Bạn đang xem bài viết Cô Gái Da Bọc Xương Trở Thành Người Mẫu Thân Hình Vệ Nữ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cô gái 26 tuổi Hattie tập gym 5 năm sở hữu thân hình vệ nữ với 3 vòng chuẩn và những thớ cơ săn chắc, khỏe mạnh, theo Simply Fitness.
Giới thể hình Australia không còn xa lạ với cái tên Hattie Boydle. 5 năm gắn bó với gym giúp cô sở hữu thân hình nóng bỏng, những thớ cơ săn chắc nhất xứ sở kangaroo. Ít ai ngờ quá khứ gầy trơ xương, thiếu sức sống của Hattie Boydle khiến nhiều người hoảng sợ. Hattie tập luyện không đúng cách nên tình hình càng trầm trọng.
“Bộ xương khô” Australia thường chạy bộ khoảng 2 tiếng cho đến khi mệt lử và thực hiện các động tác co duỗi cơ mỗi sáng thức dậy nhưng không ăn đủ để bù lại lượng calo đã mất đi, cơ thể vì vậy mất cơ càng trông ốm yếu. Thời điểm này Hattie còn gặp vấn đề về ăn uống. Cô biếng ăn nên thể trạng càng suy nhược. Cô gái 26 tuổi tự nhận bản thân “trông như quỷ” khiến người xung quanh khiếp sợ và nỗ lực tìm ra lối đi cho mình.
Hattie Boydle trước và sau khi tập luyện.
Chế độ tập
:
Từ năm 2011, Hattie Boydle đã xây dựng cho mình “thời khoá biểu” tập luyện hàng tuần cụ thể để phát triển các nhóm cơ kết hợp một chế độ ăn hợp lý, dinh dưỡng. Năm 2023, cô dành được nhiều giải thưởng lớn trong các cuộc thi thể hình và bikini tại quê hương. Khó tưởng tượng hết những giọt mồ hôi nước mắt của cô gái trẻ suốt 5 năm luyện thể hình để đạt thân hình mơ ước như hiện tại. Hattie hiện là huấn luyện viên và là người truyền cảm hứng tập luyện cho hàng nghìn cô gái trẻ tại quê nhà.
Thứ 2: Tập chân và lưng.
– Nằm chân cuốn tạ: 5 hiệp, 8 lần mỗi hiệp.
– Đứng nâng tạ: 5 hiệp, 12 lần mỗi hiệp.
Thứ 3: Tập chân, ngực và tim.
– Chân cuốn tạ: 5 hiệp, 5 lần mỗi hiệp.
– Nằm ghế đẩy tạ: 5 hiệp, 8 lần mỗi hiệp.
– Gánh tạ trước: 5 hiệp, 5 lần mỗi hiệp.
Thứ 4: Tập chân, lưng và vai.
– Nằm chân cuốn tạ: 5 hiệp, 5 lần mỗi hiệp.
– Kéo tạ 1 tay: 5 hiệp, 12 lần mỗi hiệp.
Thứ 5: Tập chân, ngực và tim.
– Gánh tạ trước: 5 hiệp, 5 lần mỗi hiệp.
– Nằm chân cuốn tạ: 5 hiệp, 5 lần mỗi hiệp.
Thứ 6: Tập chân, lưng và vai.
– Gập người: 5 hiệp, 20 lần mỗi hiệp.
– Kéo tạ một tay: 5 hiệp, 12 lần mỗi hiệp.
– Xuống tấn nâng tạ: 5 hiệp, 5 lần mỗi hiệp.
Thứ 7: Tập chân, ngực và tim tương tự chương trình ngày thứ 5.
Chủ nhật: Nghỉ ngơi.
Gánh tạ, gập người và đẩy hông là những bài tập mà Hattie Boydle yêu thích nhất. Người đẹp 26 tuổi tập luyện những bài tạ nặng, những động tác khó khiến nam giới cũng nể phục.
Hattie trong một buổi tập.
Chế độ ăn:
Khẩu phần ăn của Hattie Boydle thông thường là 160 g protein, 280 g carbonhydrat và 70 g chất béo. Trong giai đoạn chuẩn bị cho các cuộc thi, cô ăn 170 g protein, 140 g carbonhydrat và chất béo chỉ 55 g. Để đảm bảo lượng cơ bền vững, người đẹp ưu tiên sử dụng nguồn protein thông qua các bữa ăn thay vì phụ thuộc vào nguồn protein dạng bột bán sẵn
Từng có quá khứ gầy gò, thiếu sức sống, Hattie rất chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Chế độ ăn 7 bữa ăn trong ngày của Hattie Boydle:
Bữa 1: 2 trứng luộc, 2 phần đậu nành và hạt lanh, một thìa bơ và cốc cappuccino.
Bữa 2: Một thìa bơ hạnh nhân, 210 g váng sữa, nửa quả chuối.
Bữa 3: 210 g cá Teriyaki, một chén cơm, 105 g salad rau.
Bữa 4: 210 g thịt ức gà, một quả táo, bánh ngọt.
Bữa 5: Protein, một quả táo và nước lọc.
Bữa 6: 180 g thịt sườn, 150 g khoai lang rán và salad.
Bữa 7: 30 g chocolate.
【Giải Đáp】Role Model Là Gì? ⚡️ Đặc Điểm &Amp; Cách Trở Thành Hình Mẫu
Role model nghĩa là gì?
Role là có nghĩa là vai trò, tuy nhiên, tùy vào những từ đi kèm nó sẽ có nghĩa khác nhau. Ví dụ như:
Role model: hình mẫu
Role playing: danh từ đóng vai
At role play: Lúc đóng vai
Role play: Nhập vai
Satrring role: Vai trò quan trọng
Title role: Vai trò tiêu đề
Role seversal: Đảo ngược vai trò
Trong Tiếng Anh có từ role model khá hay mà không có từ tiếng Việt nào có thể diễn tả nghĩa tương đương một cách đầy đủ và chính xác nhất. Cụm từ này có thể tạm hiểu là hình mẫu lý tưởng, một tấm gương xứng đáng để noi theo hay gọi tắt chính là “con nhà người ta” trong truyền thuyết.
Đối với các bạn trẻ đam mê nghệ thuật có thể thấy rằng, thị trường nghệ thuật Việt Nam khá thiếu những role model. Đó phải là những nghệ sĩ thực thụ, tự đi lên bằng tài năng và đam mê của mình. Nhìn thử vào ngành âm nhạc, hầu như muốn tìm các role model cũng quá khó. Đâu đó cũng lại phải quay về một vài cái tên đã cũ, các ca sĩ đã qua thời hoàng kim, những cố nhạc sĩ có khi đã không còn nữa….
Thực trạng các role models hiện nayGiới trẻ hiện nay thường có xu hướng tìm kiếm cá role models từ các ca sĩ, diễn viên. Nhưng nhìn thử vào thị trường showbiz hiện nay, có được bao nhiêu ca sĩ thật sự là ca sĩ, bao nhiêu người thật sự xứng đáng với hai từ “nghệ sĩ”. Họ vẫn có một lượng fan khủng, vẫn là tâm điểm của giới truyền thông, nhưng liệu những người đó có truyền được cảm hứng cho các bạn trẻ đam mê nghệ thuật và đang muốn phát triển sự nghiệp của mình một cách nghiêm túc hay không?
Đạo nhái, chiêu trò, scandal, thiếu chuyên nghiệp, lười cải thiện kỹ năng …dần dần khiến cho xã hội ngày nay có một cái nhìn không mấy thiện cảm về ca sĩ nói riêng và showbiz nói chung. Bản thân giới showbiz, thế giới của người nổi tiếng là một thế giới khá phức tạp. Và bản thân người trong thế giới đó phải chấp nhận đương đầu với những phức tạp đó bởi nó là một đặc trưng vốn có.
Còn hiện tại, chẳng có bao nhiêu nghệ sĩ là “chất lượng”, là “tài năng” nên báo chí cũng chẳng biết khai thác gì khác ngoài những câu chuyện phức tạp. Khán giả, vì chẳng có cái gì hay để nghe và xem, vì vậy đôi khi “nghiêm trọng hoá” điều phức tạp của showbiz vào cả trong cuộc sống riêng cuả họ.
Tuy nhiên, vẫn có cô bé, cậu bé bất chấp tất cả, cãi cha mẹ để sống hết mình với đam mê, vượt qua mọi định kiến xã hội. Vì sao, bởi chúng có được những role models đúng nghĩa, những hình mẫu lý tưởng để được tiếp thêm sức mạnh và tin rằng mình sẽ làm được.
Ngược lại, một tài năng thiên bẩm sẽ khó có thể phát triển trong xã hội có đầy định kiến và thiếu đi những role-model thật sự. Tiếp xúc những em may mắn được bố mẹ tạo điều kiện cho học thanh nhạc, được tham gia thể hiện mình ở các sân chơi lành mạnh mới thấy, có nhiều tài năng thiên bẩm cần được khai phá. Một thế hệ trẻ trung, năng động, giỏi ngoại ngữ, khẩu vị nghệ thuật cực kỳ hiện đại như thế nếu như được tạo điều kiện phát triển sẽ không hề thua kém ai.
Xem một buổi trình diễn amateur của những người trẻ đôi khi còn thấy còn chất hơn rất nhiều những màn trình diễn của những “ca sĩ” trẻ đang hot hiện nay. Nhìn các em tự sáng tác, tự đàn, hát, và chia sẻ trên sân khấu các câu chuyện rất thật về bản thân mình, về niềm đam mê với âm nhạc, khán giả thật sư đã được truyền cảm hứng. Đây là những tài năng thật sự, dẫu có nhiều khuyết điểm, có dễ tổn thương, nhưng các em dám thể hiện mình một cách chân thực nhất.
6 đặc điểm một role model cần có Có ý thức với bản thânBạn có biết vai trò mà mình đang thể hiện trong công việc? Bạn có thể tìm thấy điều đó bằng cách nâng cao ý thức của mình về bản thân. Khả năng này phản ánh một cách chân thật và năng suất qua các hành vi của bạn, và bởi sự ảnh hưởng mà bạn có đối với những người xung quanh.
Một khi bạn đã hiểu rõ bản thân bạn, bạn sẽ có thể phát triển bản thân mình và từ đó tạo nên kỉ luật riêng cho chính mình. Và, bởi cách quản lý cảm xúc cũng như trạng thái tốt như vậy, bạn sẽ có khả năng cân đối các việc mình làm, cách bạn làm việc sẽ bằng giá trị của chính bạn.
Vậy thế, bạn sẽ tìm được bản thân mình và lan tỏa sự tích cực đến với tất cả mọi người xung quanh. Bạn sẽ luôn nhận những điều tích cực và ngược lại.
Lạc quanNhững người tiêu cực thường trùm lên một năng lượng tiêu cực đối với những người xung quanh họ. Ngược lại, một người luôn có thái độ tích cực có thể giúp những người xung quanh trở nên năng lượng hơn, tinh thần tập thể do đó cũng tăng lên.
Không ai có thể luôn luôn vui vẻ, tuy nhiên bạn có thể tìm thấy cơ hội ngay cả trong các hoàn cảnh khó khăn. Vậy thế, tập trung vào những gì mà bạn có thể làm được trong tất cả hoàn cảnh, thay vì tập trung vào những điều không thể làm được, và phát triển những gì bạn có thể làm được thành những thành công.
Sự khiêm tốnMột hình mẫu lý tưởng cần rèn luyện đức tính khiêm tốn. Họ thường chân thật bộc bạch nhất khi họ không chắc mình phải làm những gì và vui vẻ khi đặt ra những câu hỏi và học điều mới. Họ thoải mái với việc khuyến khích những người xung quanh mình phát triển, không giấu đi kinh nghiệm hay thứ hạng của mình
Lòng thấu cảmThấu hiểu được định nghĩa là khi ta biết và hiểu được những cảm xúc mà đối phương cần. Bạn có thể phát triển đức tính này bằng cách tĩnh tâm và lắng nghe tiếng nói từ tâm hồn bạn, từ đó có thể lắng nghe và hiểu những điều người khác muốn truyền tải với mình. Bạn sẽ có khả năng kết nối và hiểu những người xung quanh mình, bạn càng có thể xây dựng lòng tin từ mọi người, và từ đó gây dựng sự liên kết giữa những mối quan hệ xung quanh sẽ càng chặt chẽ hơn.
Chuyên nghiệpMột role model chắc chắn không thể thiếu đi sự chuyên nghiệp trong cách làm, cách nghĩ của mình. Sự chuyên nghiệp được chứng minh bởi những hành động, việc làm ở tiêu chuẩn cao. Điều này còn được định nghĩa nhiều hơn việc bạn chỉ hoàn thành công việc đơn thuần, mà công việc này phải được phân tích sâu hơn, kỹ hơn qua các khả năng của cá nhân, trung thực, sự chính trực, và sự tôn trọng của tất cả mọi người.
Bạn cũng có thể chứng minh sự chuyên nghiệp của bản thân bằng những hành động đơn giản thường ngày như đúng giờ trong các cuộc hẹn, cư xử và giao tiếp một cách đúng mực, từ đó bạn sẽ trở nên có ý thức và đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người.
Chính trựcChính trực là làm những điều đúng đắn vì lí do đúng đắn, kể cả khi điều đó không phải là sự lựa chọn dễ để thực hiện nhất. Nếu như bạn thể hiện được sự chính trực, trung thực trong hành động của mình, những người xung quanh bạn cũng sẽ đáp lại bạn bằng sự tôn trọng và yêu mến.
Trong cuộc sống, lòng chính trực chính là nền tảng quan trọng của việc trở hành một hình mẫu lí tưởng, đây cũng chính là phẩm chất mà cá nhân, tổ chức muốn tìm kiếm ở vị lãnh đạo của họ.
4 cách để trở thành một hình mẫu lý tưởngMỗi chúng ta đều có thể phấn đấu trở thành một role models mà mình hằng ao ước. Thật ra, việc trở thành một hình mẫu lý tưởng không hề khó, tất cả đều xuất phát từ việc bạn rèn luyện và nâng cấp bản thân mình lên một phiên bản tốt hơn
Để trở thành một role model, bạn có thể bắt đầu từ những điều sau:
Giao tiếp hiệu quả với những người xung quanh: có kĩ năng giao tiếp tốt là điều rất quan trọng đối với mọi hình mẫu lý tưởng. Kĩ năng này sẽ giúp bạn có thể xây dựng sự kết nối “ chất lượng cao” và xây dựng các mối quan hệ dựa trên nền tảng là sự tin tưởng và tôn trọng.
Luôn xuất hiện với một phong thái tự tin: Nếu bạn để ý có thể nhận ra rằng, các role models thường cực kỳ tự tin và là tâm điểm ở nơi mà họ xuất hiện. Chính vì vậy, kể cả khi bạn chưa hoàn hảo, hãy tự tin sống đúng với con người thật của mình. Luôn vui tươi và tích cực chính là 2 yếu tố giúp bạn trở nên tự tin và ghi điểm hơn trong mắt những người xung qaunh đấy!
Thiết lập sơ đồ kĩ nặng, nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu dựa trên sự đánh giá của bản thân và những người xung quanh. Qua đó, bạn sẽ biết cách phát huy những điểm mạnh của mình, hạn chế và sửa chữa những điểm yếu của bản thân.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp chi tiết role model là gì cũng như làm thế nào để trở thành một hình mẫu lý tưởng. Trở thành hình mẫu lý tưởng là điều ai cũng ao ước, nhưng hãy nhớ rằng bạn tuyệt vời nhất khi là chính bạn mà thôi!
Mẫu Người Thân Mệnh Đồng Cung
Khái niệm Mệnh và Thân
Nếu như một người cung Mệnh yếu cung Thân cường. Thời trẻ mệt mỏi gian lao nhiều điểm không thuận lợi. Nhưng trung niên về sau sẽ từ từ biến chuyển trở nên tốt đẹp hơn. Ngược lại nếu Mệnh cường mà Thân yếu. Thì chính là có dấu hiệu trước thịnh sau suy. Có thể bộc phát nhanh nhưng có nguy cơ dần dần lụi bại.
Thân Mệnh đồng cung
Người có Thân Mệnh đồng cung hay nói cách khác là Thân cư Mệnh. Người sinh ra vào giờ Tý (23h-1h) hoặc giờ Ngọ (11h-13h). Sinh vào giờ đó thì cung an Thân chính là cung Mệnh.
Lấy bản thân mình làm trung tâm, thường không muốn chấp nhận người khác. Ý thức nhìn nhận rất cao. Có điều vì chỉ coi trọng bản thân nên nên phương diện cảm tình không tốt lắm. Dù vậy vẫn phải xét Lưu Niên, vận thế để xem tình cảm tốt xấu.
Cho nên người Thân Mệnh đồng cung muốn tình cảm tốt lên. Thì cần có nhiều sự bao dung, không nên tự mình chủ ý. Mà không quan tâm đến cảm thụ của người khác. Nếu không cuộc đời sẽ có nhiều nỗi buồn, nhiều sự khúc chiết.
Người Thân Mệnh đồng cung thường có xu hướng tin vào “số trời đã định”. Không tin vào “đức năng thắng số”, hay “mưu sự tại thiên, hành sự tại nhân”. Cho nên nếu rơi vào hoàn cảnh khó khăn thường nghĩ rằng “người tính không bằng trời tính”. Thế nên thường dễ rơi vào bi quan, chán nản. Sau đó buông tay phó mặc cho số phận vì cho rằng tất cả đã định sẵn không thể thay đổi.
Tuy thế, Thân Mệnh đồng cung không phải là điều xấu. Người này có đức tính tự chủ, không dễ bị ngoại giới lôi kéo. Và có ý chí quyết đoán, sự tự lập. Cũng không dễ bị bất cứ điều gì làm thay đổi. Hơn nữa đối với chuyện gì cũng tự mình gánh vác. Tính cách tươi sáng vui vẻ, sống có tâm thiện.
Hậu vận người Thân Mệnh đồng cung
Cung Mệnh là “tiền vận”, cung Thân là “hậu vận”. Vậy khi Thân Mệnh đồng cung thì cả tiền vận lẫn hậu vận đều gắn liền chặt chẽ với nhau. Ảnh hưởng cùng nhau trong suốt cả cuộc đời.
Bởi lẽ, với người khác sướng mãi cũng sẽ có lúc khổ mà khổ mãi thì cũng sẽ có lúc khởi sắc. Nhưng với người Thân Mệnh đồng cung thì dù sướng hay khổ thì thường đời rất hiếm có sự biến đổi. Gần như không có bất cứ sự thay đổi bất ngờ nào. Nửa đời trước và nửa đời sau cũng không có gì thay đổi lớn. Cũng chẳng thay đổi mục tiêu trong suốt quá trình sống.
Ưu điểm chính là không có nhiều biến đổi trắc trở giữa tiền vận và hậu vận. Có điều, với một lá số đẹp thì đó là chuyện tốt. Nhưng với một lá số xấu thì hẳn là một tương lai mịt mờ. Bởi vì không có bước ngoặt. Không có chìa khóa mấu chốt để mở bất cứ thời vận nào thay đổi cuộc đời.
Kết luận7 Loại Trái Cây Càng Ăn Da Càng Đẹp Lại Còn Được Thân Hình “Sexy” Van Người Mê
Chỉ cần bổ sung vào bữa ăn các loại quả này, chắc chắn sẽ cứu cánh để chị em sớm sở hữu vóc dáng mơ ước cùng một làn da tươi trẻ căng bóng.
1. ỔiỔi bổ sung vitamin C cho cơ thể giúp làm đầy lớp biểu bì và bảo vệ da tốt hơn. Chúng cũng có tác dụng tăng độ sáng cho làn da và ngăn ngừa tác nhân gây hại từ ánh nắng mặt trời.
Tham khảo ổi ruột đỏ VietGap Cooky Market
Tránh ăn ổi còn xanh hoặc non, khi ăn nên nhai kỹ hạt ổi hoặc bạn nên bỏ hạt ổi đi để hạn chế ổi gây táo bón và gây hại cho dạ dày.
2. BưởiBưởi là một loại trái cây tráng miệng quen thuộc thường rất có lợi cho sức khoẻ. Trong bưởi có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, nước, carbon hydrate… Những loại chất này khi vào cơ thể sẽ làm giảm lượng isulin, đốt cháy mỡ bụng, ngăn ngừa lão hóa, giúp da căng sáng và trắng mịn từ sâu bên trong.
Tham khảo bưởi da xanh ruột hồng Cooky Market
Ngoài ra, bưởi còn là một nguồn bổ sung vitamin C tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
3. TáoTáo là loại quả thần kỳ rất giàu vitamin và khoáng chất. Ăn táo thường xuyên giúp da trắng sáng, rạng rỡ và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong táo cũng góp phần đẩy lùi quá trình lão hóa, đồng thời tăng sức đề kháng của da.
Tham khảo Táo Envy New Zealand Loại 1 Cooky Market
Dù là táo xanh hay táo đỏ đều có chứa một hàm lượng chất xơ cao, ít chất béo. Ăn táo còn giúp duy trì cholesterol ở mức độ tốt nhất cho sức khỏe, phù hợp trong chế độ ăn của người giảm cân nữa đấy!
4. Dưa hấuKhông chỉ có vị ngọt mát và dễ ăn, dưa hấu còn có hàm lượng nước chiếm tới 94%, ít calories. Bởi vậy chỉ cần nạp 200 gam dưa hấu mỗi ngày sẽ tạo cảm giác no bụng, hạn chế chứng thèm ăn. Mặt khác cung cấp độ ẩm, giúp làn da luôn căng bóng và hồng hào.
Tham khảo dưa hấu không hạt mặt trời đỏ Cooky Market
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những trái dưa hấu ngon ngọt, tươi mát. Có thể cắt miếng ăn kèm muối tôm hoặc ép lấy nước uống đều ngon.
5. ThơmThơm, dứa hay khóm là loại trái cây nhiệt đới thanh mát và ngon miệng. Thơm giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và phốt pho. Mặc dù có vị ngọt nhưng hàm lượng đường trong thơm không cao. Hơn nữa, thơm giàu chất xơ, ít chất béo và cholesterol bổ dưỡng tuyệt vời, bạn nên thêm vào thực đơn ăn uống để cải thiện và duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ giảm cân.
Tham khảo thơm giống Thái mini Cooky Market
Thơm có tác dụng lớn đến làn da. Không chỉ làm da chúng mình sạch bóng, mịn màng mà còn tái tạo làn da khô, xỉn trở nên sáng lạn, mềm mại nữa đấy.
6. Đu đủLà một loại trái cây màu cam đồng nghĩa với việc đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, E và C. Vitamin E trong đu đủ ngăn ngừa tổn thương tế bào và sự hình thành các nếp nhăn sớm. Vitamin A cung cấp một làn da mịn màng. Vitamin C và vitamin E tăng sản xuất collagen và giữ cho làn da của bạn săn chắc.
Tham khảo đu đủ ruột vàng Cooky Market
Đặc biệt, hàm lượng chất xơ có trong đu đủ mang lại hiệu làm cho bạn no lâu và hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Cho nên đu đủ cũng là gợi ý tuyệt vời cho thực đơn giảm cân đấy!
7. NhoTham khảo nho Phan Rang Cooky Market
Trong nho có chứa nhiều chất oxy hóa và các axit béo thiết yếu giúp bạn duy trì một làn da tươi trẻ. Đặc biệt, khi kết hợp nho với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng hấp thụ hàm lượng chất dinh dưỡng nữa đấy.
Các loại trái cây tươi ngon bổ dưỡng đều có mặt tại Cooky Market sẵn sàng phục vụ bạn. Đặt hàng liền tay giao ngay tíc tắc!
– Hệ điều hành iOS tải tại: bit.ly/CookyiOSApp
– Hệ điều hành Android tải tại: bit.ly/CookyAndroidApp
Đăng bởi: Nguyễn Đức Thuận
Từ khoá: 7 Loại Trái Cây Càng Ăn Da Càng Đẹp Lại Còn Được Thân Hình “Sexy” Van Người Mê
Văn Mẫu Lớp 9: Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Dữ Và Chuyện Người Con Gái Nam Xương Dàn Ý &Amp; 6 Bài Văn Mẫu Hay Lớp 9
Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc họa thành công số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, đồng thời thể hiện phẩm giá cao quý của họ. Chi tiết mời các e, cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt mônVăn 9:
Dàn ý Thuyết minh về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương1. Mở bài
2. Thân bài
a. Thuyết minh khái quát chung
Chuyện người con gái Nam Xương là một trong hai mươi truyện của tập Truyền kì mạn lục – ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền.
Là một câu chuyện nổi tiếng được nhiều người biết đến, giàu giá trị nội dung và nghệ thuật.
Nhân vật: Vũ Nương, Trương Sinh, Phan Lang, bé Đản,…
b. Thuyết minh chi tiết
Nhân vật chính: Vũ Nương – người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng bị xô đẩy vào oan khuất, bất hạnh.
Trương Sinh: chồng của Vũ Nương, người trực tiếp đẩy nàng đến bi kịch.
Bé Đản: con trai của Vũ Nương và Trương Sinh, nguyên nhân khiến Trương Sinh nghi ngờ vợ.
Phan Lang: cầu nối để Vũ Nương gặp lại Trương Sinh và để Trương Sinh hối lỗi với nàng.
Tiến trình: câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.
c. Nội dung, nghệ thuật câu chuyện
Nội dung: số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đồng thời thể hiện phẩm giá cao quý của họ.
Nghệ thuật: kết hợp tự sự và trữ tình, nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật.
3. Kết bài
Câu chuyện góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú kho tàng văn chương của nước ta.
Thuyết minh về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 1Nguyễn Dữ là 1 văn sĩ, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Ông là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768).
Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ. Sách gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, được viết theo thể loại truyền kỳ. Cốt truyện chủ yếu lấy từ những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, nhiều trường hợp xuất phát từ truyền thuyết về các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn.
Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), được trao chức Thừa chánh sứ, sau khi mất được tặng phong Thượng thư. Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, Nguyễn Dữ thi Hội nhiều lần, đạt trúng trường và từng giữ chức vụ Tri huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông miệt mài “ghi chép” để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục. Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào chưa rõ, nhưng căn cứ vào tác phẩm cùng bài Tựa Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định thứ nhất (1547) và những ghi chép của Lê Quý Đôn trong mục Tài phẩm sách Kiến văn tiểu lục có thể biết ông là người cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể lớn tuổi hơn Trạng Trình chút ít. Giữa Nguyễn Dữ và Nguyễn Bỉnh Khiêm tin chắc có những ảnh hưởng qua lại về tư tưởng, học thuật… nhưng e rằng Nguyễn Dữ không thể là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Vũ Phương Đề đã ghi. Đối với nhà Mạc, thái độ Nguyễn Dữ dứt khoát hơn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không làm quan với nhà Mạc mà chọn con đường ở ẩn và ông đã sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục được hoàn thành ngay từ những năm đầu của thời kỳ này, ước đoán vào khoảng giữa hai thập kỷ 20-30 của thế kỷ XV.
Theo Bùi Duy Tân và một số học giả viết lời tựa cho các bản dịch Truyền kỳ mạn lục lưu tới ngày nay có ghi lại:
“Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Truyền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các chuyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy tên sách là Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những chuyện lạ), hình như tác giả muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép chuyện cũ. Nhưng căn cứ vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục… mà là một sáng tác văn học với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của văn học. Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học. Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ… tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những chuyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.
Thuyết minh về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 2Tác giả Nguyễn Dữ hiện chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Trước tác của ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.
Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: “Cha Đản lại đến kìa” rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan… Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.
Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải ly biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân bản sâu sắc.
Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kì, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,… Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Qua “Truyền kì mạn lục”, người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ
Thuyết minh về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 3Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kì xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và khủng hoảng. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Vì thế, sau khi đỗ Hương Cống, ông chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn.
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kì ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kì mạn lục. Qua cuộc đời của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm tan vỡ hạnh phúc lứa đôi, đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc với khát vọng hạnh phúc cũng như bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa. Tác phẩm cũng là sự suy ngẫm, day dứt trước sự mong manh của hạnh phúc trong kiếp người đầy bất trắc. Tác phẩm cho thấy nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật già dặn. Sự đan xen thực ảo một cách nghệ thuật, mang tính thẩm mĩ cao. Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện ngắn đặc sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Truyện đã thể hiện được sự phối hợp hài hòa giữa chất hiện thực (câu chuyện được lưu truyền trong dân gian) với những nét nghệ thuật đặc trưng của thể loại truyền kì (yếu tố kì lạ hoang đường).
Giá trị nội dung của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Hiện thực và nhân đạo. Hiện thực thứ nhất trong tác phẩm là số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng thùy mị, nết na; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính, Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà Trương Sinh đã nghi ngờ lòng thủy chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng, bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình. Hiện thực thứ hai được phản ánh là xã hội phong kiến với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na. Hành động ghen tuông của Trương Sinh là hệ quả của một loại tính cách – sản phẩm của xã hội đương thời.
Giá trị nhân đạo thể hiện ở các khía cạnh: ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng ở Vũ Nương đã hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, theo quan điểm Nho giáo (tam tòng, tứ đức). Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy. Với chồng: nàng là người vợ hiền thục. Với con: nàng là người mẹ dịu dàng, giàu tình yêu thương. Với mẹ chồng: nàng đã làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo. Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương còn được thể hiện ngay cả khi nàng sống cuộc sống của một cung nữ dưới thủy cung: Sẵn sàng tha thứ cho Trương Sinh, một mực thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về vì đã nặng ơn nghĩa đối với Linh Phi… Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng, từ đó khắc họa thành công hình tượng nhân vật người phụ nữ với đầy đủ những phẩm chất đẹp. Câu chuyện còn đề cao triết lí nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như rất nhiều những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Với đặc trưng riêng của thể loại truyện truyền kì, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống ở cõi khác bình yên và tốt đẹp hơn đó là chốn thủy cung. Qua đó có thể thấy rõ ước mơ của người xưa (cũng là của tác giả) về một xã hội công bằng, tốt đẹp mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương phải được hưởng hạnh phúc.
Bên cạnh giá trị nội dung, tác phẩm còn được đánh giá cao ở phương diện nghệ thuật. Đây là một tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kì, tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kết cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc họa được một cách hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương. Mặt khác, kết cấu hai phần ở “Chuyện người con gái Nam Xương” đã góp phần thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong cuộc đời (ở hiền gặp lành). Chất hoang đường kì ảo cuối truyện cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán đối với hiện thực: dù oan đã được giải những người đã chết thì không thể sống lại được. Do đó, bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc hơn. Ngoài ra còn phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ, độc đáo nhưng hợp lý tạo tính kịch trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấm kịch ấy chỉ là câu nói của một đứa trẻ lên ba với chi tiết cái bóng.
Tác phẩm thực sự là áng văn mẫu mực tiêu biểu cho Truyền kì của Nguyễn Dữ, sống mãi trong lòng người đọc bởi chất hiện thực sinh động và tấm lòng nhân đạo tha thiết của tác giả.
Thuyết minh về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 4Truyền kì mạn lục” là một tác phẩm văn xuôi có giá trị của văn học cổ nước ta ở thế kỉ XVI, một tập truyện văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Hán ở Việt Nam.
“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, tác phẩm truyền kì mạn lục là một tác phẩm hay trong tập truyện đó. Nhân vật chính là vũ nương, một phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã phải lấy cái chết để minh oan trước sự ghen tuông vô cớ của chồng mình.
Có thể nói Nguyễn Dữ là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học cổ thế kỉ XVI. Hình ảnh người con gái Nam Xương là nhân vật từng có ảnh hưởng sâu sắc đến lòng người mọi thời. Lê Thánh Tông đã từng xúc động viết trong bài thơ “miếu vợ chàng Trương”:
Câu chuyện về Vũ Nương phản ánh cuộc đời đau khổ và bi thảm của Vũ nương – người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình. Tác phẩm nêu cao chủ nghĩa nhân đạo khiến ta xúc động khi về nhân vật Vũ Nương trong truyện.
Trước hết, đọc truyện, người đọc càng thương cho thân phận Vũ Nương và dễ dàng nhận thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, đối xử với mẹ chồng và chồng rất phải đạo và là người vợ rất mực đảm đang, nhân hậu, giàu đức khiêm tốn.
Có tư dung tốt đẹp, nhưng trong cuộc sống gia đình, nàng can tâm làm một người vợ hiền, ngoan nết “chẳng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”, và cho dù Trường Sinh, chồng của nàng, tuy là con nhà hào phú, lại ít học, đa nghi quá sức.
Sự khiêm nhường, cam chịu của Vũ Nương là điều kiện tạo nên sự đầm ấm của gia đình, mặc cho chế độ nam quyền độc đoán đè nặng trong đầu óc kẻ vị kỷ ít học như chồng mình.
Nếu lấy sự kiện ngày Trường Sinh đi lính thú thì hạnh động và lời lẽ đưa tiễn chồng của người vợ hiền, lời thiết tha cầu mong của Vũ Nương: “Chẳng mong chàng áo gấm trở về quê cũ, chỉ mong được hai chữ bình yên thế là đủ rồi”…, “thư tính, nghìn hàng, áo rét gửi người ải xa…”, ” là chi tiết cho cái “công-dung-ngôn-hạnh” mà Vũ Nương đã làm được một cách chân thành.
Thế rồi, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn, giữ mình của người vợ trẻ càng khiến chúng ta phải ca ngợi con người nhân hậu và đảm đang đó. Tính cách cao đẹp của Vũ Nương còn là lòng hiếu thảo với mẹ chồng, lòng chung thuỷ son sắt với chồng của nàng.
Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ trọn tình nghĩa vợ chồng.
Cái thói đời xưa nay thường không thể hoà hợp giữa mẹ chồng nàng dâu, nhất là trong gia đình phong kiến. Thế nhưng, dù chỉ có hai mẹ con sống với nhau (Vũ Nương với mẹ chồng) nhưng nàng xem mẹ chồng như mẹ đẻ, điều đó còn được thể hiện qua lời trăng trối của mẹ chồng nàng trước khi bà qua đời: “xanh kia sẽ chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ… “
Rồi sự chu đáo của Vũ Nương trong việc ma chay, cúng lễ đã thể hiện tấm lòng thơm thảo của người con dâu đáng quý như Vũ Nương. Lòng chung thuỷ của Vũ Nương còn được thể hiện ở hành động nuôi con, chờ chồng suốt những tháng ngày Trương Sinh đi lính mà chưa rõ mặt con. Chỉ có hai mẹ con côi cút đùm bọc, gắn bó. Cậu Bé Đản thơ ngây, đêm đến được mẹ chỉ vào cái bóng của mình trên tường gọi là cha (đó là một cách dỗ dành con ngủ thật hồn nhiên nhưng sau đó lại là nguyên nhân gây ra cái tội thật vô tình).
Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về (nghe lời đứa con non dại) đã gây nên nỗi oan tày trời cho Vũ Nương. Bị chồng ghen tuông vô cớ, bao nhiêu lời giãi bày của vũ Nương và lời khuyên ngăn của láng giềng, bà con, cô bác, trương Sinh vẫn không tin và đinh ninh là “vợ hư” , mối nghi ngờ càng ngày càng lún sâu không có cách gì gỡ ra được. Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc – niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.
Một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì. Mãi đến sau cái chết đó, người chồng mới hiểu nỗi oan ức của vợ mình. chính sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình Phong kiến mà Nho giáo nuôi dưỡng dung túng là đề tài mà Nguyễn Dữ muốn phê phán.
Bởi không chỉ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, mà còn biết bao thân phận phụ nữ “Bảy nổi, ba chìm” đã phải sống trong cảnh đời như vậy:
Thuyết minh về Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương – Mẫu 5Nguyễn Dữ quê ở huyện Thanh Miện thuộc tỉnh Hải Dương là một trong những học trò giỏi của Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trong xã hội loạn lạc, chế độ phong kiến thối nát, sau một năm làm quan, ông trở về quê nuôi mẹ già, đóng cửa viết sách.
Ông để lại một số thư và cuốn Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán. Đây là cuốn văn xuôi cổ gồm 20 truyện, mang yếu tố hoang đường, cốt truyện lưu truyền trong dân gian. Phần lớn là nhân vật phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, một ít là trí thức phong kiến sống gần gũi với nhân dân, 19 trong 20 truyện có lời bình. Truyền kì mạn lục là áng văn xuôi cổ giàu giá trị nhân đạo và có tính nhân dân, sâu sắc.
Về Chuyện người con gái Nam Xương rút trong tập Truyền kì mạn lục:
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì dung hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chẳng bao lâu sau Trương Sinh phải đi lính đánh giặc Chiêm. Vũ Nương rót chén rượu đầy, tiễn chồng mà rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên… .
Nàng đang có mang, xa chồng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản. Nửa năm sau, mẹ chồng vì già yếu và nhớ thương con đi lính, rồi lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men. Mẹ chồng qua đời, nàng thương xót lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.
Advertisement
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, Trương Sinh được trở về. Con trai vừa học nói. Chàng bế con thơ đi thăm mồ mẹ. Đứa con quấy khóc, Trương Sinh hết sức dỗ dành. Con ngây thơ nói: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng gặng hỏi, đứa con mới cho hay “có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương Sinh vốn tính hay ghen, đinh ninh là vợ hư, la um cho hả giận, nhiếc mắng đuổi đi. Nàng khóc lóc phân trần, họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, Trương Sinh cũng chẳng nghe. Trước cảnh bình rơi trâm gãy, Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang với lời nguyền: “nếu đoan trang” vào nước xin làm Ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ…”. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa!”. Bây giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình đã bị chết oan!
Lại nói về chuyện Phan Lang trước làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh, đến xin kêu tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biếu một con rùa mai xanh. Chợt nghĩ đến chuyện chiêm bao, Phan Lang bèn thả con rùa. Sau đó, Phan Lang chạy loạn, đắm thuyền, thấy dạt vào động rùa ở hải đảo. Linh Phi nhìn thấy nói rằng: “Đây là vị ân nhân cứu sống ta thuở xưa” rồi lấy khăn dấu mà lau, thuốc thần mà đổ, Phan Lang được cứu sống. Linh Phi là vua biển Nam Hải mở tiệc thiết đãi ân nhân mình. Có vô số mỹ nhân quần áo thướt tha, mái tóc dài đến dự tiệc.
Trong số đó có một thiếu phụ xinh đẹp chỉ điểm một chút son phấn rất giống Vũ Nương. Tiệc xong, người đàn bà ấy nói với Phan Lang: “Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã quên nhau rồi ư?”- Nghe kể đến chuyện làng quê Vũ Nương khóc. Nàng gửi về một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước thì nàng sẽ trở về…
Linh Phi sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan Lang ra khỏi Cung nước, về đến nhà, Phan Lang kể lại chuyện gặp Vũ Nương và trao lại chiếc hoa vàng. Trương Sinh bèn lập đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Trương Sinh thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, nói vọng vào: “… Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa…” – Bóng nàng mờ nhạt dần mà biến mất.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản Chuyện người con gái Nam xươngTác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, là người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thời ông sống, triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng suy thoái, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực gây ra liên tiếp các cuộc nội chiến kéo dài. Có giả thiết cho rằng ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân ông cũng là người học rộng, tài cao nhưng giống như nhiều trí thức đương thời, ông chỉ làm quan một năm rồi xin về quê ẩn dật. Ông có tác phẩm tiếng Hán nổi tiếng Truyền kì mạn lục (Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục của tác giả. Đây là một trong hai mươi truyện của tập sách này. Tác phẩm ghi lại cuộc đời thảm thương của Vũ Nương, quê ở Nam Xương (thuộc tỉnh Hà Nam) ngày nay.
Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chàng Trương Sinh mến vì đức hạnh xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Chẳng bao lâu Trương Sinh phải đi lính. Nàng đang có mang, xa chàng vừa đầy tuần thì sinh ra đứa con trai đặt tên là Đản, nửa năm sau, mẹ chàng vì già yếu và nhớ thương con mà lâm bệnh. Vũ Nương hết lòng săn sóc, cơm cháo thuốc men, mẹ chồng qua đời, nàng lo ma chay tế lễ như đối với cha mẹ mình. Qua năm sau, giặc đã chịu lui, Trương Sinh trở về. Con trai đã vừa học nói nhưng chỉ vì câu nói ngây thơ của đứa con đã dẫn đến Trương Sinh hiểu lầm rằng vợ mình đã thay lòng đổi dạ. Trương Sinh nhiếc mắng, đuổi nàng đi. Nàng thanh minh cho mình, rồi hàng xóm bênh vực nhưng không được. Trước cảnh đau buồn đó Vũ Nương đã nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Nàng chết rồi, một hôm Trương Sinh ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya chợt đứa con nói: “Cha Đản lại đến kìa” rồi chỉ cái bóng trên tường. Bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ, biết vợ mình chết oan. Lại nói về chuyện Phan Lang đã cứu Linh Phi, là vợ vua biển Nam Hải. Thế rồi Phan Lang không may đắm thuyền chết, được Linh Phi cứu giúp, chữa trị, đền ơn. Trong cuộc hành trình thăm động của Linh Phi, Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương. Nàng gửi về cho chồng một chiếc hoa vàng và dặn chồng con nhớ làm đàn giải oan… Phan Lang trở về kể chuyện cho Trương Sinh. Vũ Nương hiện lên đa tạ tình chàng nhưng nàng không thể trở về trần gian được.
Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình. Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo, một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Cái chết của Vũ Nương có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc, lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho hạnh phúc lứa đôi phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả, cô đơn, lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đoán, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đó, Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Với nghệ thuật điêu luyện, bố cục chặt chẽ, chi tiết hoang đường, li kỳ, hấp dẫn, dùng chi tiết gợi mở, thắt nút cởi nút câu chuyện tài tình, giải quyết câu chuyện nhanh chóng, bất ngờ, kết thúc có hậu,… Chuyện người con gái Nam Xương đã khẳng định được nét đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thể hiện niềm cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng truyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và bi kịch. Tuy mang yếu tố hoang đường, nhưng chuyện “Người con gái Nam Xương” có giá trị nhân đạo sâu sắc.
Qua “Truyền kì mạn lục”, người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Lịch Sử Hình Thành Thế Giới Đồ Da Hiện Nay
Thế giới đồ da cao cấp ngày nay rất đa dạng với những kiểu dáng, mẫu mã khác nhau. Từ các cửa hàng đồ da handmade đến các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, dù sản xuất ở đâu hay bởi thương hiệu nào thì đồ da luôn có một chỗ đứng vững chãi trên thị trường thời trang nói chung.
Sự xuất hiện đầu tiên của chất liệu da trong thế giới đồ daTheo nhiều nguồn tài liệu lịch sử đáng tin cậy trên thế giới ghi lại thì đồ da lần đầu xuất hiện tại Ai Cập từ năm 1300 trước Công Nguyên. Thậm chí trong thời kì sơ khai thì ở các nước như châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ đã biết biến những loại da động vật thành những vật dụng hàng ngày hoặc dùng trong sản xuất như giữ ấm, đựng đồ,…
Khoảng năm 1200 trước Công Nguyên, người Hi Lạp đã sử dụng da thuộc trong may quần áo, lều cũng như vũ khí, đây cũng là thời của các anh hùng Homeric. Sau này, việc sử dụng da đã lan rộng ra các nước La Mã. Ngay cả với các nước châu Á, trong thời trung cổ, Trung Quốc đã biết đến nghệ thuật sản xuất đồ da, thậm chí người da đỏ châu Mĩ cũng đã biết đến những kĩ thuật sản xuất đồ da trước khi người da trắng xuất hiện trên mảnh đất này.
Khoảng hơn 1000 năm sau đồ da được thịnh hành bởi những người phụ nữ Ai Cập, chúng trở thành thước đo cho sự sang trọng của họ.
Sự phát triển của kỹ thuật thuộc da trong những năm tiếp theoTuy đồ da xuất hiện khá sớm nhưng lúc đó kĩ thuật thuộc da chưa phát triển nên các vật dụng làm từ chất liệu da nhanh chóng bị rách, hư hỏng… Chính những nguyên nhân này đã đòi hỏi con người phải nghĩ ra các phương thức sản xuất phù hợp hơn, giúp sản phẩm bền hơn.
Thế giới đồ da lúc bấy giờ vô cùng đơn giản, không có kĩ thuật thuộc da tiên tiến như hiện nay, nhưng con người đã biết dùng các biện pháp như: xử lý đồ da bằng những thứ như khói, chiết xuất từ vỏ cây hoặc dầu mỡ. Và phương pháp này được cho là bí mật và được truyền từ cha sang con, không tiết lộ cho người ngoài.
Nghệ thuật thuộc da bằng vỏ cây đã trở thành tiền đề đầu tiên của các quá trình thuộc da tiên tiến sau này và có nguồn gốc từ Hebrews. Ngoài ra, trong thế kỉ XIX còn có kiểu thuộc da bằng muối crome bên cạnh các hình thức thuộc da bằng chiết xuất thiên nhiên như: Tinh dầu, lá cây, hoa quả….
Vào thế kỉ VIII cùng với sự phát triển con đường giao thương giữa châu Á và châu Âu, sự trao đổi hàng hóa giữa các nước đã không còn hạn chế nên những tấm da được di chuyển từ các quốc gia sang nhau, công nghệ thuộc da cũng không còn là sự độc quyền của các quốc gia châu Âu như trước đây nữa. Đồng thời giai đoạn này cũng đánh dấu sự ra đời của đế chế Mông Cổ hùng mạnh với những vật dụng bằng da như: Mũ, kiếm, bao da,… Chúng đã giúp khắc họa sâu sắc hình ảnh đồ da sau này.
Đến thế kỉ XIV da đã trở thành công cụ để bọc những bộ sofa, các bộ ghế và việc chế tác các loại da trong giai đoạn này có thể cho là đã đạt được những thành tựu cao, đạt đến mức độ nghệ thuật.
Vào thế kỉ XVI, tại các nước châu Âu, đặc biệt là Anh Quốc đã xuất hiện những chiếc cốc uống nước, rượu được làm từ da được làm với phương thức thủ công (handmade). Thế giới đồ da trong giai đoạn này đã sang một lịch sử mới.
Da đã được sử dụng rộng rãi vì mục đích nghệ thuật từ thế kỉ XVII bằng cách sử dụng làm tường nhà theo phong cách đầy nghệ thuật và thời thượng, chúng được xem là biểu tượng cho sự giàu có của các gia tộc tại Florence và Venice ở nước Italia. Đây cũng được xem là loại da thuộc bền nhất lúc bấy giờ….
Đăng bởi: Chánh Nguyễn
Từ khoá: Lịch sử hình thành thế giới đồ da hiện nay- Phần 1
Cập nhật thông tin chi tiết về Cô Gái Da Bọc Xương Trở Thành Người Mẫu Thân Hình Vệ Nữ trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!