên nhiên đầy mê hoặc hòa quyện cùng hệ thống chùa, am, tháp nằm rải rác từ dốc Đỏ đến đỉnh núi, khu danh thắng Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh từ nhiều năm nay đã trở thành một điểm du xuân quen thuộc của đông đảo khách hành hương. Đặc biệt và nổi bật nhất trong quần thể di tích Yên Tử không thể không nhắc tới chùa Đồng – ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nằm trên đỉnh núi Yên Tử ở độ cao 1068m so với mặt nước biển. Dù phải vượt qua hàng ngàn bậc đá mới tới được chùa nhưng nơi này không năm nào vắng bóng khách hành hương.
Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội Yên Tử tổ chức dưới chân núi sẽ là cuộc hành hương tới chùa Đồng (ngôi chùa bằng đồng lớn nhất châu Á) của hàng vạn người nhằm tách mình ra khỏi thế giới trần tục và cầu mong thật nhiều tài lộc sẽ đến với bản thân trong năm tới.
6. Chùa Duyên Ninh – Ninh Bình
Nằm ở làng cổ Chi Phong thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, chùa Duyên Ninh nằm trong khuôn viên của cố đô Hoa Lư, là nơi các công chúa thời Đinh – Lê thương lui tới. Từng là nơi hoàng hậu Phất Ngân (vợ của vua Lý Công Uẩn) tu hành và tác hợp cho nhiều đôi lứa nên chùa Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng tại cố đô Hoa Lư và cũng là nơi nhiều người hiếm muộn đường con cái tìm đến để cầu tự.
Đăng bởi: Huệ Đỗ
Từ khoá: Đầu năm du xuân tại 6 đền, chùa nổi tiếng linh thiêng
Top 12 Lễ Hội Mùa Xuân Đặc Sắc Ở Miền Bắc
Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa và tâm linh đậm đà bản sắc dân tộc, thường được tổ chức sau mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Các lễ hội mùa xuân mỗi miền có đặc trưng riêng luôn thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tham quan.
1. Các lễ hội mùa xuân miền Bắc nổi tiếngDu xuân miền Bắc bạn nên một lần đến với những lễ hội mùa xuân nổi tiếng ở đây, vừa để cầu bình an, may mắn, vừa thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và khám phá phần nào cuộc sống của người dân miền Bắc.
1.1. Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội)Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng miền Bắc, kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Chùa Hương là quần thể văn hóa tâm linh lớn với hệ thống nhiều hang động, có sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo gồm đồi, núi, suối rừng, chùa, tháp…
Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Du xuân Chùa hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.
1.2. Lễ hội gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội)Đây là một trong những lễ hội lớn diễn ra tại trung tâm thành phố Hà Nội, được diễn ra vào ngày mùng 5 Tết. Từ sau ngày giải phóng Thủ Đô 10/10/1954, lễ hội gò Đống Đa được coi là quốc lễ.
Lễ hội nhằm tái hiện lại chiến thắng gò Đống Đa vang danh lịch sử và để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung. Bạn sẽ được chứng kiến các trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ và chứng kiến lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước.
1.3. Lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định)Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15 tháng Giêng hàng năm. Đây là lễ hội mùa xuân nổi tiếng Việt Nam để tri ân công đức của các vị vua Trần. Hội sẽ được bắt đầu với lễ khai ấn, diễn ra vào giờ Tý và ấn được phát tại 3 nhà: nhà trưng bày đền Trùng Hoa, nhà Giải Vũ và một điểm trong khu vực vườn cây thuộc đền Trần.
Lễ hội mùa xuân đền Trần những năm gần đây thu hút rất nhiều du khách thập phương với mong muốn một năm mới phát tài, thành đạt.
1.4. Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh)Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi tín ngưỡng tâm linh của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Yên Tử chính là nơi bắt nguồn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và cũng là trung tâm Phật Giáo Việt Nam.
Lễ hội Yên Tử sẽ bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm và kéo dài đến tận tháng 3 âm lịch. Du khách có thể tới Yên Tử để tham quan ngôi chùa bằng đồng ấn tượng nằm trên đỉnh núi và du xuân vãn cảnh, thưởng ngoạn tiết trời xuân và cầu bình an, may mắn cho cả năm thuận buồm xuôi gió.
1.5. Lễ hội chợ Viềng (Nam Định)Phiên chợ Viềng tại Nam Định nổi tiếng trong các lễ hội mùa xuân tại Việt Nam. Người ta đi chợ Viềng với mong muốn “mua may bán rủi”, dù không mang nhiều tính thương mại nhưng lại có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu may theo quan niệm truyền thống.
Lễ hội diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng Âm lịch và thu hút rất đông người dân, khách du lịch tới tham gia. Các mặt hàng tại chợ Viềng hết sức đa dạng, từ đồ ăn cho tới các vật dụng thôn quê quen thuộc như thúng, đơm, giỏ, đó, đòn gánh, cuốc xẻng… mỗi du khách có thể lựa chọn mua một thứ đồ yêu thích để lấy “may”.
Đặc biệt, chợ Viềng cũng gần ngay quần thể di tích Phủ Dầy nên du khách hoàn toàn có thể kết hợp để trải nghiệm hết nét văn hóa đặc biệt tại vùng đất Nam Định thân yêu.
1.6. Giỗ Tổ Hùng Vương (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)
Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất cả nước nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Lễ hội được tổ chức trong vòng 6 ngày từ mùng 5 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch. Nghi lễ sẽ gồm 2 phần chính gồm: Rước kiệu vua và lễ dâng hương. Ngoài ra, lễ hội cũng diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian hấp dẫn như: Hát xoan, đấu vật, kéo co, bơi…
2. Các lễ hội mùa xuân miền Trung đặc sắc 2.1. Lễ hội Đền vua Mai (Nam Đàn, Nghệ An)Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ đến vua Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, được sinh ra và lớn lên lại xã Đông Liệt (nay đã được đổi tên thành xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
2.2. Hội vật làng Sình (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế)Lễ hội vật truyền thống này mang đậm những nét văn hóa đặc sắc của cố đô Huế. Hội diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, sự tự tin, lòng dũng cảm đối với thế hệ thanh niên.
2.3. Lễ hội Cầu Ngư (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ)Lễ hội Cầu Ngư còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông, được xem là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của các ngư dân làng chài ven biển Nam Trung Bộ.
Nếu du xuân đầu năm, bạn có thể tham gia lễ hội để ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống cùng phong tục thờ cúng Cá Ông theo truyền thuyết dân gian. Lễ hội sẽ được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.
3. Các lễ hội mùa xuân ở miền Nam không thể bỏ qua 3.1. Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh)Với các tín đồ yêu thích du lịch mùa xuân thì không thể không biết lễ hội núi bà Đen nổi tiếng. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất miền Nam, bắt đầu diễn ra từ mùng 4 Tết và kéo dài suốt tháng Giêng. Tuy nhiên, bắt đầu từ chiều 30 tết cho đến hết tháng Giêng âm lịch thì du khách thập phương đã đổ về đây lễ báo rất đông.
Du khách có thể tới dâng hương, cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình và ngắm phong cảnh hùng vĩ, tận hưởng không khí nơi đền chùa thiêng liêng.
3.2. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (hội chùa Bà) bắt đầu từ ngày 13 tháng Giêng và diễn ra trong 3 ngày, mang đậm nét văn hóa độc đáo của vùng Đông Nam Bộ. Ở hội chùa Bà Thiên Hậu, người dân thường bày bàn cúng trước cửa vào đêm 13 tháng Giêng để chuẩn bị rước Bà vào sáng hôm sau.
Lễ rước Bà diễn ra vào ngày 14 theo nghi thức truyền thống. Bà được rước quanh phố cùng đoàn múa lân sư tử, cờ xí, rồng… Sau đó dân chúng khắp nơi đổ về thắp hương và cầu mong phúc lộc, bình an.
3.3. Lễ hội đền Đức Thánh Trần (TP.Hồ Chí Minh)Nhắc đến lễ hội mùa xuân đầu năm không thể không nhắc tới hội đền Đức Thánh Trần tại TP. Hồ Chí Minh. Đây được xem là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất của thành phố mang tên Bác.
Lễ hội được diễn ra từ ngày mùng 8 đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, để tri ân công đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, và cũng là dịp để giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ thanh niên kế cận tiếp bước.
4. Kinh nghiệm du lịch mùa xuân vào dịp lễ hộiDu xuân đầu năm dường như đã trở thành nét văn hóa tốt đẹp của người Việt, mọi người thường đến các chùa, đền linh thiêng để cầu mong cho năm mới gặp nhiều may mắn, có nhiều sức khỏe. Tuy nhiên để chuyến du lịch mùa xuân ấy được ý nghĩa và trọn vẹn nhất bạn hãy bỏ túi những kinh nghiệm hữu ích sau:
Có kế hoạch cho chuyến đi rõ ràng: Nếu bạn chỉ đi trong ngày thì không cần đặt phòng nghỉ. Trường hợp bạn có kế hoạch du lịch mùa xuân dài ngày nên chủ động đặt phòng, săn combo, voucher khách sạn, resort sớm vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp bạn lựa chọn được khách sạn ưng ý và phù hợp nhất.
Nên chuẩn bị một vài bộ trang phục lịch sự để mặc khi vào đền, chùa dâng hương nhằm tỏ lòng thành kính với Thần Phật. Ngoài ra, bạn nên mặc trang phục thoải mái vận động để dễ dàng tham gia các trò chơi hấp dẫn trong lễ hội.
Chú ý quan sát, bảo quản đồ đạc cá nhân, nhất là những vật có giá trị như: ví tiền, điện thoại… Vì lễ hội có rất đông người, người người chen chúc nhau dễ xảy ra trộm cắp, mất đồ.
Đăng bởi: Nguyễn Thủy
Từ khoá: Top 12 lễ hội mùa xuân ĐẶC SẮC ở miền Bắc – miền Trung – miền Nam
Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Lễ Chùa Đầu Năm
Lễ chùa đầu năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt nhưng đi lễ chùa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.
Bạn cần phải có ý thức tốt trong việc chuẩn bị và mặc trang phục sao cho phù hợp với môi trường của những nơi trang nghiêm như đền chùa, nó không chỉ cho thấy bạn là một người có văn hóa và giáo dục.
Chùa là nơi thờ Phật, du khách lưu ý khi chọn lễ: chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, xôi oản… tuyệt đối không mang lễ mặn, sống.
Nếu mang hoa thì nên chọn các loài hoa như huệ, cúc, sen, mẫu đơn… không chọn các loại hoa dại.
Khi sắp lễ không để vàng mã, tiền âm phủ lẫn tiền thật vào mâm lễ trên ban thờ Phật. Ở đình đền có thể đặt tiền âm phủ lên ban thần linh, Thánh Mẫu hay bàn thờ Đức Ông nhưng không để tiền thật.
Nếu ăn uống, hưởng lộc tại chùa nên công đức dù ít hay nhiều, để tiền vào hòm công đức.
Thắp hương ba nén để cầu phúc cho mình, sáu nén để cầu phúc cho con cháu, chín nén để cầu phúc cho cha mẹ ông bà, mười ba nén là công đức viên mãn, giới hạn cao nhất của số lượng hương dâng lên.
Không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lưng, hở nách. Phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam bảo bái Phật. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào Tam bảo.
Bước vào cửa chùa, khách nữ bước chân phải, khách nam bước chân trái, không nên giẫm vào bậc cửa hay đá vào cánh cửa.
Đôi khi đi viếng thăm đền chùa do một số lý do nào đó chúng ta lại vô tình quên mất thói quen đặt giày dép bên ngoài cửa chánh điện. Đó là một trong những điều kiêng kỵ nhất khi chúng ta viếng thăm những nơi linh thiêng như vậy.
Bạn chỉ nên thắp hương tại những âm thờ, đỉnh hương đặt ở bên ngoài khuôn viên nhà chùa. Hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì như thế có thể ảnh hưởng đến tượng Phật và pháp khí của chùa.
Không dùng miệng để thổi tắt hương: Hãy dùng tay phẩy nhẹ để thổi tắt lửa trên nhang hương thay vì dùng miệng. Theo quan niệm tâm linh, việc sử dụng miệng để thổi tắt nhang hương là thể hiện sự thiếu tôn kính với bề trên.
Không quỳ giữa điện Phật. Đây là sai lầm đa số người Việt mắc phải. Khi thắp nhang lễ Phật, bạn hãy đứng lệch sang một bên để hành lễ, vì vị trí giữa chánh điện thường là nơi dành cho các bậc trụ trì hoặc chư tăng trong chùa.
Khi đến chùa hành lễ, vãn cảnh không được tùy tiện quay phim và chụp ảnh quang cảnh trong chùa. Khi đứng khấn lạy nên đứng chếch sang một bên bàn thờ tuyệt đối không đứng đối diện với bàn thờ.
Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
Nguồn ảnh: Internet
Đăng bởi: Dũng Mạnh
Từ khoá: Những điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa đầu năm
Review 11 Điểm Leo Núi Hấp Dẫn Nhất Miền Bắc Năm 2023
Phanxipăng – Sa Pa
Được biết đến với cái tên “Nóc nhà Đông Dương” với độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Phanxipăng là một điểm tuyệt vời cho những bạn trẻ thích leo núi, ưa mạo hiểm. Là ngọn núi cao nhất Việt Nam thuộc dãy Hoàng Liên Sơn,đỉnh Phanxipăng hiện là điểm hẹn của nhiều nhà leo núi. Thời điểm thích hợp nhất để chinh phục nóc nhà Đông Dương là khoảng tháng 9 đến tháng 3, đường lên Phanxipăng đẹp nhất là khoảng cuối tháng 2, khi các laoif hoa rừng đua nhau khoe sắc bên các sườn núi.
Chinh phục đỉnh Phanxipăng
Mây trắng phủ kín trên đỉnh Phanxipang
Tả LiênNúi Tả Liên là tên gọi khác của núi Cổ Trâu, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Với độ cao 2.993m so với mặt nước biển, Tả Liên lọt top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Đến với ngọn núi này, bạn sẽ được đắm mình vào khung cảnh núi non hùng vĩ cùng với thảm thực vật rừng nguyên sinh của dãy Tả Liên Sơn.
Đường mòn lên núi Tả Liên đi qua những thửa ruộng bậc thang mênh mông
Khu rừng trở nên ma mị, huyền bí khi mặt trời tắt dần
Núi Yên Tử – Quảng NinhNgọn núi thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh ở độ cao 2000m, nơi được mệnh danh là cái nôi của Phật Giáo Việt Nam, núi Yên Tử là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử cùng hệ thống chùa triền mang đậm màu sắc Trúc Lâm Yên Tử rải lên tận đỉnh núi. Đến nơi đây, du khách không chỉ được hòa mình vào không gian của chốn thiền môn thanh tịnh, chiêm bái những mái chùa trầm mặc với thời gian giữa non thiêng hùng vĩ mà còn được tìm hiểu lịch sử dân tộc với những di tích được lưu lại trong các ngôi chùa.
Đỉnh núi Yên Tử
chùa Hoa Yên ở độ cao 516 m.
Tam Đảo – Vĩnh PhúcThuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một dãy núi có 3 đỉnh nhô lên trên biển mây Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ với đỉnh cao nhất 1591m so với mực nước biển. Tam Đảo là một địa điểm lý tưởng cho những ngày cuối tuần nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng không khí trong lành, cảm nhận rõ rệt khí hậu độc đáo 4 mùa trong một ngày và thả bộ trên những con đường dốc núi. Đến nơi đây bạn còn có dịp chiêm ngưỡng nhà thờ cổ Tam Đảo, công trình duy nhất còn lại theo lối kiến trúc từ thời pháp thuộc, chiêm bái ngôi đền truyền thuyết Bà chúa Thượng ngàn, ghé chân Thác bạc, Cổng trời cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của vùng đất này.
Tam Đảo còn được gọi là “Đà Lạt ở phía Bắc”
Những đỉnh núi sừng sững nhìn từ xa
PutalengNếu như Fansipan là “Nóc nhà của Đông Dương” thì Putaleng cũng không kém cạnh. Với độ cao 3.096m so với mực nước biển, Putaleng được người ta gọi với cái tên “Nóc nhà thứ hai của Đông Dương”.
Putaleng
Tà Chì NhùTà Chi Nhù cao 2.979m, tọa lạc tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; Tà Chì Nhù, thuộc khối núi Pù Luông của dãy Hoàng Liên Sơn.
Tuy khí hậu khắc nghiệt nhưng đây lại là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ.Thời điểm tháng 10, tháng 11 chính là thời điểm đẹp nhất trong năm tại Tà Chì Nhù. Đường chinh phục ngọn núi này cũng không kém Bạch Mộc Lương Tử, vì vậy luôn đòi hỏi phượt thủ có một tinh thần và sức khỏe dẻo dai.
Hành trình chinh phục Tà Chì Nhù được đánh giá là rất khó, đường rất dốc, mòn nhỏ, trơn, nhiều đoạn không tìm được chỗ bám nên bạn có thể phải bò. Gió trên núi giật mạnh nên một cây gậy để giữ thăng bằng là lời khuyên dành cho bạn. Khi leo núi nếu trời tối mà chưa đến nơi, đoàn của bạn tốt nhất là nên dừng lại, dựng lều và đốt lửa trại vì sương ở trong rừng rất độc, nếu đi thêm có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy đường dốc và khó nhưng nếu chinh phục thành công, chắc chắn bạn sẽ không khỏi hối hận vì cảnh quan hùng vĩ choáng ngợp
Bạch Mộc Lương TửBạch Mộc Lương Tử là ngọn núi cao thứ 4 ở Việt Nam. Mùa du lịch năm nay, Bạch Mộc Lương Tửđược đánh giá là ngọn núi có khả năng thu hút khá nhiều bạn trẻ tới thăm và khám phá.
Bạch Mộc Lương Tử nằm ở giữa hai tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu. Theo chia sẻ của nhiều phượt thủ, đây là ngọn núi rất khó leo và có địa hình, địa mạo hiểm trở. Ở đây rất trơn và dốc, nếu đi vào trời mưa, khả năng nguy hiểm sẽ rất cao vì vậy các bạn nên tìm hiểu kỹ thời tiết trước khi bắt đầu hành trình. Để chạm tới đỉnh Bạch Mộc Lương Tử, bạn phải trải qua một quãng đường dài 30km qua nhiều cảnh quan rừng tre rừng nứa, rừng gỗ lớn đến những vách đá cheo leo.
Tuy nhiên nếu chinh phục được ngọn núi này thì bạn đã đặt chân lên thiên đường mây hùng vĩ nhất nhì Tây Bắc. Đến đây, bạn sẽ được ngắm cảnh mây trắng xóa bồng bềnh trên núi Muối, một trải nghiệm tuyệt vời dành cho những ai yêu thích mạo hiểm.
Có những đoạn đường dốc, bạn phải ngồi thụp xuống để men theo con đường như thế này
Pu Si LungPu Si Lung xếp hàng thứ 3 sau Fansipan và Putaleng với độ cao 3.080m, thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Pu Si Lung đang trở thành địa danh thu hút nhiều bạn trẻ đam mê xê dịch và thích trải nghiệm cảm giác leo núi.
Tuy nhiên, đây lại là đỉnh núi khó chinh phục nhất vì hành trình lên đỉnh núi quá dài. Đây cũng là đỉnh núi hoang sơ và quyến rũ nhất trong số các đỉnh núi cao của Tây Bắc. Cho đến nay những đoàn phượt chạm tay được mốc này còn rất ít do địa hình trắc trở và khó xin được giấy phép.
Đường đến đỉnh núi vô cùng dài, với nhiều dốc cao dựng đứng, suối sâu và hành trình vượt rừng rất gian nan
Núi Hàm LợnNúi Hàm Lợn thuộc dãy Độc Tôn, Sóc Sơn, Hà Nội. Cách Hà Nội khoảng 40km, đi theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài. Khung cảnh núi non nên thơ với bãi cỏ trải dài và đồi thông xanh mướt khiến nơi đây trở thành điểm cắm trại lý tưởng. Khu vực núi Hàm Lợn cũng rất thích hợp cho những du khách ưa thích leo núi.
Du khách có thể cắm trại ở trên đỉnh Hàm Lợn hoặc ven hồ Núi Bàu. Ở đây cung cấp dịch vụ cho thuê trại và củi khô với giá khá rẻ. Nếu cắm trại qua đêm, vào buổi sáng sớm, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh thần tiên khi sương giăng mờ ảo trên mặt hồ.
Núi Hàm Lợn
Cắm trại trên núi Hàm Lợn
Tà XùaTà Xùa được coi là một địa điểm trekking khá hấp dẫn trong những năm trở lại đây và dự kiến thời gian tới, thiên đường này cũng thu hút khá nhiều phượt thủ và những bạn trẻ đam mê leo núi.
Dãy Tà Xùa hùng vĩ được hợp thành từ ba đỉnh với đặc trưng là “đầu rùa” và “sống lưng khủng long”, đường lên ở bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Đỉnh cao nhất cao 2.865m xếp thứ 10 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam.Dốc lên núi cao, đường khó đi và thường xuyên trơn trượt.
Thời điểm đẹp nhất để leo núi cũng như săn mây ở Tà Xùa là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đẹp nhất là vào tháng 1 khi thời tiết đang độ rét ngọt, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp để săn mây.
Trên đỉnh Tà Xùa
Lảo ThẩnLảo Thẩn được coi là “Nóc nhà của Y Tý” với độ cao 2.862m nằm tại thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là một trong những địa điểm được nhiều đoàn phượt tổ chức trekking nhất trong thời gian vừa qua. Núi Lảo Thẩn là một địa danh bí ẩn nằm trên vùng cao mây trời lộng gió. Không quá khắc nghiệt như Pu Si Lung hay Bạch Mộc Lương Tử, đường lên đỉnh núi cơ bản không quá phức tạp. Mặc dù là đường mòn nhưng nhiều lối rẽ nên bạn cần thuê những người dân bản địa dẫn đường để tránh bị lạc trong rừng.
Bên cạnh đó, trekking qua con đường mòn này bạn còn được bắt gặp vô vàn cảnh đẹp từ rừng cây, nương xanh cho đến cây cỏ đâm chồi và những núi đồi trập trùng. Tại các diễn đàn dành cho dân phượt, nhiều bạn trẻ đã bắt đầu “rục rịch” đặt lịch để tới đây vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau.
Thiên nhiên hùng vĩ tại Lảo Thẩn
Con đường mòn dẫn tới đỉnh núi Lảo Thẩn
Đăng bởi: Quách Hương Lan
Từ khoá: Review 11 Điểm leo núi hấp dẫn nhất miền Bắc năm 2023
Những Điểm Du Xuân 2023 Đẹp Nhất Từ Bắc Đến Nam
Mùa xuân là khởi đầu của mọi sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái, là thời điểm mang đến sự mới mẻ và đặc biệt cũng là mùa du lịch đẹp nhất. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn và gia đình cùng nhau thưởng thức không khí xuân tại những địa điểm du xuân Việt Nam tuyệt đẹp.
1. Thủ đô Hà Nội – Sắc xuân len hỏi 36 phố phườngĐến Hà Nội vào những ngày đầu xuân, đi dạo trên từng con phố tràn đầy sắc hoa đào và vẫn còn thoảng cái se lạnh của mùa đông sót lại, bạn sẽ cảm nhận được từng khoảnh khắc bình yên, dung dị và hiếm có của cuộc sống nơi đô thành sầm uất.
Đường phố vắng vẻ và sạch bóng hiếm thấy bóng người qua lại, cờ đỏ treo cao trên các khu nhà tập thể và các ngõ nhỏ xinh, người ta cười vui chúc nhau ngày Tết, nhà nhà quây quần bên bữa cơm gia đình ngày đầu năm mới…
2. Mộc Châu – Sơn La – hoa mơ, hoa mận nở trắng rừngYêu thích cái se se lạnh của mùa xuân thì đừng bỏ lỡ Mộc Châu để có cơ hội thưởng thức trọn vẹn hương vị xuân vùng cao mộc mạc đến lạ kỳ. Xuân Mộc Châu có khí hậu mát mẻ, nắng chan hòa nhè nhẹ trải vàng khắp bản làng, làm những màu hoa đào, hoa mận thêm sặc sỡ.
Những ngày Xuân sau Tết, cao nguyên Mộc Châu như nàng tiên vừa bừng dậy sau giấc ngủ, khoác trên mình váy áo mới được tạo nên bởi sắc đào hồng và mận trắng xen lẫn nhau khắp từ quốc lộ 6 đến tận các bản làng xa xôi.
3. Du xuân Hà Giang – mùa đá nở hoaNổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ cùng với những thửa ruộng bậc thang ngút tầm mắt, những cánh đồng hoa phủ tràn những quả đồi hòa quyện với bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao là những điều thu hút du khách khắp nơi đến với Hà Giang trong dịp du xuân sau tết.
Hà Giang đón xuân bằng màu hoa đào nhuộm hồng cả cao nguyên đá, đâu đó là những cành mận cũng bắt đầu bung nở khoe sắc trắng tinh khôi giữa nắng xuân ấm áp. Dù đã vào xuân, cánh đồng cải vàng ở Hà Giang vẫn còn nở rộ cùng điểm tô cho bức tranh những ngày đầu năm thêm bừng sáng.
4. Du xuân Yên Tử – Quảng Ninh cầu bình anNgày nay danh thắng Yên Tử là một điểm du lịch lễ hội nổi tiếng ở Quảng Ninh cũng như Miền Bắc, hàng năm cứ vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.
Du xuân tại Tràng An, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian nhuộm sắc xanh tươi mát của trời, nước và cây. Những con sông trong Tràng An chảy hiền hòa, ôm quanh những ngọn núi đá vôi tuyệt đẹp. Ngồi trên những con thuyền gỗ, du khách sẽ được dạo mình tham quan hết mọi thắng cảnh của khu di tích này.
6. Nét đẹp nhẹ nhàng, bình yên xuân xứ HuếĐến Huế vào mùa xuân có sợ buồn không? Bởi vì Huế là mảnh đất được xem là thong dong và chậm rãi. Con người Huế thường không quá vội vàng, cuộc sống cứ bình lặng chảy trôi như dòng Hương Giang thơ mộng. Thế nhưng, mùa xuân tìm đến Huế không phải là một gợi ý tồi. Bởi những lễ hội du xuân, những địa điểm vui chơi ở đây hẳn là sẽ khiến cho khoảng thời gian khởi đầu một năm của bạn trở nên ý nghĩa hơn.
Mùa xuân ở Huế rất đặc biệt, có cả màu hồng đào phơn phớt và cành mai vàng rực rỡ đẹp hơn cả nắng mai, xen lẫn là màu cúc đại đóa xinh tươi khắp các khu chợ. Huế vốn dĩ là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống nên đi đâu, người ta cũng cảm nhận rõ ràng không khí xuân đang lan tỏa. Đi bất cứ đâu trong xứ Huế trong dịp xuân này, người ta đều thấy rõ nét xuân từ mái đình cổ kính, đến con nước trên dòng Hương Giang.
8. Phú Quốc – Mùa biển đẹp nhấtTết đến xuân về là thời gian thiên đường biển Phú Quốc đẹp nhất. Mùa xuân trên Đảo Ngọc thật sự đáng để tận hưởng bởi thời tiết vào khoảng thời gian này là đẹp nhất trong năm. Cỏ cây xanh mướt, biển cũng rất xanh và nắng vàng nhẹ cùng với nhiều loại hải sản tươi ngon… có lẽ chẳng có gì thú vị bằng một chuyến du xuân nơi đây như một món quà đầu năm mà bạn tự tưởng thưởng cho mình và gia đình.
Đăng bởi: Ngô Nanù
Từ khoá: Những điểm du xuân 2023 đẹp nhất từ Bắc đến Nam
Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Điểm Lễ Chùa Du Xuân Miền Bắc Đầu Năm Mới 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!