Bạn đang xem bài viết Ăn Gì Khi Đến Vĩnh Long? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bánh xèo hến Cù lao Dài – Vĩnh LongCù lao Dài thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Món bánh xèo hến ở đây nổi tiếng mới lạ mà người dân địa phương vô cùng ưa thích. Nguyên liệu của món bánh xèo này rất khác biệt với bánh xèo thông thường. Bánh xèo có nhân là hến thay vì thịt heo bầm thông thường. Để món ăn thêm ngon có thể cho ít tôm những vị hến vẫn là đặc trưng. Song song đó, thay cho củ sắn là măng mạnh tông. Đây là loại măng to, non mềm và mọc nhiều ở khu vực này. Măng ăn thoạt đầu sẽ có vị đắng nhưng về sau sẽ ngọt, giòn rất ngon. Bên cạnh đó cũng không thể thiếu những loại rau rừng ở địa phương.
Bánh xèo hến Cù lao Dài – Vĩnh Long
Bánh xèo hến Cù lao Dài thích hợp nhất là ăn vài mùa mưa. Lúc này, măng mọc tươi tốt và cũng ngon hơn những mùa khác. Bánh xèo nóng hổi vừa mới đổ xong, cuốn cùng với rau xanh chấm nước mắm mặn mặn cay cay ăn giữa trời mưa lạnh thì đúng là hoàn hảo.
Bánh tét ba nhân – Vĩnh LongNếu như bánh chưng là đặc sản của miền Bắc thì đặc sản của miền Nam chính là bánh tét. Đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây, bánh tét được biến tấu nhiều kiểu khác nhau như: bánh tét Trà Cuôn, bánh tét lá cẩm Cần Thơ còn ở Vĩnh Long thì nổi tiếng với bánh tét ba nhân. Nói là chỉ có ba nhân tuy nhiên người chế biến có thể thêm vào đó nhiều loại nhân như chuối, dừa, đậu xanh, mỡ để cho bánh thêm phần độc đáo.
Bánh tét ba nhân – Vĩnh Long
Khi gói bánh tét, người ta dùng các nguyên liệu như dừa khô, chuối, đậu xanh cà, nếp dẻo thơm mỡ, lá chuối phơi khô, dây từ cọng lá chuối để buộc bánh. Khi gói xong, bánh được cho vào nồi nấu chín, tất cả các nguyên liệu hòa quyện vào nhau tạo nên vị ngọt lành khó quên của bánh tét ba nhân Vĩnh Long. Chắc chắn phải thử qua món bánh tét ba nhân tại Vĩnh Long nha.
Đuông dừa – Vĩnh LongĐuông dừa là loài ấu trùng sống trong cây dừa. Phần ngon và non nhất của cây dừa bị chúng chọn làm thức ăn đó là củ hũ dừa. Đây cũng chính là trái tim của dừa nên khi sự xuất hiện của đuông nếu không can thiệp kịp thời có thể bỏ cả cây. Phá hoại là vậy, thế nhưng đừng vội nghĩ đuông dừa là thứ bỏ đi. Đằng sau lớp da mềm nhũn hay ngọ nguậy đó là sự béo nguậy khó tả.
Đuông dừa – Vĩnh Long
Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Nhưng cứ nhắc đến miền Tây người ta lại nhớ đến món đuông nhún nước mắm. Những con đuông còn nguyên đầu đuôi đang bơi lội trong vị mặn có thể khiến nhiều người ghê sợ. Ấy thế mà cái vị béo bùi, ngọt lịm như lòng đỏ trứng gà lan tỏa dần trong miệng làm người ta say như điếu đổ. Ngoài ra, còn có đuông chiên, đuông nướng, đuông nấu cháo…món nào cũng thỏa lòng du khách thập phương.
Ve sầu – Vĩnh LongKhi cái nắng oi nồng của mùa hè xuất hiện cũng là lúc dàn đồng ca ve sầu bắt đầu râm ran. Không chỉ góp nhạc cho ngày hè ve sầu còn trở thành món đặc sản của Vĩnh Long nhiều năm trở lại đây.
Ve sầu – Vĩnh Long
Ve sầu dùng chế biến món ăn những con ở giai đoạn “ve sầu sữa”. Thời điểm này ve sầu vừa lột nên rất mềm và có màu xanh. Vì quá trình này diễn ra rất nhanh nên ngưòi bắt ve sầu phải canh chỉnh thời gian chính xác. Chỉ cần chậm một tí là cánh ve cứng lại ăn không ngon.
Để làm sạch người ta ngâm ve sầu bắt được qua nước muối, vặt cánh rồi chần sơ qua nước sôi. Ve sầu ngon nổi tiếng nhất là đem chiên giòn. Thịt ve sầu béo bùi, nguậy vừa phải nên không chóng ngán. Ve sầu chiên giòn ăn kèm với rau và nước mắm tỏi ớt là ngon nhất.
Ngày nay, ve sầu ở Vĩnh long có giá không hề rẻ. Thế nhưng độ ngon của nó luôn khiến người ta không tiếc tiền mà mua cho bằng được mớ ve sầu về nhà.
Lẩu gà nòi – Vĩnh LongMón đặc sản tiếp theo chính là lẩu gà nòi. Đây là món đặc sản ai cũng muốn thử khi đến Vĩnh Long. Giống gà này là loại gà thả vườn, ăn sâu bọ, thóc, gạo chứ không cho chúng ăn cám nên khi nấu thịt gà dai, thơm ngon, ngọt hơn loại bình thường.
Lẩu gà nòi – Vĩnh Long
Khi nấu lẩu gà nòi, người ta cho thêm những hạt đậu phộng vào nấu chung, bạn sẽ được thưởng thức cái hương vị bùi bùi, béo ngậy của đậu phộng. Rau tươi, xanh, sạch được đem vào làm đồ nhúng, rau được làm chín trong nồi nước lẩu với độ chín vừa phải, không quá cứng mà cũng không bị nát sẽ giúp bạn tận hưởng trọn vị của món ăn.
Lẩu cua đồng – Vĩnh LongLẩu cua đồng Vĩnh Long chưa bao giờ hết hot đối với du khách mỗi khi ghé đến, được mệnh danh là món ngon không thể chối từ. Cua thường được bắt ngoài đồng về nên rất chắc thịt và nhiều gạch, cho 1 nồi nước lẩu đúng vị.
Lẩu cua đồng – Vĩnh Long
Nồi lẩu của đồng gồm có cua, sườn bò, đậu hủ, rau, nấm hương dựa vào sở thích của mỗi người. Nồi lẩu được nấu sôi tỏa mùi hương thơm phức cùng với lớp gạch cua nổi lên trên khiến bạn không khỏi bồi hồi chờ đợi để được thưởng thức.
Ốc lác hấp lá gừng – Vĩnh LongLà một món ngon dân dã, ốc lác hấp lá gừng non không những dễ làm mà còn dễ dàng tìm nguyên liệu. Nếu bạn ngại tìm mua thì hãy chịu khó mò vớt trong mương vườn, trên ruộng là có ngay những rổ ốc lác loại bằng đầu ngón chân cái. Đem ngâm chúng trong nước vo gạo chừng vài tiếng đồng hồ, hoặc ngâm trong nước sạch chừng 24 giờ để ốc nhả cặn. Sau đó đem rửa sạch ốc rồi cho vào nồi luộc chín với ít lá sả, bưởi, ổi cho thơm.
Ốc lác hấp lá gừng – Vĩnh Long
Khi ốc chín thì vớt ra rổ, lau khô mình ốc. Lấy phần thịt ốc đem thái hạt lựu nhỏ và để riêng, còn thịt nạc vai thì băm nhuyễn, nấm rơm ngâm nở rồi cũng thái nhỏ. Riêng gừng một phần thái chỉ ngâm nước, phần còn lại giã nhỏ, với lá gừng thì cũng rửa sạch để ráo. Tiếp theo, bạn trộn thịt ốc với một chút nước gừng và các gia vị như hạt tiêu, bột ngọt, ớt băm nhỏ, nấm hương, nạc vai, bún tàu. Sau đó nhồi nhân cho dẻo rồi để ngấm chừng 10 phút.
Đặt lá gừng ngang miệng ốc, nhồi nhân vào bên trong sao cho đầy ngang miệng ốc, thoa đều mặt nhân cho mịn rồi mới xếp ốc vào lồng hấp cách thuỷ khoảng 15 phút là đủ. Khi ốc nhồi chín, bạn lấy ra bày vào đĩa, rắc gừng thái chỉ, ớt tỉa. Để ăn được cũng chưa dễ, cần phải cầm hai đầu lá gừng kéo thịt nhồi ra, ăn nóng chấm ốc nhồi với nước mắm chua cay để tận hưởng mùi thơm đặc trưng của ốc với lá gừng non, vừa lạ vừa ngon mà cũng hấp dẫn vô cùng.
Cá út nấu canh chua – Vĩnh LongThông thường khi nhắc đến du lịch miền tây người ta sẽ nghĩ đến món canh chua cá lóc truyền thống. Tuy nhiên bên cạnh đó, có nhiều loại cá khác nấu canh chua cũng rất ngon và cá út là một trong số đó. Cá út là loại cá sông, có kích thước nhỏ, con lớn nhất cũng không dài quá 15cm. Chúng thường sống thành từng bầy và xuất hiện nhiều sau tết. Ngày xưa, ở Vĩnh Long loại cá này khá nhiều nhưng ngày nay đã ít dần đi.
Cá út nấu canh chua – Vĩnh Long
Cá út nấu canh chua ngon nhất là nấu với rau muống. Canh chua cá út ngày xưa có hương vị ngon hơn vì người ta sử dụng rau muống mọc tự nhiên. Ngày nay dù vẫn là hương vị đó nhưng người ta vẫn thấy thiếu vì mất đi những sản vật tự nhiên. Bên cạnh rau muống còn có thêm cà chua và ít rau thơm. Nồi canh chua đơn giản chỉ có vậy nhưng từ hình thức đến mùi vị đều khiến người ta nhớ mãi.
Cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua – Vĩnh LongVới điều kiện có nhiều sông, rạch, mương nhỏ… nên cá cóc sinh trưởng ở Vĩnh Long khá tốt. Cá cóc phần lớn sống tự nhiên. Người dân địa phương cho biết loại cá này rất khó nuôi chính vì vậy mà giá trị của nó lại càng được nâng cao thêm.
C
Cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua – Vĩnh Long
ác cóc có nhiều cách chế biến khác nhau nhưng ngon nhất và cũng được nhiều người ưa chuộng nhất chính là món cá cóc kho nước dừa và nấu canh chua.
Với món cá cóc kho nước dừa, các sau khi làm sạch sẽ được ướp với nhiều nguyên liệu khác nhau như nước màu, tiêu, đường, muối , bột ngọt… Sau đó cho vào nước dừa và kho cho đến khi các chín mềm và nước dừa hơi sệt lại. Vì kho bằng nước dừa nên thịt cá đặc biệt ngọt và mềm hơn khi kho với nước dùng thông thường.
Phần đầu cá nếu nấu canh chua sẽ hoàn hảo hơn. Cũng là những loại rau đặc sản miền tây như bông súng, bông điên điển… kết hợp với đầu cá cóc sẽ tạo ra món canh chua vừa ngon lại vừa thanh đạm. Hai món trên thường được người dân địa phương sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày.
Cá lăng nấu ngót – Vĩnh LongVùng đất Vĩnh Long có một món ăn bình dân và đặc biệt dễ làm mang tên cá lăng nấu ngót. Bạn có thể ăn kèm cùng dưa leo, rau sống, ngó sen, dưa bồn bồn hay bông súng bóp dấm để chấm đều rất tuyệt vời. Thường cá lăng nấu ngót phù hợp nhất khi ăn nóng cùng cơm hoặc bún.
Cá lăng nấu ngót – Vĩnh Long
Để làm món cá lăng nấu ngót, đầu tiên bạn chọn mua cá lăng nghệ tươi, loại này có bán ở các chợ miền Tây, rửa sạch, cắt làm ba khúc (đầu, bụng, đuôi) riêng biệt rồi để ráo, sau đó ướp muối, tiêu khoảng 20 phút cho cá ngấm đều gia vị là được. Các loại cần tây, hành lá cũng rửa sạch, cắt khúc; riêng cà chua thì thái miếng nhỏ.
Tiếp đến, bạn bắc nồi lên bếp cho nóng, đổ dầu hoặc mỡ vào và phi hành củ. Tùy theo lượng người ăn mà bạn đổ nước lạnh vào nồi cho phù hợp, tránh nhiều quá sẽ làm nhạt canh, còn ít quá thì lại không đủ thưởng thức. Sau đó bạn đun thật sôi rồi thả cá đã tẩm ướp gia vị vào và nếm gia vị nước mắm, muối, bột ngọt vừa miệng.
Khi cá chín và sôi lại lần nữa thì bạn mới cho cà chua, cần tây vào vì chúng rất nhanh chín và dễ nát. Để đủ gia vị thì bạn nên vắt chanh để vị chua của chanh, kết hợp cùng vị ngọt của cá và các loại gia vị khác sẽ mang đến cho bạn một món ăn ngon miệng, mang đậm hương vị đồng quê.
Canh cá rô – Vĩnh LongNgoài những cách kho truyền thống như: nồi đất đặc trưng hay chiên nước mắm, cá rô còn được người ta nấu canh với bông so đũa. Chỉ cần 1kg bông so đũa và khoảng độ chục con cá rô cỡ nhỏ là đủ nấu thành nồi canh ngon hấp dẫn.
Canh cá rô – Vĩnh Long
Cá rô trước khi chế biến sẽ đánh vảy làm sạch, giữ lại những phần mỡ béo ở bụng. Nước canh được phi tỏi thơm nấu sôi, sau đó thả cá vào, đợi chín, cho thêm bông so đũa. Thêm các loại gia vị vừa ăn và thêm chút hành ngò, rau thơm là món ăn sẵn sàng để thưởng thức.
Cá tai tượng – Vĩnh LongNgon nhất và trở thành đặc sản cá nước ngọt ở đây là con cá tai tượng. Cá tai tượng có mặt khắp ĐBSCL. Nhưng không hiểu sao ở riêng Vĩnh Long nó lại ngon nhất – có lẽ là nhờ cách chế biến. Đặc biệt, món tai tượng chiên xù đã làm nên “danh phận” cho ẩm thực Vĩnh Long.
Cá tai tượng – Vĩnh Long
Đến bất kỳ điểm du lịch vườn nào ở cù lao An Bình, dù bữa ăn có nhiều “sơn hào hải vị”, bạn cũng vẫn “phải” được thưởng thức món tai tượng chiên xù. Món cá dọn ra bàn: con cá còn nguyên trạng, vàng ươm, để dựng đứng lưng trên bụng dưới gọn trên chiếc dĩa hình hột xoài xung quanh sắp bày các loại rau xanh tươi, thấy thích mắt.
Sau khi mãn nhãn, bạn hãy dùng đũa dẽ miếng cá tai tượng còn nóng hổi đặt vào lát bánh tráng mỏng tang rồi chậm rãi đặt thêm lên đó những ngọn rau thơm, rau quế, những sợi bún trắng tinh rồi gói lại sao cho từng ấy thức ăn được cuộn vào gọn ghẽ. Chấm cuốn hỗn hợp ấy vào chén nước mắm chua ngọt có màu hổ phách, cắn một miếng bạn sẽ “nghe” tiếng cá giòn rụm vỡ giữa chân răng. Rồi những sợi bún mềm mại, vị the của rau thơm lẫn với vị ngọt của cá, vị mặn mà chua ngọt của nước chấm ngấm vào thực quản.
Thoạt nhìn, những miếng vây lưng cá tưởng như rất cứng nhưng khi dùng thử, nhiều thực khách không khỏi ồ lên thích thú bởi miếng vây giòn rụm xen lẫn miếng thịt cá béo ngọt khi nhai. Chính vì vậy mà món cá tai tượng chiên xù lúc nào cũng được khách nước ngoài kêu “ồ” một cách thích thú khi nó được dọn lên bàn.
Cá kèo nướng ống sậy – Vĩnh LongVề miền sông nước còn có một loại cá nữa cũng rất nổi tiếng đó là cá kèo. Cá kèo là các sông có thể chế biến thành rất nhiều món ngon như cá kèo kho tiêu, cá kèo nấu canh chua, cá kèo nấu lẩu hay khô các kèo cũng rất được ưa chuộng. Và đặc sản Vĩnh Long từ cá kèo mà du khách nên thưởng thức nữa đó chính là cá kèo nướng ống sậy.
Cá kèo nướng ống sậy – Vĩnh Long
Để làm món ngon này người ta lựa chọn những con cá kèo còn sống, mập mập. Cá rửa sạch để nguyên con cho vào trong ống sậy sau đó mang đi nướng. Bạn cần lưu ý là phải nướng trên lửa than nhỏ. Dù tốn nhiều thời gian nướng hơn nhưng bù lại cá chín đều và không bị khét. Cá kèo nướng theo cách này sẽ giữ được độ chắc mềm của thịt, cùng với đó thịt cá không bị khô ăn rất ngon.
Cá cháy – Vĩnh LongKhi những ngọn gió chướng thổi qua làm rạo rực dòng sông Hậu bao la, thổi bung những bông xoài nhú quả xanh non cũng là lúc dòng sông xuất hiện từng đàn cá cháy. Cá cháy là đặc sản của riêng vùng đất nhỏ nằm bên sông Hậu, xã Tích Thiện (Trà ôn – Vĩnh Long), vùng gặp nhau giữa nước trong và nước lợ. Cá cháy nhiều xương nhưng thịt rất ngon. Cá cái có mang cặp trứng to chật cả khoang bụng, ăn rất bổ, béo.
Cá cháy – Vĩnh Long
Giống cá cháy thật lạ kỳ, vừa rời khỏi mặt nước đã vĩnh viễn từ giã cuộc đời, dù người ta có cẩn trọng thả nó ngay tức khắc trong lườn ghe đầy nước. Vì vậy, khi đánh bắt được mẻ lưới khấm khá phải mang ra chợ bán ngay. Muốn có cá ngon phải thức sớm trước khi mặt trời mọc. Những tiếng rao cá cháy vang vang trên sông xa đầy ắp sương mù như mời gọi. Ăn cá cháy có nhiều cách. Cá được kho mặn trên bếp lửa riu riu để xương cá mềm nhừ. Đây là món ăn dài ngày trong gia đình, thậm chí có thể làm quà tặng cho người thân ở nơi xa. Ngoài ra, có thể nấu canh chua với các loại rau thơm như bạc hà (dọc mùng), đậu bắp, giá, bông điên điển hoặc có thể rim cả con, bên dưới đáy nồi lót một lớp mía. Cá cháy cũng có thể dùng để nấu cháo. Cháo nấu nhừ, cho cá cháy nguyên con đã đánh sạch vẩy vào nồi, đun sôi cho đến khi cá chín, gắp ra gỡ thịt, bỏ xương. Cháo cá cháy thường ăn với rau tần ô (cải cúc), rau đắng đất, xà lách, chút lá gừng non xắt nhuyễn.
Món trứng cá cháy cũng rất hấp dẫn. Ai đã được ăn một lần trứng cá cháy sẽ nhớ mãi không quên. Ngoài vị béo không ngậy, hương vị thơm ngon khiến đã ngồi ăn thì không muốn đứng dậy. Gỏi cá cháy là món ăn cầu kỳ. Món này phải có đủ các thức rau ghém, rau thơm, chuối chát, khế chua để cuốn chung với thịt cá cháy, phải có nước chấm riêng biệt dành cho nó. Ngoài sự ngon lành bổ béo của trứng cá và thịt cá cháy, sẽ thú vị hơn nếu bạn được thưởng thức món xoài xanh băm nhỏ thả vào nồi canh cá đang sôi. Chất chua dìu dịu của trái xoài chưa kịp chín như đã ướp tẩm đầy hương thơm trong ngọn gió chướng, kích động mạnh mẽ vị giác, như tăng thêm độ hương nồng của miếng cá và chùm trứng.
Cá lóc nướng trui – Vĩnh LongCá lóc nướng trui không bao giờ để cá lên vĩ, bên dưới hừng hực than hồng, như nướng những thức ăn khác mà phải nướng lửa. Ngọn lửa rơm, nếu làm khác đi, miếng cá sẽ mất thơm, không còn hương vị cá nướng trui. Chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu xiên suốt từ miệng đến đuôi cá, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt.
Cá lóc nướng trui – Vĩnh Long
Cái khéo và tay nghề người nướng cá ở chỗ dù nướng bao nhiêu con, tất cả đều chín một lượt, vẫy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn chừng ấy người ta nhổ dần từng con cá cháy đem đặt vào dĩa, một tay giữ đầu cá, tay kia cằm đủa xẻ dọc lưng cá từ đầu xuống tận đuôi, tách đôi, trải ra, thịt cá trắng bóng, thơm lừng, nguyên bộ lòng cá được kéo ra, cho ngay vào tô nước mắm tỏi ớt dằm me chín, bên trong rổ rau tươi nhiều chủng loại, trước khi xẻ cá, dùng đôi đủa gạt nhẹ khắp mình con cá, những vẩy cháy rơi đi, còn lại làn da vàng lấm tấm đen và mùi thơm “không chịu nổi”.
Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon! Cái giỏi của người có tay nghề là rơm phủ chỉ có một lần. Rơm cháy vừa hết thì cá cùng vừa chín đến nơi. Quá chín thì cá hết ngọt, chưa chín tới cá nhão có mùi tanh, chất nhiều rơm cá khét, rơm thiếu cá sống khúc đầu, đốt thêm lửa, khúc giữa và khúc đuôi khô nước mất ngon.
Cá lóc nướng trui – Vĩnh Long
Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me. Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, dưa leo, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, đặc biệt các loại đọt non như đọt điều, đọt xoài, đọt cóc kèn ….
Miếng cá vừa thơm vừa ngọt, ăn cho đến da cá thì còn phải tốn thêm vài xị rượu đế làng quê, miếng da vừa giòn vừa thơm nếu bỏ đi là người chưa biết thưởng thức “cá lóc nướng trui”. Không phải lúc nào “Đệ nhất nướng trui” cũng được trang trọng giữa bàn tiệc trong nhà, đôi khi “cá lóc nướng trui” cũng bày ra ngay trên bờ đê giữa ruộng lúa vừa gặt xong. Vậy mà người thích “cá lóc nướng trui” lại khó quên kiểu ăn dân dã ấy, bởi vì nướng hơn chiên ở chỗ giữ được mùi thơm riêng biệt đáp ứng khẩu phần hạn chế dầu mỡ.
Tôm càng xanh – Vĩnh LongTôm càng xanh – Vĩnh Long
Tôm càng xanh tuy đã giảm nhưng vẫn có thể câu được trong kênh rạch ven bờ sông Hậu. Người dân ven bờ thường chất chà ở những “búng” hoặc những nơi có dòng nước chảy mạnh để bắt tôm càng xanh. Tôm càng ngon nhất là nướng tươi trên bếp than hồng. Đốt một lò than đước, đặt vỉ lên và gắp từng chú “tôm” cho lên vỉ trở đều. Mùi thơm của tôm nướng tỏa ra trong không gian đủ làm kích thích người ta tiết ra dịch vị. Khi nướng, những con tôm từ từ đổi sang màu hồng, rồi đỏ au, sau cùng sem sém lửa là lúc tôm đã chín. Bỏ vỏ, bỏ đầu, lõi tôm chắc nịch sẽ hiện ra. Bạn cứ thế cầm, chấm vào chén muối tiêu chanh rồi từ từ thưởng thức. Vị béo của gạch, vị ngọt của thịt tôm hòa với vị mặn của muối, vị cay của tiêu, vị chua của chanh lan tỏa nơi đầu lưỡi khiến bạn chỉ muốn… tôm đừng vơi đi.
Chuột đồng – Vĩnh LongThịt chuột đồng thơm phức trắng như thịt gà và mềm như thịt thỏ, vị của nó thật khó tả, ngọn đậm và thơm. Có lẽ món chuột gắp nướng hấp dẫn hơn cả vì giữ được vị ngọt thịt tươi và mùi thơm đặc trưng không hề lẫn lộn với bất kỳ loại thực phẩm nào. Cách chế biến món chuột nướng cũng đơn giản và nhanh, nên có thể gọi nó là “fast food đồng quê” cho những người sành điệu “chuột đồng 7 món”!
Chuột đồng – Vĩnh Long
Hằng năm, từ tháng 10 đến sa mưa (tháng 3 âm lịch) là mùa chuột đồng kiếm được nguồn thức ăn dồi dào nhất nên con nào cũng ú tròn, lông mượt vàng – cũng là mùa dân ruộng săn chuột đồng. Tháng chạp vào thu hoạch lúa mùa thường niên, dân gặt dùng cách cắt lúa xoay cù, rồi bao lưới dí bắt chuột. Khi đồng khô, dẫn chó đi đào hang săn bắt. Những đêm trăng sáng, trai tráng trong xóm rủ nhau ra bưng, lung, đìa (nơi có nhiều cỏ rậm rạp) giậm cù, đặt xà di bắt chuột. Thời bây giờ, khi đồng ruộng tăng vụ sản xuất, ngoài cách đơn giản là làm rập đất, rập lồng để bẫy chuột, người ta còn chế ra cách chất chà, đấp ụ đất để nhử bắt chuột…
Chuột chọn nướng phải còn sống, mập (nhiều mỡ). Sau khi giết, người ta phủ rơm lên thui lông chuột (rơm vừa đủ thui trụi lông và phải là rơm khô, thịt mới giữ mùi); sau đó cời than ra và cắt đầu, lột da, bóc bỏ bộ lòng (chỉ chừa gan). Móc bỏ bộ phận bài tiết và hạch ở bẹn của hai đùi sau và rửa sạch (phải làm thật kỹ, nếu không thịt sẽ khai và hôi mùi chuột). Dùng tre hoặc trúc chẻ que làm gắp nướng. Dưới sức nóng của than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo. Bạn không cần ướp gia vị nhưng mùi thơm của nó có thể lan xa… khắp xóm! Muốn ăn chuột nướng, bạn nhất thiết phải có rau răm (nó xoá mùi tanh, làm đậm mùi thơm của thịt). Bạn có thể thêm chuối chát, khế và các loại rau mùi khác. Tuy nhiên, không thể thiếu xoài sống: xoài cắt lát để ăn kèm với thịt. Bằm nhuyễn một ít xoài cho vào nước mắm trong loại ngon, thêm một chút ớt cay để làm nước chấm.
Chuột đồng – Vĩnh Long
Chuột đồng còn được người dân miền Tây đem đi quay, chuột quay lu ( hay nướng lu) là một món ăn rất ngon và dễ làm. Sau khi làm lông, chuột gài vào móc sắt, máng vào miệng lu mái đầm, đậy kín nắp. Những con chuột đồng làm sẵn béo ngậy được gài vào móc sắt, móc vào miệng lu mái đầm (lu ba vú), đậy kín nắp lại. Lu đặt trên lớp gạch tiểu cao khoảng 2 tấc trét đất sét thật kín, chừa một lỗ nhỏ để vô than.
Mỗi đợt quay khoảng 45 phút. Canh chừng 30 phút, giở nắp lu, trở bề chuột quay cho chín đều. Chừng 10 phút sau, mùi thịt đồng quê thơm lừng tỏa ra, khiến người khảnh ăn bụng dạ cũng “rạo rực”. Thịt chín tới, phết một lớp nước sốt khiến cả mặt trong và mặt ngoài trở nên bóng lưỡng, vàng tươm trước khi giao chuột quay cho khách. Mùa khô ở miền Tây oi nồng, nhưng sau cuộc đi săn, vào núp dưới bóng râm, dân ruộng thường khoái thưởng thức ngay món chuột nướng. Củi rơm sẵn, rau, trái sẵn trong bờ ruộng, mương vườn, món “fast food đồng quê” sẽ làm họ quên nhanh cảm giác nhọc nhằn. Với dân biết nhậu thì không thể thiếu một chút men cay khi bày ra món này.
Khoai lang mắm sống cuốn lá cách – Vĩnh LongKhoai lang mắm sống cuốn lá cách là món ăn có từ thời khẩn hoang ở Nam bộ, hiện còn tồn tại ở vùng chuyên canh khoai lang phía Bắc Quốc lộ 1A thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Khoai lang mắm sống cuốn lá cách – Vĩnh Long
Nằm sát bên dòng sông Hậu, vào mùa nước nổi, tôm cá hội tụ về, người dân ở đây tranh thủ đánh bắt, cá dư thừa làm khô, ủ mắm. Trong đó các loại mắm mà họ làm thì mắm cá trèn, cá linh, cá sặt… là đặc sản nổi tiếng của vùng này. Vào mùa thu hoạch khoai, bà con nông dân thường đem cả hũ mắm ra đồng. Khoai mới dỡ đem luộc cả nồi to tướng. Hái mấy trái dừa rám vỏ (dừa đã cứng vỏ nhưng chưa khô), lá cách, cùng mớ rau cải “quơ” ở quanh ruộng là đã thành một món ăn khoái khẩu trong giữa giờ lao động cho hàng chục người.
Khoai luộc xong bóc bỏ vỏ, cặp với một con mắm sống vàng ươm, thơm lừng, rắc dừa nạo lên cùng rau cải các thứ, thêm chút ớt, sau cùng gói bằng chiếc lá cách to. Món ăn này vừa có vị ngọt bùi của khoai lang, vừa có mùi vị mặn đậm đà của mắm (ngon nhất là mắm cá trèn sông Hậu), vị béo của cơm dừa nạo, vừa có mùi thơm đặc trưng của lá cách, rau vườn, tất cả hòa quyện thành một món ăn dân dã ngon khó tả. Cuộn khoai lang mắm sống lá cách này cứ liên tục được những người lao động vừa ăn vừa ca hát, nói cười rôm rả, thắm đượm tình làng nghĩa xóm. Dần dà món khoai lang mắm sống cuốn lá cách thành món ăn khai vị trong các bữa nhậu, tiệc tùng, đãi khách ở địa phương.
Hiện nay nhiều người ở thành thị sau khi dùng thử món ăn này đều cho rằng: khoai lang sau khi luộc, bóc vỏ nên xẻ thành từng miếng nhỏ; mắm lựa thứ ngon nhất; dừa nạo, rau cải các thứ cuốn lá cách cho đẹp rồi bày ra dĩa trông cũng “lịch sự” lắm chứ. Như thế món ngon dân dã này sẽ nghiễm nhiên có mặt tại các quán ăn, nhà hàng, trở thành món khoái khẩu cho những thực khách hâm mộ món ngon vật lạ.
Nấm mối – Vĩnh LongNấm mối là loại nấm mọc tự nhiên. Vào khoảng đầu mùa mưa tháng 6, nấm mối bắt đầu xuất hiện nhiều. Vì mọc tự nhiên nên loại nấm này khá sạch và an toàn. Người dân Vĩnh long rất ưa chuộng loại nấm này nên đã sáng tạo ra nhiều cách chế biến khác nhau.
Nấm mối – Vĩnh Long
Nấm mối xào với mướp hương là cách nấu phổ biến nhất. Bên cạnh đó người ta còn nấu cháo nấm, kho nấm, xào tỏi, xào thịt, nướng… Khi ăn bạn sẽ thấy nấm mối mềm mềm, dai dai rất vui miệng.
Thanh trà – Vĩnh LongThanh trà là loại trái cây khác thu hút không kém bưởi năm roi. Cứ nhìn những chùm quả tròn vàng ươm lúc tháng giêng, ba, khó người nào kìm lòng mà không mua vài ký.
Thanh trà – Vĩnh Long
Có hai loại thanh trà: chua và ngọt phục vụ khẩu vị từng người. Thanh trà chín chấm muối ớt chinh phục tất cả chị em phụ nữ như rất nhiều loại trái cây chua chua được ưa chuộng xưa nay.
Trong khi đó, món thanh trà dầm đường đá là nước giải khát hữu hiệu. Đang nóng nảy giữa tiết trời nắng mà có ly thanh trà thì mát thơm tận sâu cõi lòng và khoan khoái ngay lập tức. Thanh trà làm mứt tuy có lích kích nhưng cũng là món ăn chơi khác được yêu thích. Vừa đọc sách, vừa tám chuyện thỉnh thoảng nhón miếng mứt ngọt lịm quyến rũ thì thú biết mấy.
Bên cạnh đó, vị chua của thanh trà khác với me hay cơm mẻ là sự đổi món khi các bà nội trợ thích tăng vị cho món canh chua (cá lóc, cá ngát, tép…) hay kho cá (cá rô, cá bông lau…).
Đăng bởi: Nguyễn Quý
Từ khoá: Ăn gì khi đến Vĩnh Long?
Ăn Gì Khi Đến Hòa Bình?
Thịt trâu lá lồm – Hòa Bình
Thịt trâu nấu lá lồm không chỉ là món ăn đặc sản Hòa Bình mà còn là món ăn đặc sản của vùng Tây Bắc. Cái tên này nghe có vẻ lạ lẫm đối với những người chưa từng thưởng thức món ăn này. Vì lá lồm không phải ở nơi nào cũng có.
Thịt trâu lá lồm – Hòa Bình
Để nấu được món ăn này, cần mất khá nhiều thời gian và công đoạn khác nhau. Thịt trâu muốn mềm và thơm ngon đầu tiên phải được đem thui, cạo sạch sau đó đem bung. Khi miếng đã chín, người ta đem thái ra thành những miếng thịt nhỏ hơn sau đó cho vào nồi ninh thật kỹ. Lá lồm được thái nhỏ cùng với ớt sẽ được cho vào nồi cùng thịt trâu rồi nấu thật kỹ.
Thịt trâu được ninh lên thật nhừ cùng với vị chua chua của lá lồm và vị cay của ớt tạo nên món ăn hấp dẫn, khiến người ta ăn vào phải nhớ mãi không quên.
Thịt lợn muối chua – Hòa BìnhThịt lợn muối chua là món ăn truyền thống không thể thiếu của người Mường vào dịp lễ tết, tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Cũng vẫn là lợn, nhưng thịt lợn muối chua đem đến cho thực khách hương vị mới lạ bởi cách làm khá độc đáo.
Thịt lợn muối chua – Hòa Bình
Thịt lợn được thái miếng nhỏ, ướp với nhiều muối, giềng giã nhỏ, lá men rừng và rượu nếp cái. Để có được món thịt lợn muối chua ngon, người ta phải trộn thật đều tay, rồi xếp trong một chiếc bồ đã rải lớp gạo và muối rang nhỏ. Cứ một lớp thịt lại rải một lớp gạo muối rang và đậy kín nắp bồ bằng lá chuối, rồi để bồ thịt muối ở gác bếp hoặc cạnh bếp củi.
Chỉ một đến hai tuần, thịt sẽ được hòa quyện cùng lớp gạo muối rang thơm ngon. Khi ăn kèm cùng với lá húng, lá mít… thực khách sẽ cảm nhận được vị chua thanh, nhè nhẹ của lá men, vị bùi ngậy của miếng thịt, vị chát dịu đặc biệt của rau rừng.
Ngày nay, bạn chỉ cần tìm đến những khu du lịch hoặc các nhà hàng lớn là có thể được thưởng thức món ăn này mà không cần chờ đến những dịp lễ tết như trước. Mộ số địa chỉ ăn đặc sản thịt lợn muối chua Hòa Bình gợi ý cho bạn như: Khu du lịch Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình.
Thịt lợn mán thui luộc – Hòa BìnhBạn chắc chắn sẽ phải tiếc hùi hụi nếu đến Hòa Bình mà không thưởng thức món thịt lợn mán thui luộc này. Đây là món ăn được mệnh danh là đặc sản Hòa Bình ngon nhất.
Thịt lợn mán thui luộc – Hòa Bình
Lợn mán ở đây có thể nói là lợn “chạy bộ” được thả tự nhiên ở trong rừng. Vì thế, những con lợn tuy nhỏ và lâu lớn nhưng thịt ăn vào thơm ngon và chắc hơn hẳn so với thịt lợn nuôi nhà. Thịt lợn mán sau khi chế biến, làm sạch sẽ được đem đi thui để có lớp da vàng óng. Sau đó, thịt lợn sẽ được đem đi luộc chín sau đó thái mỏng và thưởng thức.
Lợn vừa được cạo lông vừa được thui nên phần da lợn ăn rất thơm mà không bị cứng. Miếng thịt lợn nóng hổi chấm thêm với thứ gia vị đặc trưng Tây Bắc sẽ làm bạn phải lưu luyến sau khi ăn xong món ăn này.
Cá nướng sông Đà – Hòa BìnhKhi đến với Hòa Bình nhiều du khách không thể không say đắm khi thưởng thức món cá nướng đồ mang hương vị rất riêng cho mảnh đất này. Đây là món ăn nổi tiếng khi nướng bằng loại cá sông Đà ngon nhất chắc thịt. Cá tự nhiên được bắt từ sông Đà, mang về sau khi làm sạch sơ qua và đem nướng trên than hồng.
Cá nướng sông Đà – Hòa Bình
Trước khi nướng, cá được xiên các que tre nhỏ từ miệng xuống dưới tận đuôi, rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá sau nướng được đặt lên trên lá chuối và rắc muối lên trên để gia vị có thể ngấm từ từ vào cá, đồ lên rồi mới ăn.
Sự kết hợp các vị của tre tươi, lá chuối, vị đậm đà của muối hòa quyện vào nhau làm cho món cá nướng thực sự hấp dẫn. Du khách khó mà quên được hương vị của vùng núi Tây Bắc, món này có thể kết hợp với món Cơm Lam sẽ rất tuyệt vời.
Cơm Lam – Hòa BìnhNhắc đến đặc sản Hòa Bình thì không ai không nghĩ đến món Cơm Lam là một trong những món được nấu theo công thức riêng của dân tộc Mường nên món cơm có hương vị đặc trưng thơm dẻo của nếp nương quyện cùng nước cốt dừa trong ống tre.
Cơm Lam – Hòa Bình
Không biết món cơm độc đáo này ra đời tư bao giờ, nhưng chỉ biết rằng người dân miền núi thường phải đi rừng vất vả , nhọc nhằn nên họ mang theo một chút gạo để khi đói có thể chặt ống tre, ống nứa bên đường để bỏ chút gạo và nước suổi để nướng những ống cơm ăn qua bữa.
Từ những thói quen bình dị, dân dã dễ làm của người xưa, thế mà giờ đây đã trở thành một món ăn đặc sản núi rừng- cơm lam.Món ăn này có ở rất nhiều nơi, đa số là các vùng dân cư của các dân tộc khác nhau nhưng ở Hòa Bình món cơm lam này vẫn đặc biệt hơn cả vì cơm được là từ gạo nương thơm lại dẻo nổi tiếng.
Ngày nay, để phục vụ cho nguồn du lịch , món cơm lam được làm có đôi chút khác so với hồi trước. Người ta không làm cơm lam để ăn cho qua bữa nữa mà để phục vụ cho du khách khi đến Hòa Bình có thể nếm được mùi vị của món cơm bình dân này.
Tuy cơm lam Hòa Bình khác hơn với món cơm lam của các dân tộc thiểu số khác nhưng thay vào đó là mùi thơm của dừa và nước cốt dừa, mùi của mía , của lá rừng Hòa Bình
Măng chua nấu thịt gà – Hòa BìnhỞ Hòa Bình, gà Lạc Sơn được coi là ngon nhất. Gà Lạc Sơn sống trên núi đá vôi, uống nước sông Bưởi nên thịt dai, thơm và lạ. Đây cũng là nguyên liệu lý tưởng để làm món đặc sản măng chua nấu thịt gà – món ngon Hòa Bình không thể bỏ qua.
Măng chua nấu thịt gà – Hòa Bình
Dưới cái se lạnh tiết trời thu đông, làn mưa phảng phất, ngồi quây quần bên mâm cơm cùng bà con dân tộc thưởng thức món măng chua nấu thịt gà – món ăn mang hương sắc văn hóa ẩm thực của núi rừng thì còn gì tuyệt vời bằng.
Thưởng thức măng chua nấu thịt gà, thực khách sẽ cảm nhận ngay được từng miếng thịt gà chín mềm hòa quyện cùng mùi thơm của hạt dổi và măng sẽ khiến bạn chỉ muốn ăn đến miếng cuối cùng. Hương vị canh chua thơm nhẹ sẽ khiến bạn ấn tượng không thể nào quên.
Rau rừng đồ – Hòa BìnhRau rừng đồ là món ăn dân dã, quen thuộc trong bữa ăn trưa, ăn tối hàng ngày của người Mường ở Hòa Bình. Từ chính những loại rau rừng dễ kiếm như: rau beo, rau tầm bóp, rau má, rau the hởi, hoa chuối, hoa đu đủ đực trắng… người dân tộc Mường ở Hòa Bình đã tạo nên một món ăn độc đáo, rất đỗi bình dị.
Rau rừng đồ – Hòa Bình
Rau rừng đồ được bà con Hòa Bình hái từ rừng mang về, rửa sạch rồi đem đồ khoảng 30 – 40 phút. Rau rừng đồ được ăn cùng một bát nước chấm lòng cá vàng thơm, béo ngậy. Nước chấm này được làm từ lòng cá xào cùng mỡ cá, khi chín sẽ có một màu vàng vô cùng đẹp mắt.
Chả rau đáu – Hòa BìnhChả rau đáu – Hòa Bình
Do nhu cầu muốn có một món ăn vừa có vị thanh mát, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe, người Mường đã sáng tạo ra món chả rau đáu. Sở dĩ nó trở thành món ăn quý là do lá rau đáu là một vị thuốc bổ rất khó trồng, mà chỉ mọc tự nhiên ở các khe suối vào thời tiết lạnh và ẩm ướt như mùa Xuân hay mùa Đông.
Điểm đặc biệt của chả rau đáu so với những món ăn khác đó là sự cẩn trọng từ khâu tìm kiếm nguyên liệu đến khâu chế biến. Để có được những lá rau đáu xanh tươi và đúng hương vị, người làm phải mất cả ngày trời tìm kiếm bên những khe suối trên rừng. Chính vì thế mà khách đến chơi nhà người Mường muốn thưởng thức món ăn này thì phải báo trước vài ngày để chủ nhà chuẩn bị.
Canh loóng chuối – Hòa BìnhNgười Mường có nhiều món ăn đậm đà dư vị được chế biến từ các loại cây lá trên rừng, bên ven suối hay trong vườn nhà như chả cuốn lá bưởi, rau đồ, canh lá nồm, cá lam… Trong đó, món canh loóng chuối là món ăn đặc sắc không thể thiếu được không chỉ trong bữa ăn hằng ngày mà còn hiện diện trong mâm cỗ lễ tết của người Mường.
Canh loóng chuối – Hòa Bình
Món canh loóng rất dễ chế biến và rất đơn giản về mặt nguyên liệu chứ không cầu kỳ như nhiều món ăn khác. Để chế biến được món ăn này, người Mường chuẩn bị các nguyên liệu, gia giảm như thân cây chuối gòng không quá non cũng không quá già, xương hoặc chân giò lợn mán, lá lốt, lá tía tô hái trên rừng hoặc trong vườn nhà, hạt dổi. Tất cả các nguyên liệu này đều dễ kiếm, đồng bào tự làm được, không phải đi mua, kể cả xương lợn mán cũng nuôi được nên rất tươi ngon.
Canh loóng khi nấu xong có màu trắng ngần của loóng chuối, màu xanh của lá lốt, màu tím của tía tô, màu lấm chấm đen của hạt dổi giã mịn. Tất cả hòa quyện làm nên bát canh đậm đà sắc màu dân tộc Mường. Khi ăn, canh loóng có vị ngọt của xương lợn mán, vị thơm ngọt và giòn của loóng chuối, vị thơm của lá lốt, vị cay nhẹ của hạt dổi. Nếu lần đầu thưởng thức, người ăn sẽ thấy rất lạ miệng và hấp dẫn.
Đồng bào Mường vùng Tây Bắc nấu canh loóng ăn hằng ngày như một món ăn rất bình dị, đơn sơ nhưng đậm đà dư vị. Canh loóng còn được đồng bào xem là một vị thuốc tốt cho sức khỏe con người. Từ bản thân các nguyên liệu như cây chuối, lá lốt, tía tô, hạt dổi, canh loóng giúp cơ thể được giải độc, tốt cho đại tràng, tiêu hóa, giải cảm, chống viêm nhiễm, giúp cầm máu…
Những dịp cưới hỏi, tết, người Mường cũng nấu canh loóng và trong mâm cơm dâng cúng thần linh, tổ tiên không thể thiếu món canh loóng như một sự tri ân của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Bánh uôi – Hòa BìnhBánh uôi – Hòa Bình
Bánh đoàn kết, bánh tình yêu, hay bánh uôi, là tên gọi cho một món ăn đặc trưng của người Mường ở Hòa Bình. Cứ vào các dịp lễ tết hay có một sự kiện quan trọng, thì trên mâm cúng của người Mường đều có loại bánh này.
Ngày nay, bánh uôi thường được làm vào các dịp lễ tết. Đặc biệt là trong tang ma của người Mường không thể thiếu được bánh này. Trong các dịp lễ tết hay những ngày lễ đại đoàn kết, người Mường cũng làm bánh uôi. Trong dịp Tết nguyên đán, ngoài việc để thờ cúng tổ tiên, người Mường còn dành bánh uôi chia cho gia súc hay nông cụ sản xuất.
Chả cuốn lá bưởi – Hòa BìnhChả cuốn lá bưởi – Hòa Bình
Chả cuốn lá bưởi là món ăn cổ truyền của người Mường. Món ăn có vị thơm đắng hơp với sở thích của người miền núi. Món ăn được sử dụng hàng ngày trong bữa ăn của gia đình, mùa đông thì tăng ấm; mùa hè thì tăng mát.
Chả cuốn lá bưởi của người Hòa Bình được làm từ những miếng thịt thái hình con chì nêm một chút nước mắm cùng hành khô rồi bọc lá bưởi và dùng kẹp tre nướng. Mỡ lợn xèo xèo trên than hồng làm dậy lên hương vị thịt thơm ngon phảng phất hương vị thiên nhiên từ lá bưởi, kẹp tre. Khi ăn sẽ cảm thấy vị ngon, vị đắng nhặng của lá bưởi, vị béo của thịt. Nên ăn chả cuốn lá bưởi khi còn nóng, để nguội sẽ không được ngon nữa.
Xôi nếp nương Mai Châu – Hòa BìnhHòa Bình – Tây Bắc có một món ăn đi vào những câu thơ thật đẹp: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Dịu dàng nhưng “quyến rũ”, như chính những người phụ nữ Thái làm ra nó vậy.
Xôi nếp nương Mai Châu – Hòa Bình
Mai Châu nằm “gọn gàng” trong một thung lũng hẹp. Với du khách, cái địa danh ấy gợi nhắc một bản người Thái làm du lịch hay một “địa chỉ bỏ túi” cho những người xê dịch tọ cảm hứng sáng tác ảnh nhiều hơn là “quê hương” của một loài lúa nổi tiếng ngàn năm. Truyền rằng, cái giống lúa một năm chỉ có một mùa ấy, ăn đất Tây Bắc, uống nước nguồn miền Tây, thai nghén trong gần 200 ngày trời mới cho thu hoạch.
Nếp xôi là món thay thế cơm phổ biến ở vùng cao Tây Bắc, Tiếng Thái gọi là “kháu càng nòi” – nghĩa là gạo dẻo thơm. Đến Mai Châu, thưởng thức được nếp xôi do chính phụ nữ Thái làm mới có thể cảm nhận hết vị ngon.
Người dân nơi đây thường nấu chúng mỗi khi lễ Tết, ngày hội xuống đồng, mừng lúa mới hay các dịp đặc biệt khác. Giờ đây, xôi nếp nương đã trở thành món ăn nhất-định phải-thưởng-thức của bất cứ vị khách nào khi đến với Mai Châu.
Đăng bởi: Liễu Nguyễn
Từ khoá: Ăn gì khi đến Hòa Bình?
Trường Thpt Hòa Ninh – Vĩnh Long
Trường THPT Hòa Ninh
4.5
/ 5
(8 đánh giá)
Trường THPT – Vĩnh Long
Địa chỉ:Hoà Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại:0270 3954 554
Giờ hoạt động:
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00
Chủ Nhật: Đóng cửa
Giới thiệu về Trường THPT Hòa Ninh
Giới thiệu chi tiếtTrường THPT Hòa Ninh là một trong những Trường THPT tại Vĩnh Long, có địa chỉ chính xác tại Hoà Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long.
Hotline chính thức của nhà trường là: 0270 3954 554. Đây là hotline tiếp nhận mọi phản ánh, cũng như tư vấn và giải đáp mọi câu hỏi thắc mắc của quý phụ huynh.
Mạng xã hộiNgoài ra đây là các trang mạng xã hội của nhà trường giúp bạn biết thêm các thông tin hoạt động mới nhất của trường.
THPT Hòa Ninh – Vĩnh Long – Facebook
THPT Hòa Ninh – Vĩnh Long, Vĩnh Long. 3,280 likes · 96 talking about this.
Hướng dẫn đi đến địa điểm Trường THPT Hòa Ninh
Thời gian làm việcKhám Phá Thêm:
Hướng dẫn cách tính diện tích hình chữ nhật lớp 4
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00
Chủ Nhật: Đóng cửa
Khoảng cách đi trong Vĩnh LongThành phố Vĩnh Long, Huyện Long Hồ và Huyện Mang Thít là 3 quận huyện gần nhất đến với Trường THPT Hòa Ninh. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo khoảng cách khác của quận huyện thuộc Vĩnh Long. Lưu ý thời gian đi dự kiến có thể sẽ thay đổi tuỳ vào tình hình giao thông.
Đi từ trung tâm Khoảng cách Xe máy Xe ô tô
Thị Xã Bình Minh 30.44 km 73 phút 61 phút
Huyện Bình Tân 30.27 km 73 phút 61 phút
Huyện Long Hồ 9.9 km 24 phút 20 phút
Huyện Mang Thít 14.02 km 34 phút 28 phút
Huyện Tam Bình 25.86 km 62 phút 52 phút
Huyện Trà Ôn 36.33 km 87 phút 73 phút
Thành Phố Vĩnh Long 3.75 km 14 phút 13 phút
Huyện Vũng Liêm 29.08 km 70 phút 58 phút
Liên hệ
Để đặt lịch hẹn hoặc liên hệ với Trường THPT Hòa Ninh bạn có thể gọi trực tiếp vào hotline của trường, đến trực tiếp địa chỉ hoặc truy cập vào website để biết thêm chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Hoà Ninh, Long Hồ, Vĩnh Long
Điện thoại: 0270 3954 554
Các trường khác trong khu vựcTrường THCS và THPT Trưng Vương
Khoảng cách: 5.95 km
3.9
(13)
Trường THCS và THPT
164 Đ. Phạm Hùng, Phường 9, Vĩnh Long
Trường THPT Phạm Hùng
Khoảng cách: 8.61 km
4.8
(16)
Trường THPT
QL53, Long Hồ, Vĩnh Long
Trường THCS và THPT Phú Quới
Khoảng cách: 15.6 km
4.9
(9)
Trường THCS và THPT
Phú Long, A, Phú Quới, Long Hồ, Vĩnh Long
Trường THCS và THPT Mỹ Phước
Khoảng cách: 12.07 km
4.8
(13)
Trường THCS và THPT
ĐT902, Mỹ Phước, Mang Thít, Vĩnh Long
Trường THCS và THPT Long Phú
Khoảng cách: 24.31 km
4.5
(26)
Trường THCS và THPT
ĐT905, Long Phú, Tam Bình, Vĩnh Long
Trường THCS và THPT Phan Văn Đáng
Khoảng cách: 21.96 km
5
(9)
Trường THCS và THPT
1706 QL53, Tân An Luông, Vũng Liêm, Vĩnh Long
Review Trường THPT Hòa Ninh có uy tín không?
Hotline chính thức của Trường THPT Hòa Ninh tại Vĩnh Long là 0270 3954 554. Quý phụ huynh có thể liên hệ hotline này để được giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh nhất. Nhà trường luôn hoan nghênh và trân trọng những ý kiến đánh giá, góp ý của quý phụ huynh để từng bước hoàn thiện và phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường và phụ huynh.
Review từ các trang báo và trang review uy tínTrong quá trình hoạt động, Trường THPT Hòa Ninh đã được các đơn vị chuyên môn, báo chí cũng như các trang mạng đánh giá uy tín tại:
Mã Khu vực và Mã Trường THPT Hòa Ninh – Huyện Long Hồ – Vĩnh Long …
Thông tin Mã trường, Mã khu vực, Mã tỉnh, Mã huyện, Mã Xã Trường THPT Hòa Ninh Huyện Long Hồ Vĩnh Long để bạn điền vào hồ sơ mẫu phiếu phiếu đăng ký dự thi THPT, phiếu đăng ký xét tuyển, thi tuyển …
Ngày 29/11/2023, đấu giá cho thuê mặt bằng căn tin tại Trường …
(BĐT) – Công ty Đấu giá hợp danh HCM Việt Nam thông báo bán đấu giá tài sản vào ngày 29/11/2023 do Trường THPT Hòa Ninh ủy quyền như sau:
Advertisement
Trường THPT Hòa Ninh – Tin tức tức online 24h về Trường THPT Hòa …
Tin tức, hình ảnh, video clip về Trường THPT Hòa Ninh mới nhất hiện nay, cập nhật tin tuc Truong THPT Hoa Ninh liên tục 24h trong ngày nhanh và đầy đủ nhất.
Review từ các websiteTrường THPT Hòa Ninh
Thông báo của trường. … Tin tức của trường. … Trường liên kết.
KẾT QUẢ Điểm thi vào lớp 10 trường THPT Hòa Ninh tỉnh Vĩnh Long …
26 thành viên và 35 khách. … 7285536.
Review Trường THPT Hòa Ninh
Trường Mầm Non Hựu Thành – Vĩnh Long
Trường Mầm Non Hựu Thành
0
/ 5
(0 đánh giá)
Trường mầm non – Vĩnh Long
Địa chỉ: Vĩnh Hòa, Trà Ôn, Vĩnh Long
Điện thoại:0270 3889 921
Giờ hoạt động:
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00
Chủ Nhật: Đóng cửa
Trường Mầm Non Hựu Thành là một trong những Trường mầm non tại Vĩnh Long, có địa chỉ chính xác tại Vĩnh Hòa, Trà Ôn, Vĩnh Long.
Hotline chính thức của nhà trường là: 0270 3889 921. Đây là hotline tiếp nhận mọi phản ánh, cũng như tư vấn và giải đáp mọi câu hỏi thắc mắc của quý phụ huynh.
Trường Mầm Non Hựu Thành – Mã số thuế 1501054350
Thông tin doanh nghiệp Trường Mầm Non Hựu Thành, Mã số thuế 1501054350, Địa chỉ: ấp Khu Phố – Xã Hựu Thành – Huyện Trà Ôn – Vĩnh Long
TRƯỜNG MẦM NON HỰU THÀNH, MST: 1501054350, địa chỉ: ấp Khu Phố, Xã Hựu Thành, Huyện Trà Ôn, Vĩnh Long, Giám đốc: Phạm Thị ánh Tuyết
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy: 08:00 đến 17:00
Chủ Nhật: Đóng cửa
Huyện Tam Bình, Huyện Trà Ôn và Huyện Vũng Liêm là 3 quận huyện gần nhất đến với Trường Mầm Non Hựu Thành. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo khoảng cách khác của quận huyện thuộc Vĩnh Long. Lưu ý thời gian đi dự kiến có thể sẽ thay đổi tuỳ vào tình hình giao thông.
Đi từ trung tâm Khoảng cách Xe máy Xe ô tô
Thị Xã Bình Minh 22.93 km 55 phút 46 phút
Huyện Bình Tân 30.36 km 73 phút 61 phút
Huyện Long Hồ 22.33 km 54 phút 45 phút
Huyện Mang Thít 21.96 km 53 phút 44 phút
Huyện Tam Bình 6.5 km 21 phút 18 phút
Huyện Trà Ôn 10.92 km 26 phút 22 phút
Thành Phố Vĩnh Long 29.6 km 71 phút 59 phút
Huyện Vũng Liêm 21.78 km 52 phút 44 phút
Để đặt lịch hẹn hoặc liên hệ với Trường Mầm Non Hựu Thành bạn có thể gọi trực tiếp vào hotline của trường, đến trực tiếp địa chỉ hoặc truy cập vào website để biết thêm chi tiết.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Vĩnh Hòa, Trà Ôn, Vĩnh Long
Điện thoại: 0270 3889 921
Trường Mầm non Tuổi Thơ
Khoảng cách: 30.87 km
3
(1)
Trường mầm non
QL54, Thành Đông, Bình Tân, Vĩnh Long
Trường mầm non Khu công nghiệp Hòa Phú
Khoảng cách: 22.31 km
5
(2)
Trường mầm non
Ấp Phước Yên, Long Hồ, Vĩnh Long
Trường mầm non Hoà Bình
Khoảng cách: 8.31 km
0
(0)
Trường mầm non
Hoà Bình, Trà Ôn, Vĩnh Long
Trường Mầm Non Sơn Ca Trường An
Khoảng cách: 31.09 km
0
(0)
Trường mầm non
Tân Quới Tây, Vĩnh Long
Trường Mầm non Huỳnh Kim Phụng
Khoảng cách: 29.21 km
4.5
(4)
Trường mầm non
116A Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Vĩnh Long
Trường Mầm Non 4
Khoảng cách: 28.96 km
0
(0)
Trường mầm non
80 Trần Phú, Phường 4, Tp. Vĩnh Long
Hotline chính thức của Trường Mầm Non Hựu Thành tại Vĩnh Long là 0270 3889 921. Quý phụ huynh có thể liên hệ hotline này để được giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh nhất. Nhà trường luôn hoan nghênh và trân trọng những ý kiến đánh giá, góp ý của quý phụ huynh để từng bước hoàn thiện và phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa nhà trường và phụ huynh.
Trong quá trình hoạt động, Trường Mầm Non Hựu Thành đã được các đơn vị chuyên môn, báo chí cũng như các trang mạng đánh giá uy tín tại:
Niềm vui nhỏ, hạnh phúc to – VnExpress
Trường học là nơi cô trò trường Mầm non Hựu Thành (Vĩnh Long) thỏa sức sáng tạo cùng làm ra nhiều đồ chơi mới.
Trẻ hào hứng uống sữa học đường – VnExpress
Học sinh Trường Mầm non Hựu Thành, Vĩnh Long uống sữa tại lớp nhằm hưởng ứng chương trình “Sữa học đường” của tỉnh.
Gói số 1: Thi công Cải tạo, nâng cấp Trường mầm non Hựu Thành …
Công ty TNHH MTV Tư vấn và Xây dựng Ngô Hùng, mời thầu Gói số 1: Thi công Cải tạo, nâng cấp Trường mầm non Hựu Thành, huyện Trà Ôn: Ngân sách tỉnh hỗ trợ
Advertisement
Trường Mầm non Hựu Thành
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Trường Mầm non Hựu Thành.
MST 1501054350 – Trường Mầm Non Hựu Thành – congty.biz
1501054350 đã cấp cho doanh nghiệp Trường Mầm Non Hựu Thành toạ lạc tại Vĩnh Long.
Thương Nhớ Những Món Đặc Sản Vĩnh Long
Cá lăng nấu canh chua
Du lịch miền Tây mà nhất là Vĩnh Long thì chắc chắn không thể bỏ qua món cá lăng nấu canh chua đầy hấp dẫn. Cá lăng có kích thước khá to, hình dạng khá giống cá ba sa và có rất nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Du lịch miền tây mà nhất là Vĩnh Long thì chắc chắn không thể bỏ qua món cá lăng nấu canh chua đầy hấp dẫn. Ảnh: hoangyenexpress
Loại cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon đặc trưng của ẩm thực miền Tây nhưng ngon nhất vẫn là nấu canh chua. Món đặc sản Vĩnh Long này không quá khó thực hiện mà nguyên liệu thì cũng đơn giản, chỉ cần một ít khóm, giá, cà chua, ớt,… và một số loại gia vị là đủ.
Món đặc sản Vĩnh Long này không quá khó thực hiện mà nguyên liệu thì cũng đơn giản. Ảnh: dauanranee
Thế nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách nêm nếm sao cho nồi canh phải có hương vị đậm đà và cân bằng giữa vị chua của đồ nấu và vị ngọt của cá, có như vậy thì mới chuẩn vị. Món này mà ăn cùng với với bún trắng hoặc dùng trong bữa cơm có cá kho tộ thì càng ngon.
Gợi ý địa chỉ: Nhà hàng Phương Thủy, 01 Phan Bội Châu, Phường 1, Vĩnh Long
Lẩu cua đồng
Không quá đậm đà như lẩu mắm, cũng không nổi tiếng như lẩu cá linh bông điên điển, nhưng lẩu cua đồng vẫn luôn là món ăn ngon được nhiều các tín đồ ẩm thực miền Tây cực kỳ ưa chuộng, trong đó có Vĩnh Long.
Lẩu cua đồng là món đặc sản Vĩnh Long thơm ngon. Ảnh: Lẩu Cua Đồng Long Vân
Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính tạo nên hương vị cho món đặc sản Vĩnh Long này chính là những con cua đồng nhỏ nhắn. Bên cạnh đó là các nguyên liệu khác thể là đậu hủ, tôm, sườn bò, nấm hương, và các loại rau mồng tơi, nấm,… để món ăn thêm bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Đúng như tên gọi, nguyên liệu chính tạo nên hương vị cho món đặc sản Vĩnh Long này chính là những con cua đồng. Ảnh: liberzy
Chỉ cần một nồi lẩu đậm đà vị cua đồng, vị hành hoa chưng gạch cua với phần nước dùng có màu nâu đậm được điểm xuyết thêm màu đỏ của cà chua, xanh non của hành lá, thoang thoảng hương thơm của ngò rí… cũng đủ khiến người ta phải thèm thuồng.
Gợi ý địa chỉ: Quán lẩu Tài Có, Hưng Đạo Vương, TP.Vĩnh Long
Cá kèo nướng ống sậy
Đặc sản miền Tây còn có một loại cá nữa cũng rất nổi tiếng đó là cá kèo. Từ loại cá này, người miền Tây có thể chế biến nên rất nhiều món ăn ngon như cá kèo kho tiêu, cá kèo nấu canh chua, cá kèo nấu lẩu hay khô cá kèo, nhưng đặc biệt phải kể đến món cá kèo nướng ống sậy, đặc sản Vĩnh Long cũng rất được ưa chuộng.
Cá kèo nướng ống sậy là đặc sản Vĩnh Long cũng rất được ưa chuộng. Ảnh: vietsea
Để món ăn này ngon thì phải lựa chọn những con cá kèo còn sống, mập tròn sau đó mang đi rửa sạch, để nguyên con cho vào trong ống sậy rồi mang đi nướng trên bếp than. Tuy nhiên, bạn phải nướng trên lửa than liu riu để cá chín đều và không bị khét. Tuy hơi mất thời gian nhưng nhờ vậy mà cá vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên, thịt mềm, không bị khô ăn rất ngon.
Cá tai tượng chiên xù
Cá tai tượng là một loại cá khá hiếm chính vì vậy mà nó nghiễm nhiên trở thành một món đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng. Cá tai tượng ăn ngon nhất là phải chiên xù rồi cuốn cùng với bánh tráng, rau sống, bún và chấm nước chấm chua chua cay cay.
Cá tai tượng là một loại cá khá hiếm chính vì vậy mà nó nghiễm nhiên trở thành một món đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng. Ảnh: ganhangrong
Để chế biến món ăn này không khó, cá sau khi làm sạch giữ nguyên vảy rồi cho vào chảo dầu nóng chiên đến khi chín. Nghe thì đơn giản nhưng công đoạn chiên đòi hỏi người đầu bếp phải có kinh nghiệm điều chỉnh lửa cũng như trở cá thường xuyên để lớp da bên ngoài vàng giòn không bị khét nhưng lớp thịt bên trong vẫn chín thơm.
Cá tai tượng ăn ngon nhất là phải chiên xù rồi cuốn cùng với bánh tráng, rau sống, bún và chấm nước chấm chua chua cay cay. Ảnh: quanngon138
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được cái giòn rụm của da cá, tươi xanh của rau và sau cùng là phần thịt cá chắc, mềm, thơm bên trong. Tất cả hoà trộn vào nhau tạo nên một món đặc sản Vĩnh Long đầy hấp dẫn khó thể nào cưỡng lại được.
Gợi ý địa chỉ: Quán hải sản Út Hằng ở số 43/60 đường Nguyễn Văn Thiệt, P.4, TP.Vĩnh Long
Khoai lang mắm sống cuốn lá cách
Khoai lang mắm sống cuốn lá cách là một trong những món món ăn dân dã có từ bao đời nay và trở thành một đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến vùng đất Vĩnh Long. Chỉ với những sản vật địa phương có sẵn như khoai lang, mắm sống miền Tây và rau rừng mà người dân nơi đây đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này.
Khoai lang mắm sống cuốn lá cách là một đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến vùng đất Vĩnh Long. Ảnh: vietliketravel
Đầu tiên, khoai lang sẽ được luộc chín đem xẻ ra từng miếng nhỏ, ngon nhất vẫn là chọn những củ khoai lang trắng cho vị béo bùi, thơm hơn các loại khác. Tất nhiên sẽ chẳng thể thiếu lá cách và một số loại rau thơm khác tùy khẩu vị của mỗi người, nếu có điều kiện thì có thể chuẩn bị thêm một đĩa thịt ba chỉ luộc và một đĩa cơm dừa để ăn kèm.
Chỉ với những sản vật địa phương có sẵn mà người dân nơi đây đã sáng tạo ra món ăn độc đáo này. Ảnh: genvita
Nhưng điểm nhấn của món ăn này phải kể đến là chén mắm sống ăn kèm. Thường người ta sẽ dùng mắm cá linh, cá sặc, ba khía… trộn cùng tỏi, chanh, ớt, gừng non và nêm nếm cho thật vừa miệng. Khi ăn, bạn dùng lá cách cuốn lấy từng miếng khoai lang, dừa nạo, rau thơm, chuối chát và chấm cùng mắm sẽ cảm thấy vị ngon khó tả khiến bạn chỉ muốn ăn thêm nữa.
Gợi ý địa chỉ: chợ Vĩnh Long
Chuột đồng nướng
Du lịch Vĩnh Long vào khoảng thời gian từ tháng 10 – tháng 3 Âm Lịch thì bạn nhất định đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món chuột đồng nướng ngon nức tiếng miền Tây này. Nếu lần đầu tiên nghe cái tên đặc sản Vĩnh Long ắt hẳn không mấy ai dám ăn nhưng khi đã nếm thử thì đảm bảo là bạn sẽ vô cùng ấn tượng với hương vị của nó.
Du lịch Vĩnh Long bạn nhất định đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món chuột đồng nướng ngon nức tiếng. Ảnh: hopvuive
Những con chuột đồng béo mập sau khi bắt về sẽ được làm sạch, bỏ da, bỏ ruột rồi đem ướp cùng sả, ớt, cùng nhiều gia vị khác. Sau đó mang đi nướng cho đến khi thịt chín vàng đều. Cuối cùng người ta sẽ chặt thịt ra từng khúc nhỏ và mang ra cho thực khách ăn kèm với với rau răm, chuối chát, khế,…
Đặc sản Vĩnh Long này khi ăn khá giống với thịt gà thả vườn. Ảnh: kenhnguoivinhlong
Đặc sản Vĩnh Long này khi ăn khá giống với thịt gà thả vườn dai dai, mềm mềm và có bị béo nên ăn chẳng hề bị ngán. Đặc biệt, nếu thưởng thức chuột đồng nướng chung với rượu nếp Tây thì càng chuẩn vị.
Gợi ý địa chỉ: Nhà hàng Đồng Khánh, số 49, Đường 2/9, Phường 1, TP Vĩnh Long
Bánh xèo hến Cù lao Dài
Bánh xèo hến Cù lao Dài là món ăn cực phổ biến và luôn được người dân Vĩnh Long ưa thích. Nguyên liệu của món bánh xèo này rất khác biệt với bánh xèo ở các vùng miền khác. Bánh xèo có nhân là hến trộn cùng với một ít tôm thay vì thịt heo bầm thông thường.
Bánh xèo hến Cù lao Dài là món ăn cực phổ biến và luôn được người dân Vĩnh Long ưa thích. Ảnh: dulichmientay
Bên cạnh đó, người ta còn cho thêm măng mạnh tông, ăn thoạt đầu sẽ có vị đắng nhưng về sau sẽ ngọt, giòn rất ngon và một số loại rau có sẵn ở địa phương như như lá cách, cát lồi, cải bẹ xanh, dấp cá…
Nguyên liệu của món bánh xèo này rất khác biệt với bánh xèo thông thường. Ảnh: innhat
Món đặc sản Vĩnh Long này thích hợp nhất là ăn vào mùa mưa. Lúc này, các loại rau mọc tươi tốt và cũng ngon hơn những mùa khác. Những chiếc bánh xèo nóng hổi vừa mới đổ xong, cuốn cùng với rau xanh chấm nước mắm mặn mặn cay cay ăn giữa trời mưa lạnh thì quả là tuyệt vời.
Gợi ý địa chỉ: Cù lao Dài, Vĩnh Long
Nấm mối
Trong danh sách những đặc sản của ẩm thực Vĩnh Long nổi tiếng còn có một loại đặc sản chỉ xuất hiện vào những ngày mưa đầu tháng 6, đó chính là nấm mối. Mỗi khi đến khoảng thời gian nấm mối bắt đầu mọc thì người dân ở Vĩnh Long lại đổ xô vào các cánh rừng để săn lùng loài nấm quý hiếm này.
Trong danh sách những đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng còn có một loại đặc sản đó chính là nấm mối. Ảnh: vneconomy
Với vị ngọt dịu tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, nấm mối làm được nhiều món ngon, bổ dưỡng như xào mỡ, um lá cách, làm nhân bánh xèo… Ngoài ra, món canh tập tàng nấu với nhiều loại rau ngót, rau má, rau dền, lá cách mà có thêm chút nấm mối thì không chê vào đâu được.
Với vị ngọt dịu tự nhiên, mùi thơm đặc trưng, nấm mối làm được nhiều món ngon, bổ dưỡng. Ảnh: himana
Lẩu gà nòi
Một nồi lẩu gà nòi ngon phải đạt tiêu chuẩn nước dùng trong, ngọt, thịt gà dai. Ảnh: lauganoi
Gợi ý địa chỉ: quán lẩu gà nòi Nhà Sàn, QL1A, Phường Tân Ngãi, TP Vĩnh Long.
Đăng bởi: Thúy -Nhân Mã
Từ khoá: Thương nhớ những món đặc sản Vĩnh Long – dân dã mà đầy hấp dẫn
10 Món Ăn Phải Thử Khi Đến Hội An
Hội An không chỉ là phố cổ, đèn lồng, mái nhà lợp ngói, bức tường vàng cũ. Hội An còn có những món ăn đặc trưng mà phải dành hẳn một ngày chưa chắc đã hết nổi.
Cao LầuĐầu tiên, món ăn kể đến phải là cao lầu. Cao lầu hay mì gỗ là món ăn mà bất kỳ du khách nào ghé phố cổ nhất định phải nếm thử một lần. Đây là tên gọi khác của một loại mì đặc biệt có màu vàng nâu. Món này ít nước dùng giống mì Quảng nhưng lại được ăn cùng giá trần, thịt xá xíu, bì lợn chiên giòn, tóp mỡ. Ngoài các thành phần trên, chủ quán còn cho thêm chút nước tương đặc biệt, bột thơm, rau sống. Thực khách chỉ cần trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện cùng nhau và bắt đầu ăn. Cao lầu có giá dao động từ 12.000 – 15.000 đồng.
Điểm nhấn của món ăn ày là phần nước sốt rim kèm với thịt xá xíu. Món này ăn kèm với các loại rau sống và tóp mỡ chiên giòn
Cao lầu Hội An
Bánh mìẤn tượng khó quên nhất của món ăn là vị chua thanh, ngọt nhẹ của nước sốt đặc chế.
Bánh mì Hội An
Mì QuảngSau khi lang thang từng con phố, bạn hãy dừng chân ở một tiệm ăn nhỏ để thưởng thức món mì Quảng trứ danh và làm dịu đi cơn đói đã bắt đầu “biểu tình”.Món này gồm mì gạo, tôm, thịt heo, gà, miếng bánh tráng nướng, rau sống và một chút nước dùng. Bạn nên trộn đều để tất cả các thành phần quyện đều với nhau. Khi ấy, sợi mì trở nên mềm ướt nhưng dai dai, ăn rất ngon. Những tô mì quảng ở đây có giá khoảng 12.000 – 15.000 đồng.
Mì Quảng không những là món ăn đặc biệt của Đà Nẵng mà nó còn là một trong nhiều món ăn nổi tiếng nhất ở Hội An, được khách du lịch yêu thích đến thưởng thức. Mì Quảng cũng tương tự như cao lầu, song sợi mì trong một tô mì Quảng thường mềm hơn. Khi ăn ta sẽ ăn kèm cùng thịt, tôm, trứng cút, bánh tráng nướng, rau sống. Bạn nên tìm đến những quán hàng ven đường để ăn mì Quảng, ẩm thực đường phố ở đó ngon tuyệt luôn nha. Vừa nhấm nháp cảm nhận hương vị của món ăn, bạn có thể thả hồn mình ngắm nhìn phố cổ Hội An thanh bình tươi đẹp. Các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món mì Quảng khi tới Hội An nha.
Một số địa chỉ có mì Quảng ngon là đường Trần Phú, khu Cẩm Hà, đường Thái Phiên.
Mì Quảng
Hoành thánhHoành thánh có ba dạng là súp, chiên và mì. Những loại này đều được ăn nhiều vào tầm giờ chiều để lót dạ trước khi thưởng thức các món chính.Nguyên liệu chính gồm bột mì, trứng gà và tôm. Bột sau khi đánh cùng trứng và ủ lên men được cán mỏng, cắt thành từng ô nhỏ làm vỏ bánh. Phần nhân gồm tôm ướp gia vị giã nhuyễn. Hoành thánh được chan một chút nước dùng thơm mùi dứa, cà chua và nấm rơm. Bạn sẽ được phục vụ kèm một đĩa rau cải xanh non. Đây chính là sự kết hợp đầy ăn ý của món ăn. Những tô hoành thánh thơm ngon với giá khá là bình dân chỉ khoảng 25.000 – 30.000 đồng.
Địa chỉ có hoành thánh ngon là Bà Triệu và Trần Phú
Hoành thánh chiên
Bánh ướt cuốn thịt nướngBánh ướt cuốn thịt nướng được bán nhiều nhất ở bờ sông Hoài. Đây là món vặt được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Một phần ăn đầy đủ gồm thịt xiên nướng. bánh ướt, rau sống và không thể thiếu loại nước chấm pha chế cầu kỳ.Thịt được nướng tại chỗ nên lúc nào cũng nóng và thơm. Khi đặt trong lớp bánh mỏng, thêm rau xanh mát, ăn cùng nước chấm sền sệt tạo ra vị ngon lạ miệng.
Ôi trời ơi, nghe cái tên thôi là đã muốn ăn rồi. Bánh cuốn thịt nướng là một trong những món ăn ngon nhất của phố cổ Hội An. Đây được xem là món ăn vặt hết sức quen thuộc và thơm ngon đối với người dân Hội An và cả những du khách từ nơi khác tới nữa. Sông Hòa thoáng mát mỗi buổi chiều về, bạn sẽ tìm được rất nhiều nơi có bán bánh cuốn thịt nướng cực ngon thu hút bao người. Không chỉ có người dân địa phương và các du khách trong nước yêu thích món ăn này mà ngay cả du khách quốc tế cũng rất là thích được thưởng thức một lần bánh cuốn cuộn thịt nướng đó nha. Một phần bánh cuốn thịt nướng đầy đủ sẽ gồm thịt xiên nướng, bánh ướt, rau sống và thể bỏ qua nước chấm được pha chế cầu kỳ theo công thức đặc trưng vô cùng đậm đà.
Bánh ướt cuốn thịt nướng
Bánh ướt cuốn thịt nướng
Cơm gà phố cổNgoài quán cơm gà bà Buội tại số 22 Phan Chu Trinh nổi tiếng, bạn còn có thể tới quán bà Nga cách đó một đoạn hay cô Hương ở đầu hẻm Sica
Cơm gà Bà Buội
Bánh TổBánh Tổ
Bánh Tổ
Bánh đập – hến xàoBánh đập – Hến xào là một trong những món ăn bạn phải thử khi đến với Hội An. Bánh đập có 2 lớp bên ngoài là lớp bánh giòn và ở bên trong là lớp bánh mỏng mềm dẻo, được phết thêm mỡ hành, bột tôm và thịt lên trên. Bánh đập khi ăn được chấm cùng với nước mắm nêm.
Ngoài ăn bánh đập riêng thì du khách cũng có thể ăn bánh đập kèm với hến xào. Đập một miếng bánh vừa dẻo vừa giòn xúc kèm một ít hến với hương vị đậm đà, cay cay, đậm đà thơm phức tạo nên một sụ kết hợp rất đặc trưng và có thể gây nghiện đối với người thưởng thức.
Bạn có thể thương thức món bánh đập tại 679 Hai Bà Trưng hay là quán Bánh đập bà già Hội An ở xã Cẩm Nam, quán ăn Có Ngay ở đường Nguyễn Tri Phương, đây đều là những quán ăn nổi tiếng và có nhiều du khách ghé đến thường xuyên để thưởng thức. và món ăn này cũng rất rẻ, chỉ từ 7.000-15.000 đồng là bạn có thể thưởng thức nó rồi đấy.
Bánh đập – hến xào
Bánh đập – hến xào
Bánh vạc Hội AnDu lịch Hội An thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua bánh vạc – một trong những món ngon đặc trưng của Phố cổ Hội An. Bánh Vạc được làm từ bột gạo, xay nhuyễn và cán thành những lớp bánh siêu mỏng, bên trong được gói với nhân thịt tôm và nấm mèo rồi đem đi hấp chín. Khi thưởng thức sẽ rắc lên trên một ít hành phi để tạo độ thơm khi ăn. bánh vạc khu ăn sẽ được chấm cùng với nước mắm chua ngọt, tất cả tạo nên sự đặc trưng của ẩm thực Hội An.
Những chiếc bánh vạc với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm kiếm và mộc mạc, dân dã nhưng thông qua sự tỉ mỉ của người làm bánh, chiếc bánh đã thể hiện được sự tinh túy trong ẩm thực và trở thành món ăn ngon, đặc trưng khi nếm thử khi đến với Hội An. Bạn có thể thưởng thức bánh vạc tại quán Bông Hồng Trắng tại 533 Hai Bà Trưng.
Bánh vạc Hội An
Bánh vạc Hội An
Các món chèSau khi đi ăn những món chính đặc trưng của phố cổ Hội An thì các bạn có thể thưởng thức các món chè để làm cân bằng lại hương vị trong khoang miệng. Ở Hội ăn Có rất nhiều loại chè như chè bắp, chè đậu đỏ, chè đậu ván, chè trôi nước,… nhưng đặc biệt nên nếm thử đó chính là chè thưng và chè bắp Cẩm Nam.
Chè thưng là chè được nấu từ khoai môn sáp và bột báng được nấu theo kiểu bắc, khi nấu bỏ thêm đường nâu, gừng và gạo nếp để tạo màu sắc và độ mịn màng, sánh quyện cho chè. Khi thưởng thức chè thưng bạn sẽ cảm nhận được sự ngọt nhẹ từ đường nâu rất tự nhiên, the the của gừng và sự beo béo của khoai môn sáp.
Chè bắp Cẩm Nam được được nấu từ các nguyên liệu như bắp, đường, bột năng. dể nấu được một nồi chè bắp ngon thì người nấu cần phải lựa những trái bắp non ở những vùng ven sông thì chất lượng đem dến sẽ tốt hơn, bắp sẽ dẻo, béo và thơm hơn, mang đặc trưng cua rvùng đất Hội An.
Các món chè
Các món chè
Đăng bởi: Phương Nguyễn Trọng
Từ khoá: 10 món ăn phải thử khi đến Hội An
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Gì Khi Đến Vĩnh Long? trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!