Bạn đang xem bài viết Cách Gieo Hạt Rau Muống, Tự Trồng Rau Muống Bằng Hạt Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây rau muống là cây rất phổ biến ở nước ta. Rau muống có thể dùng làm thực phẩm để làm nhiều món ăn và có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Cây rau muống có thể trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cách dâm cành. Nếu trồng bằng cách dâm cành, các bạn chỉ cần chọn các cây già vùi xuống đất trồng như bình thường là được. Còn nếu trồng bằng hạt rau muống thì các bạn có thể gieo hạt và 25 – 30 ngày sau có thể thu hoạch rau muống. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ hướng dẫn các bạn về cách gieo hạt rau muống để các bạn biết cách trồng rau muống tại nhà bằng hạt đơn giản, tiện lợi.
Hạt giống rau muốngHạt giống rau muốn có màu hung hoặc màu đen tùy loại. Hạt nhìn hơi dài và không có hình dáng cụ thể. Các bạn có thể hiểu quả rau muống có dạng nang tròn (hình tròn nhưng không tròn vo) bên trong chưa 4 hạt hoặc nhiều hơn. Các hạt này ghép lại với nhau sẽ tạo thành hình quả rau muống. Vì thế, hình dạng của hạt rau muống không giống nhau.
Hạt rau muống hiện được bán rất nhiều trên thị trường. Nếu các bạn mua theo cân (kg) thì khá rẻ chỉ khoảng 60 – 100 ngàn nhưng nếu mua theo gói nhỏ cũng không đắt. Nhiều shop bán hạt rau muống lẻ chỉ khoảng 5 – 10 ngàn đồng là được một gói khoảng 50 – 100 hạt. Các bạn sau khi mua hạt rau muống về hãy làm theo hướng dẫn gieo hạt trên bao bì để đảm bảo tỉ lệ hạt nẩy mầm được tốt nhất.
Cách gieo hạt rau muốngHạt rau muống rất dễ trồng và dễ gieo. Bạn có thể dùng hạt rau muống mới mua về gieo trực tiếp xuống đất sau đó tưới nước ngày 2 – 3 lần là hạt có thể nảy mầm. Cách này đơn giản dễ làm nhưng tỉ lệ nảy mầm thường chỉ đạt được khoảng 60%. Nếu muốn tỉ lệ nảy mầm cao hơn đạt 80 – 90% thì bạn cần ngâm và ủ hạt rau muống trước khi gieo. Cách làm cũng rất đơn giản:
Cách ngâm hạt giống rau muống
Ngâm hạt rau muống rất dễ, bạn hãy lấy một cái bát nhỏ, cho 2 phần nước sôi 3 phần nước lạnh rồi cho hạt rau muống vào ngâm. Khi ngâm nhớ dùng đĩa nắp nhựa đậy bát nước vào để nước không bị nguội đi nhanh chóng. Thời gian ngâm khoảng 4 tiếng thì vớt hạt rau muống ra.
Cách ủ hạt giống rau muống
Sau khi ngâm xong, các bạn cần ủ hạt rau muống để hạt nứt nanh. Cách ủ đơn giản là bạn lấy một cái khăn mặt ẩm bọc hạt rau muống lại sau đó để ủ như vậy trong khoảng 6 – 10 tiếng đến khi thấy hạt rau muống có dấu hiệu nứt vỏ (nứt nanh) thì mang ra gieo.
Cách gieo hạt rau muống đã nứt nanh
Khi hạt đã nứt vỏ các bạn mang ra gieo trong đất. Bạn có thể rải đều hạt rau muống sau đó phủ một lớp đất mỏng lên hoặc dúi hạt xuống dưới đất sau đó lấp lại đều được. Chú ý không nên gieo hạt rau muống quá dày sau này cây phát triển lên lại mất công tỉa bớt. Tất nhiên, nếu bạn muốn trồng rau muống mầm thì gieo dày một chút cũng không sao.
Về đất gieo rau muống, phần này NNO sẽ nói rõ hơn trong các bài viết về cách trồng rau muống. Tuy nhiên, cây rau muống không kén đất nên bạn dùng đất nào cũng được chỉ cần chú ý trước khi gieo hạt rau muống nên bón phân để cây sau khi nảy mầm có nhiều dinh dưỡng phát triển.
Tổng kết lại, có 2 cách gieo hạt rau muống là gieo hạt trực tiếp xuống đất hoặc ngâm ủ hạt cho nứt vỏ rồi mới gieo. Cách gieo hạt trực tiếp lâu nảy mầm hơn và tỉ lệ nảy mầm thường đạt khoảng 60%. Còn cách gieo hạt bằng phương pháp ngâm, ủ hạt trước khi gieo hơi mất công hơn chút nhưng nhanh nảy mầm hơn và tỉ lệ nảy mầm có thể đạt được 80 – 90%. Lời khuyên từ NNO là bạn hãy làm theo cách sau vì ngâm ủ hạt rau muống cũng rất đơn giảm mà lại cho tỉ lệ nảy mầm cao hơn hẳn.
Tác Hại Của Rau Muống, Ăn Rau Muống Có Tác Hại Gì
Tác hại của rau muống
1. Rau muống gây sẹo lồi
Bên trong rau muống có chứa những hợp chất kích thích tế bào gây sẹo. Nếu cơ thể không bị vết thương ở phần mềm thì sự kích thích này không có tác dụng. Nếu cơ thể bị vết thương ở phần mềm mà ăn nhiều rau muống sẽ khiến vết thương khi lành lai có sẹo lồi. Vì thế, mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo lồi sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bạn nào mà bị các vết thương hở thì nên tránh ăn rau muống nếu không muốn bị sẹo sau khi vết thương bình phục.
2. Tăng các triệu chứng đau nhức xương khớp
Mặc dù tây y không có nghiên cứu rõ ràng về vấn đề ảnh hưởng của rau muống đối với những người bị đau nhức xương khớp nhưng theo đông y thì rau muống sẽ khiến bệnh về xương khớp phát triển xấu hơn, tăng cảm giác đau nhức nếu ăn nhiều rau muống.
3. Ăn nhiều có thể gây đầy bụng, táo bón
Rau muống có chứa nhiều chất xơ, lượng chất xơ này giúp cơ thể chống táo bón, tiêu hóa dễ hơn, loại bỏ một phần cholesterol vào cơ thể. Dù vậy, nếu bạn ăn quá nhiều rau muống thì tác dụng lại ngược lại, lượng chất xơ quá nhiều trong cơ thể sẽ cản trở quá trình tiêu hóa khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí là táo bón.
4. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao
Theo nhiều nghiên cứu thì rau muống là loại rau đứng đầu trong danh sách các loại rau dễ bị ngộ độc thực phẩm nhất. Có rất nhiều bài báo nói đến việc rau muống được canh tác ở những khu vực nước tải, nước bẩn. Mà nước càng bẩn thì rau muống càng xanh tốt. Điều này nói lên dư lượng độc tố bên trong rau là rất lớn. Ngoài ra, rau muống cũng là loại rau được phun nhiều loại thuốc bảo quản thực vật nhất khiến loại rau này được đánh giá là loại rau có nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy khi rau muống được canh tác ở những khu vực ô nhiễm sẽ rất dễ nhiễm phải nhiều mầm bệnh và ký sinh trùng như sán Fasciolopsis buski. Nếu ăn rau muống chưa được nấu chín, tỉ lệ nhiễn các ký sinh trùng này là tương đối cao.
5. Giảm tác dụng của thuốc
Rau muống thực tế cũng là một vị thuốc trong đông y nên khi bạn đang điều trị bằng thuốc mà ăn rau muống thì ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nếu bạn đang điều trị bằng thuốc thì nên hỏi kỹ bác sĩ những loại thực phẩm nào nên ăn, không nên ăn để đảm bảo không làm mất tác dụng của thuốc.
6. Ăn rau muống khiến bệnh thương hàn nặng hơn
7. Tăng triệu chứng của Gout, sỏi thận
Một trong các thức ăn mà người bị gout (gút) cần kiêng chính là rau muống. Khi ăn rau muống cơ thể sẽ sinh ra nhiều axit uric hơn khiến người bị bệnh gout cảm thấy đau đớn, khó chịu hơn. Bên cạnh đó, ăn rau muống cũng khiến bổ sung một lượng tương đối canxi oxalat là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Nếu bạn đang bị sỏi thận hoặc các vấn đề về thận thì nên hạn chế ăn rau muống.
Những lưu ý quan trọng khi ăn rau muống
Người bị gout, sỏi thận, thương hàn, xương khớp hay đang dùng thuốc thì nên hạn chế ăn rau muống.
Khi ăn rau muống không nên ăn sống mà cần phải nấu chín trước khi ăn để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Khi làm chín rau muống mà phát hiện có mùi hoặc màu lạ thì không nên ăn vì có thể rau muống vẫn còn tồn dư khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật hay các chất ô nhiễm.
Nên mua rau muống ở những nơi bán đảm bảo như trong các siêu thị.
Khi bị các vết thương hở thì không nên ăn rau muống vì nó sẽ kích thích sẹo lồi sau khi vết thương lành.
Những Loại Hạt Giống Rau Cải Dễ Trồng, Năng Suất Cao
Các loại hạt giống rau cải
1. Hạt giống cải bẹ dưaCải bẹ dưa được trồng từ hạt giống rau cải bẹ dưa. Nó là nhóm rau cải chịu nhiệt tốt, có thể trồng được quanh năm. Nên trồng vào vụ đông xuân từ tháng 8 đến tháng 11 sẽ cho năng suất cao nhất. Sau khi gieo trồng hạt giống cải bẹ dưa tầm 30 – 35 ngày sẽ được thu hoạch.
Vậy là chỉ cần để tâm chăm sóc một chút là các bạn đã có cho mình và gia đình rau sạch để ăn. Không còn nỗi lo sợ thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường như hiện nay. Rất tiện lợi và đơn giản.
Cải bẹ dưa có thân bẹ to, dày và trắng. Rau này dùng để muối dưa ăn ăn cực bùi và ngon. Cải bẹ hơi đắng, cũng có thể dùng để nấu canh. Món ngon từ cải bẹ muối như: cá chép om dưa, canh chua dưa bò, canh sườn nấu dưa chua, dưa chua xào thịt bò, dưa chua xào lòng lợn…
Cải bẹ dưa
2. Hạt giống cải bẹ mào gàCải bẹ mào gà là một trong những loại rau cải được đánh giá về năng suất cao đứng đầu trong các loại rau cải. Bạn hoàn toàn có thể mua hạt giống rau cải bẹ mào gà về tự tay gieo trồng ăn nửa năm mà không hết.
Không khó để thấy, cải mào gà là loại trồng một lần mà thu được nhiều lần, năng suất và thời gian chăm sóc ít. Thuận lợi cho những người mới tập trồng rau.
Hiện nay người tiêu dùng ở các thành phố, đô thị, diện tích nhỏ, hẹp mọi người luôn phải tận dụng tối đa diện tích và thời gian. Còn gì tuyệt vời hơn khi có những loại rau đáp ứng được đầy đủ dù trong điều kiện đất trồng nhỏ hẹp.
Rau cải bẹ mào gà trồng được quanh năm, với vụ chính là đông xuân. Sau khi gieo hạt giống rau cải bẹ mào gà được 25 – 35 ngày thi cho thu hoạch.
CбєЈi bбє№ mГ o gГ
3. Rau cải bó xôiTheo phân tích: 1 bát rau cải bó xôi luộc cung cấp khoảng 294,8% lượng vitamin 1 và 29.4% vitamin C mà bạn cần hàng ngày. Vitamin C có trong cải bó xôi hoạt động như một chất chống oxy hóa có thể làm hòa tan trong nước, chất còn có thể làm giảm nguy cơ gây ra rất nhiều bệnh tật.
Cải bó xôi có nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Trong đó có sắt bổ máu; vitamin A tốt cho mắt và tăng cường sức đề kháng; Canxi và Vitamin K tốt cho răng và xương; Vitamin E, C và Arotenoid có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể chống lại các tế bào ác tính. Ngoài ra còn chứa vitamin D và một lượng axit béo thực vật Omega 3 dồi dào.
Cải bó xôi được trồng bằng hạt giống đem lại năng suất cao và được trồng quanh năm rất tiện lợi. Kỹ thuật trồng hạt giống cải bó xôi trong thùng xốp là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay, nhất là các gia đình ở thành phố. Tự trồng rau cải bó xôi tại nhà cũng đồng thời mang nguồn rau sạch cực tốt cho trẻ ăn dặm.
Tham khảo cách trồng rau cải bó xôi đơn giản tại nhà ở đây.
Rau cải bó xôi
4. Hạt giống rau cải cúcCải cúc là giống rau sạch thích hợp trồng tại nhà. So với những loại cải khác thì cải cúc dễ trồng hơn vì nó là dạng thân thảo. Loại rau này cực dễ ăn, lá màu xanh mướt đẹp và thường được sử dụng để nhúng ăn trong các món lẩu hoặc nấu canh nhiều hơn.
Hạt giống rau cải cúc nếp trồng quanh năm nhưng chủ yếu vẫn được mọi người trồng vào vụ đông xuân và vụ hè thu. Trước khi đem gieo hạt thì cần ngâm hạt giống. Giống cải cúc này ngắn ngày nên chỉ khoảng 30 – 40 ngày là bạn đã có thể thu hoạch rồi.
Tham khảo cách trồng rau cải cúc đơn giản, tại nhà ở đây.
Rau cải cúc
Topcachlam
Đăng bởi: Vũ Hà Nhi
Từ khoá: Những loại hạt giống rau cải dễ trồng, năng suất cao
Cách Trồng Rau Mồng Tơi Trong Thùng Xốp Đơn Giản Tại Nhà
Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt giống Chuẩn bị dụng cụ
1 thùng xốp
Đất mùn
1 túi hạt giống mồng tơi
Các bước trồng rau mồng tơiBước 1 Chuẩn bị đất
Bạn nên trộn phân hữu cơ vào đất để đất có nhiều chất dinh dưỡng hơn rồi sau đó cho đất từ từ vào thùng xốp và xới đều. Đồng thời, bạn cần tưới ẩm đất trước khi gieo hạt.
Bước 2 Gieo hạt
Về hạt giống thì bạn chọn những hạt giống có thương hiệu, hạt giống to và không có sâu bệnh. Sau đó, bạn gieo trực tiếp lên bề mặt đất trồng đã chuẩn bị rồi phủ thêm một lớp trấu để giữ hạt.
Bước 3 Chăm sóc
Sau khi gieo hạt thì mỗi ngày bạn tưới nước một lần vì nếu để đất khô thì cây sẽ nảy mầm không đều và sau 5 ngày thì cây rau mồng tơi đã bắt đầu nảy mầm.
Để cây mồng tơi được phát triển tốt, khỏe và xanh mướt thì bạn nên để mồng tơi ở nơi nhiều nắng. Và sau 10 ngày thì bạn có thể tỉa cây ra từng chậu riêng để trồng.
Đồng thời, sau 15 ngày thì bạn có thể dùng phân đạm để bón trực tiếp vào đất để cây phát triển nhanh hơn.
Vào mùa nắng bạn tưới cây 2 lần/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho đất và mùa mưa thì nên tưới cây 1 lần/ngày để hạn chế việc úng cây. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra rau mồng tơi để loại bỏ những lá vàng hay úng để tránh tình trạng lây lan.
Điều đặc biệt, trước khi thu hoạch rau từ 7 – 10 ngày thì bạn không nên bón phân đạm để lượng nitrat trong rau mồng tơi không quá cao.
Thành phẩmNhững cây mồng tơi được trồng, chăm sóc cẩn thận nên mồng tơi khỏe mạnh, xanh mướt mắt với những chiếc lá to, nguyên vẹn không bị vàng hay sâu bệnh.
Cách trồng rau mồng tơi bằng cây con Chuẩn bị dụng cụ
1 thùng xốp
Đất mùn
Cây mồng tơi con
Các bước trồng rau mồng tơiBước 1 Chuẩn bị đất
Bạn chọn phần đất có thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha với độ pH từ 6.0 đến 6.7 và sau đó cho từ từ vào thùng xốp và xới đều đất. Đồng thời, bạn cần tưới ẩm đất trước khi gieo hạt.
Bước 2 Trồng cây con
Về cây con thì bạn chọn những cây con khỏe, xanh tươi và không bị sâu bệnh. Sau đó, bạn đào hố và trồng cây con trực tiếp vào đất đã chuẩn bị với khoảng cách 20cm x 20cm/cây. Tiếp đến, thì bạn cần phủ thêm một lớp đất mỏng để cây được vững hơn.
Bước 3 Chăm sóc
Vào mùa nắng thì bạn tưới khoảng 2 lần/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho cây, còn mùa mưa thì hạn chế tưới nước vì tránh gây hiện tượng ngập úng.
Về phân bón thì bạn dùng phân hữu cơ trộn với phân lân và bón theo luống. Và trước khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày thì không nên bón phân để lượng nitrat trong mồng tơi không quá cao.
Advertisement
Bạn nên thường xuyên kiểm tra cây để bắt những loại sâu tơ, sâu xanh và ngắt bỏ những lá vàng, lá úng.
Thành phẩmNhững cây mồng tơi được trồng tươi tốt, khỏe mạnh với một màu xanh mướt. Sau khoảng 10 ngày thì bạn đã có thể thu hoạch được rau mồng tơi.
Cách Nấu Chè Khúc Bạch Bằng Bột Rau Câu Thơm Ngon Tại Nhà
Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu
Nguyên liệu nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu
Bột rau câu dẻo: 1 gói 10g
Kem sữa tươi: 500ml
Sữa tươi không đường: 500ml
Đường cát trắng: 100g
Đường phèn: 300g
Bột trà xanh: 5g
Trái vải tươi: 20 trái
Hạnh nhân cắt lát: 10g
Nguyên liệu nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu
Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu thơm ngon tại nhà
Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu thơm ngon tại nhà được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hạnh nhân cắt lát đem rang trên chảo nóng cho tới chuyển màu vàng và có độ giòn nhất định.
Vải tươi lột vỏ tách hạt, khéo léo tách hạt để trái vải đẹp mắt.
Nếu không có vải tươi bạn có thể thay thế bằng vải đóng hộp hoặc nhãn tươi, nhãn đóng hộp
Bước 2: Làm khúc bạch
Cho sữa tươi, kem sữa cùng đường cát trắng và bột rau câu dẻo vào một cái nồi lớn, khuấy đều tay cho hỗn hợp tan đều.
Bắc nồi lên bếp đun với lửa nhỏ cho nóng và khuấy đều tay rồi tắt bếp, không cần đun sôi.
Đổ hỗn hợp ra khuôn hình chữ nhật, khi nguội bớt thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để hỗn hợp đông lại. Cách làm khúc bạch gần giống với cách làm rau câu thông thường.
Lưu ý: Bạn có thể làm ra nhiều loại khúc bạch có hương vị và màu sắc bắt mắt bằng cách cho thêm nguyên liệu tạo màu, vị vào hỗn hợp trên và khuấy đều trước khi đổ vào khuôn cho vào tủ lạnh. Ví dụ, bột trà xanh pha với chút nước ấm cho tan đều rồi đổ vào hỗn hợp sữa, bằng cách này bạn cũng có thể áp dụng với cà phê, chanh leo… hoặc lá nếp chẳng hạn.
Bước 3: Làm hỗn hợp nước đường trái vải
Đường phèn hòa tan với khoảng 1 lít nước rồi bắc lên bếp nấu, khi nước sôi thì cho trái vải đã tách hạt vào, chờ sôi đều lại rồi tắt bếp, bắc ra ngoài để nguội.
Nếu không có vải tươi, bạn có thể thay thế bằng vải đóng hộp hoặc nhãn tươi, nhãn đóng hộp.
Bước 4: Rang hạnh nhân
Hạnh nhân đem rang trên chảo nóng cho tới khi chuyển sang màu vàng và có độ giòn nhất định.
Thành phẩm món chè khúc bạch bằng bột rau câu
Khúc bạch sau khi đông lại rất dẻo và đặc, màu sắt bắt mắt. Dùng một con dao nhỏ cắt khúc bạch thành những miếng vừa ăn, bạn có thể tạo hình khúc bạch theo sở thích.
Cho vải và nước đường vào chén với tỉ lệ thích hợp, sau đó cho khúc bạch vào, trên cùng rắc hạnh nhân rang giòn.
Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu
Cách thay thế nguyên liệu trong nấu chè khúc bạch
Khi nấu chè khúc bạch, có rất nhiều nguyên liệu có thể cho thêm hoặc thay thế để tiện hơn cho người thực hiện. Những nguyên liệu có thể thay thế như sau:
Kem tươi whipping cream không nên được thay bằng kem topping vì loại này không có mùi thơm. Các bạn có thể thay thế bằng sữa đặc nhưng sẽ bỏ đường để tránh quá ngọt. Thạch dùng sữa đặc để làm sẽ có độ ngậy hơn khi dùng kem tươi.
Gelatin có thể thay bằng bột rau câu. Nhưng bột rau câu quá cứng và giòn, gelatin thì cho thạch dẻo và dai, mềm. Nếu thay bột rau câu có thể sẽ mất đi nét đặc trưng của chè khúc bạch.
Bí quyết làm chè khúc bạch ngon như ngoài quán
Để nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu thơm ngon bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Khi đun cách thủy phần hỗn hợp sữa, các bạn cần hạ lửa để hỗn hợp không quá nóng. Vì quá nóng sẽ rất khó đông.
Bạn nên nấu cách thủy tốt hơn, giữ được hương vị ngậy, béo của sữa hơn so với nấu trực tiếp.
Đường phèn sẽ có vị thanh mát hơn đường cát trắng, và đây là bí quyết để nước đường của bạn có vị ngọt dịu, ăn mát ở hậu vị.
Thạch để càng lâu sẽ càng ngon, nhưng không nên để quá 4 ngày. Ăn tới đâu thì trộn đến đó, không nên hoàn thiện thành bát rồi cất tủ lạnh sẽ khiến hương vị chè không còn ngon.
Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu
Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu đơn giản nhất, ai cũng có thể làm được. Miếng khúc bạch dẻo mịn, béo ngậy hòa cùng nước đường phèn mát lịm thơm mùi vải cùng miếng vải tươi giòn ngọt, thêm vị bùi bùi đặc trưng của hạnh nhân. Chè khúc bạch là món ăn vặt hoặc tráng miệng lý tưởng sau mỗi bữa ăn cho cả gia đình.
Cách Nấu Chè Khúc Bạch Bằng Bột Rau Câu Đơn Giản Tại Nhà
Chè khúc bạch
Chè khúc bạch thơm ngon hấp dẫn
Chè khúc bạch là một món chè phổ biến, được rất nhiều người yêu thích, và được bán rộng rãi trong những ngày hè. Về cơ bản, đây là một món chè có dạng rau câu, nhưng được biến tấu và thêm vào những nguyên liệu đa dạng hơn, khi ăn chung với nhau sẽ tạo ra món ăn hấp dẫn. Ngay từ tên gọi của món chè, nó đã thể hiện những viên rau câu cắt nhỏ thành khúc và chè thường có màu trắng của sữa hoặc nước cốt dừa.
Chè khúc bạch hiện nay được nhiều người tìm tòi công thức và biến tấu thành những loại đa dạng khác nhau, ví dụ như khúc bạch có vị trà xanh, vị socola, vị dâu, với những màu sắc vô cùng đẹp mắt và gây thích thú cho người thưởng thức.
Cách làm chè khúc bạch bằng bột rau câuChuẩn bị nguyên liệu
Bột rau câu dẻo: 1 gói
Kem sữa tươi: 400ml
Sữa tươi không đường: 400ml
Bột matcha: 5gram
Đường phèn: 200gram
Đường cát trắng: 100gram
Vải thiều: 20 quả
Hạnh nhân lát
Khuôn hình vuông
Cách làm chè khúc bạch
Cách làm chè khúc bạch bằng bột rau câu
Trước tiên, bạn hãy cho sữa tươi không đường, kem sữa, đường cát trắng, bột rau câu theo định lượng đã chuẩn bị vào một cái nồi và dùng muỗng khuấy đều sao cho hỗn hợp tan hết. Bạn cho nồi lên bếp và đun hỗn hợp ở lửa nhỏ cho nóng, vừa đun vừa khuấy đều rồi tắt bếp, không cần thiết phải đun sôi.
Sau khi đun xong, bạn đổ hỗn hợp vào khuôn hình vuông đã chuẩn bị sẵn, khi hỗn hợp đã nguội bớt thì bạn sẽ cho vào ngăn mát của tủ lạnh đợi cho hỗn hợp đông lại trong khoảng 2 tiếng. Bạn có thể làm ra nhiều loại khúc bạch với các hương vị và màu sắc bằng cách cho thêm nguyên liệu tạo màu vào hỗn hợp vào quậy đều trước khi đổ vào khuôn rồi cho vào tủ lạnh.
Vải bạn bóc vỏ, tách hạt rồi để riêng ra một cái bát. Đường phèn đã chuẩn bị, bạn hòa tan cùng với 1 lít nước rồi cho lên bếp nấu. Khi nước sôi bạn sẽ cho toàn bộ phần vải đã được tách hạt vào, chờ đến khi nước đường sôi đều trở lại thì bạn tắt bếp, bắc ra ngoài và đợi nguội.
Hạt hạnh nhân, bạn cho lên một cái chảo nóng và rang đều đến khi nào chúng chuyển thành màu vàng và có độ giòn nhất định thì bạn tắt bếp và cho ra bát.
Cuối cùng, khi khúc bạch đã đông lại, bạn lấy chúng ra khỏi tủ lạnh và cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn. Bạn cho khúc bạch ra bát, cho thêm vải, nước đường, thêm đá viên rồi cho hạnh nhân rang lên trên là có thể thưởng thức được.
Thưởng thức chè khúc bạch
Topcachlam
Đăng bởi: Đinh Thiên Long
Từ khoá: Cách nấu chè khúc bạch bằng bột rau câu đơn giản tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Gieo Hạt Rau Muống, Tự Trồng Rau Muống Bằng Hạt Tại Nhà trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!