Xu Hướng 10/2023 # Luận Điểm Là Gì? Vai Trò Và Cách Xác Định Luận Điểm # Top 12 Xem Nhiều | Wudz.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Luận Điểm Là Gì? Vai Trò Và Cách Xác Định Luận Điểm # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Luận Điểm Là Gì? Vai Trò Và Cách Xác Định Luận Điểm được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Luận điểm vô cùng quan trọng với cuộc sống chúng ta, đặc biệt trong các bài viết, bài thuyết trình. Vậy Luận điểm là gì? Cùng GiaiNgo tìm hiểu thôi!

Luận điểm là gì?

Luận điểm phụ là gì?

Luận điểm phụ là các vấn đề đặt ra nhằm làm rõ luận điểm chính. Luận điểm phụ được coi là những ý cụ thể lí giải, thuyết minh, chứng minh cho vấn đề khái quát của luận điểm chính. Các luận điểm phụ thường liên kết chặt chẽ với nhau để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm chính của toàn bài.

Ví dụ của luận điểm phụ là: Sách giúp con người nhận thức thế giới, sách giúp con người biết yêu thương, sẻ chia… nhằm làm nổi bật luận điểm chính :”Vai trò của việc đọc sách đối với con người”.

Vai trò của luận điểm là gì?

Luận điểm có vai trò vô cùng quan trọng trong các bài thuyết trình, các văn bản nghị luận. Luận điểm thường phải có cấu trúc chặt chẽ, thể hiện dưới dạng một câu văn khái quát được nội dung chính.

Luận điểm phải thật đúng đắn, chân thực và đáp ứng được nhu cầu thực tế thì mới thu hút, gây sức thuyết phục với mọi người. Luận điểm là linh hồn của bài văn, đóng vai trò liên kết các đoạn văn thành văn bản hoàn chỉnh.

Cách xác định luận điểm là gì?

Cách xác định luận điểm là suy nghĩ thấu đáo, nảy ra ý tưởng về nội dung mình cần viết. Đây là bước khá quan trọng, đòi hỏi sự chính xác và rõ ràng.  Luận điểm chính là linh hồn của mỗi bài viết, bài thuyết trình. Xác định luận điểm là cơ sở quyết định đến chất lượng nội dung cần truyền tải.

Ví dụ như đề bài là phân tích hình ảnh người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ trong “Hoàng Lê nhất thống chí”. Chúng ta phải xây dựng luận điểm thế nào? Trước tiên, Quang Trung là người mạnh mẽ quyết đoán. Sau đó là ông có tầm nhìn xa trông rộng,… Từ đó ta mới làm nổi bật lên những tài năng, phẩm chất cao đẹp của người anh hùng Quang Trung.

Trình bày luận điểm như thế nào?

Ví dụ:”Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng đoàn kết của toàn dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa”. (Gửi đồng bào Nam Bộ – Hồ Chí Minh)

Ví dụ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Bài tập về luận điểm là gì?

Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.

Lời giải:

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài viết được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hoặc câu phủ định, được diễn đạt sáng tỏ và dễ hiểu. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục

Vì vậy các câu là luận điểm là: a) và d) vì: Đây đều là hai câu khẳng định và thể hiện rõ quan điểm của người viết.

Nhận Định Ý Thức Là Gì? Vai Trò Của Ý Thức?

Ý thức là gì?

Từ các định nghĩa trên ta có thể đưa ra một khái niệm tổng hợp: “ Ý thức là thuộc tính (thuộc tính phản ánh) của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao, đó là bộ não người. Theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người, có sự cải biên và sáng tạo”

Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức có hai yếu tố không thể tách rời nhau là bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động lên óc người.

– Bộ óc người

– Sự tác động của thế giới bên ngoài lên bộ óc người

Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Nói một cách dễ hiểu, phản ánh chính là sự chép lại, chụp lại, kể lại một cái gì đó. Chép lại lời nói ra giấy là sự phản ánh. Chụp một bức ảnh cũng là sự phản ánh.

Nguồn gốc xã hội

Điều kiện quyết định, trực tiếp và quan trọng nhất cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề, nguồn gốc xã hội. Đó là lao động, tức là Ý thức xã hội và ngôn ngữ.

– Lao động

Nhưng không phải tự nhiên mà thế giới khách quan tác động vào bộ óc con người để con người có ý thức. Ý thức có được chủ yếu là do con người chủ động tác động vào thế giới khách quan để cải tạo, biến đổi nó nhằm tạo ra những sản phẩm mới.

Nhờ chủ động tác động vào thế giới khách quan, con người bắt những đối tượng trong hiện thực (núi, rừng, sông, mỏ than, sắt, đồng…) phải bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật của mình. Những bộc lộ này tác động vào bộ óc người để hình thành ý thức của con người.

Theo C. Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, không có ngôn ngữ, con người không thể có ý thức.

Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp, đồng thời là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, tức là diễn đạt những khái niệm, phạm trù, để suy nghĩ, tách mình khỏi sự vật cảm tính.

Bản chất của ý thức là gì?

Theo triết học Mác – Lênin thì ý thức có nguồn gốc từ tự nhiên và xã hội. Vậy bản chất của ý thức là gì?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người thông qua ý thức, nên bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.

Vai trò của ý thức

Nhờ có ý thức mà con người chúng ta khác với các loài động vật. Cụ thể vai trò của ý thức là gì?

Ý thức có vai trò tích cực trong sự tác động trở lại đối với vật chất, phép biện chứng duy vật yêu cầu trong nhận thức và trong hoạt động Ý thức con người cần phải nhận thức và vận dụng quy luật khánh quan một cách chủ động, sáng tạo, chống lại thái độ tiêu cực, thụ động.

Tìm hiểu vai trò của ý thức sẽ giúp chúng ta phát huy tính năng động sáng tạo của bộ óc con người, phát huy vai trò của con người để cải tổ thế giới quan cũng như khắc phục các tính bảo thủ, tiêu cực thiếu tính sáng tạo của con người.

Unit Test Là Gì? Khái Niệm Và Vai Trò

1. Khái niệm về Unit Test

Unit Test là gì?

Unit là gì?

Các kết quả trả về mong muốn

Các đoạn mã UT hoạt động liên tục hoặc định kỳ để thăm dò và phát hiện các lỗi kỹ thuật trong suốt quá trình phát triển, do đó UT còn được gọi là kỹ thuật kiểm nghiệm tự động. UT có các đặc điểm sau:

Đóng vai trò như những người sử dụng đầu tiên của hệ thống.

Khi làm Unit test chúng ta thường thấy các khái niệm sau:

Assertion: Là một phát biểu mô tả các công việc kiểm tra cần tiến hành, thí dụ: AreEqual(), IsTrue(), IsNotNull()… Mỗi một UT gồm nhiều assertion kiểm tra dữ liệu đầu ra, tính chính xác của các lỗi ngoại lệ ra và các vấn đề phức tạp khác như: – Sự tồn tại của một đối tượng – Điều kiện biên: Các giá trị có vượt ra ngoài giới hạn hay không – Thứ tự thực hiện của các luồng dữ liệu …

Test Suite: Là một tập hợp các test case định nghĩa cho từng module hoặc hệ thống con.

Regression Testing (hoặc Automated Testing): Là phương pháp kiểm nghiệm tự động sử dụng một phần mềm đặc biệt. Cùng một loại dữ liệu kiểm tra giống nhau nhưng được tiến hành nhiều lần lặp lại tự động nhằm ngăn chặn các lỗi cũ phát sinh trở lại. Kết hợp Regression Testing với Unit Testing sẽ đảm bảo các đoạn mã mới vẫn đáp ứng yêu cầu thay đổi và các đoạn mã cũ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động bảo trì.

Unit Testing Code: Phần mã phụ để kiểm tra mã ứng dụng chính, không được chuyển giao cho khách hàng.

2.Vòng đời Unit Test

UT có 3 trạng thái cơ bản:

Ignore (tạm ngừng thực hiện)

Pass (trạng thái làm việc)

UT chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi:

Tự động hoàn toàn

Độc lập với các UT khác.

3. Thiết kế Unit test

Thiết lập các điều kiện cần thiết: khởi tạo các đối tượng, xác định tài nguyên cần thiết, xây dựng các dữ liệu giả…

Triệu gọi các phương thức cần kiểm tra.

Dọn dẹp tài nguyên sau khi kết thúc kiểm tra.

4. Ứng dụng Unit test

Kiểm tra mọi đơn vị nhỏ nhất là các thuộc tính, sự kiện, thủ tục và hàm.

Kiểm tra các quy trình (process) và mở rộng hơn là các khung làm việc(workflow – tập hợp của nhiều quy trình)

5. Lợi ích của việc áp dụng Unit test

Thời gian đầu, người ta thường do dự khi phải viết UT thay vì tập trung vào code cho các chức năng nghiệp vụ. Công việc viết Unit Test có thể mất nhiều thời gian hơn code rất nhiều nhưng lại có lợi ích sau:

Phát hiện các thuật toán thực thi không hiệu quả, các thủ tục chạy vượt quá giới hạn thời gian.

Phát hiện các vấn đề về thiết kế, xử lý hệ thống, thậm chí các mô hình thiết kế.

Tạo hàng rào an toàn cho các khối mã: Bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể tác động đến hàng rào này và thông báo những nguy hiểm tiềm tàng.

Trong môi trường làm việc Unit Test còn có tác dụng rất lớn đến năng suất làm việc:

Tăng sự tự tin khi hoàn thành một công việc. Chúng ta thường có cảm giác không chắc chắn về các đoạn mã của mình như liệu các lỗi có quay lại không, hoạt động của module hiện hành có bị tác động không, hoặc liệu công việc hiệu chỉnh mã có gây hư hỏng đâu đó…

Là công cụ đánh giá năng lực của bạn. Số lượng các tình huống kiểm tra (test case) chuyển trạng thái “pass” sẽ thể hiện tốc độ làm việc, năng suất của bạn.

6. Cách code hiệu quả với Unit Test

Mọi UT phải bắt đầu với trạng thái “fail” và chuyển trạng thái “pass” sau một số thay đổi hợp lý đối với mã chính.

Mỗi khi viết một đoạn mã quan trọng, hãy viết các UT tương ứng cho đến khi bạn không thể nghĩ thêm tình huống nào nữa.

Nếu nhập giá trị đầu vào hợp lệ thì kết quả trả về cũng phải hợp lệ

Nếu nhập giá trị đầu vào không hợp lệ thì kết quả trả về phải không hợp lệ

Ứng với mỗi đối tượng nghiệp vụ (business object) hoặc đối tượng truy cập dữ liệu (data access object), nên tạo ra một lớp kiểm tra riêng vì những lỗi nghiêm trọng có thể phát sinh từ các đối tượng này.

Để ngăn chặn các lỗi có thể phát sinh trở lại thực thi tự động tất cả UT mỗi khi có một sự thay đổi quan trọng, hãy làm công việc này mỗi ngày. Các UT lỗi cho chúng ta biết thay đổi nào là nguyên nhân gây lỗi.

Cuối cùng, viết UT cũng đòi hỏi sự nỗ lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo như viết PM.

Cách Engineer Nhật Bản thực hiện test như thế nào

Tản mạn về Testing

Techblog

Sandbox Là Gì? Vai Trò Và Ứng Dụng Sử Dụng Sandbox

Sandbox là gì?

Sandbox là một kỹ thuật quan trọng trong lĩnh vực bảo mật có tác dụng cô lập các ứng dụng

Vai trò của Sandbox

Sandbox giúp hạn chế chức năng của một đoạn mã, cấp quyền cho một đoạn mã nào đó chỉ được thực hiện một số chức năng nhất định, từ đó nó không thể thực hiện những can thiệp khác có thể làm nguy hại cho máy tính người dùng.

Ví dụ cho vai trò của Sandbox chính là trình duyệt web mà bạn sử dụng hàng ngày. Các trang web mà bạn truy cập đều được chạy trong môi trường Sandbox. Website sẽ bị hạn chế và chỉ được chạy trong trình duyệt cũng như chỉ được can thiệp vào một phần nhỏ trong tài nguyên hệ thống. Chúng không được phép sử dụng webcam cũng như không thể truy cập được vào các dữ liệu trên máy nếu như bạn không cho phép. Nếu như các trang web không bị giới hạn trong môi trường Sandbox này, thì khi bạn lỡ truy cập vào các website chứa mã độc, nguy cơ máy tính của bạn bị tấn công là rất cao.

Đáng tiếc rằng một trình duyệt phổ biến hiện nay là Firefox chưa áp dụng công nghệ bảo mật này.

Những ứng dụng nào đang sử dụng Sandbox?

Hiện nay, rất nhiều ứng dụng ở nhiều nền tảng đã áp dụng Sandbox để bảo vệ người dùng. Cụ thể:

– Plug-in trình duyệt: Các nội dung mà plug-in của trình duyệt load – như Flash hay Silverlight – cũng được chạy ở môi trường Sandbox. Việc bạn chơi 1 game flash trên web sẽ an toàn hơn so với việc bạn tải game về chạy dưới dạng một ứng dụng thông thường, bởi Flash sẽ cô lập game khỏi hệ thống máy tính cũng như giới hạn quyền truy cập vào hệ thống của game đó. Tuy nhiên, một số plug-in trình duyệt, như Java, thường là mục tiêu của những kẻ tấn công. Chúng tận dụng các lỗ hổng để vượt qua môi trường Sandbox và thực hiện các hành vi phá hoại.

– PDF, Microsoft Office: Trình đọc file PDF là Adobe Reader cũng chạy các file PDF trong môi trường Sandbox, ngăn chặn chúng truy cập vào hệ thống máy tính. Trong khi đó, bộ công cụ văn phòng Office của Microsoft cũng có chế độ Sandbox để ngăn các đoạn macro không an toàn làm hại đến máy tính của bạn.

– Ứng dụng di động: Các HĐH di động hiện nay, gồm iOS, Android, Windows 8, đều chạy ứng dụng trong môi trường Sandbox. Chúng chỉ được phép truy cập vào tài nguyên hệ thống, như dùng GPS để theo dõi vị trí của bạn…, nếu người dùng đồng ý. Ngoài ra, việc từng ứng dụng đều chạy trong môi trường Sandbox riêng sẽ ngăn chặn không cho các ứng dụng này can thiệp vào nhau.

– Ứng dụng Windows: Nếu bạn đang sử dụng các chức năng của User Account Control trên Windows, điều đó cũng có nghĩa là bạn đang áp dụng Sandbox cho việc bảo mật, mặc dù việc áp dụng này chỉ ở cấp độ thấp. Bởi về cơ bản, các chức năng này chỉ là hỏi bạn có cho phép 1 ứng dụng nào đó truy cập vào tập tin hệ thống hay không, mà thôi; và bất kì ứng dụng Windows nào cũng có thể lựa chọn để chạy ngầm và theo dõi toàn bộ thao tác bàn phím của bạn trong khi bạn không hề hay biết.

Cách thiết lập Sandbox cho ứng dụng

– Máy ảo: Các chương trình máy ảo như VirtualBox hay VMware sẽ giúp tạo ra các thiết bị phần cứng ảo và nó sẽ dùng để chạy 1 HĐH. Toàn bộ HĐH mới này được “cô lập” với hệ thống cũ của bạn. Nó không được phép truy cập vào bất kì tài nguyên nào bên ngoài máy ảo. Do vậy, bạn có thể cài phần mềm lên HĐH được ảo hóa này để tiến hành thử nghiệm mà không sợ gây hại cho hệ thống thật của mình. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái cài đặt malware để tiến hành phân tích mà không làm ảnh hưởng tới máy tính.

Sandboxie: Sandboxie là một ứng dụng giúp tạo môi trường Sandbox cho các ứng dụng Windows khác. Nó sẽ tạo ra một môi trường ảo và được cô lập để bạn dùng cho việc thử nghiệm các ứng dụng, ngăn chặn các phần mềm này can thiệp vào hệ thống thật.

Kết luận

Cách Làm Các Dạng Đề Nghị Luận Văn Học Đạt Điểm Tuyệt Đối Trong Kỳ Thi Thpt Quốc Gia 2023 Cách Viết Bài Nghị Luận Văn Học

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học

Các dạng đề nghị luận văn học

1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

3. Nghị luận về một nhân vật, chi tiết trong tác phẩm văn học

4. Phân tích tình huống truyện

5. So sánh, đối chiếu: Hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng, hai đoạn thơ, hai hay nhiều bài thơ…

6. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

7. Tích hợp nghị luận xã hội

Yêu cầu chung khi viết một bài văn nghị luận văn học

Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm tháng tác phẩm ra đời.

Tìm hiểu tâm tư tình cảm tác giả.

Các vấn đề bàn luận là các vấn đề bàn bạc về văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, ý kiến nhận định về tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm.

Đối với thơ thì cần chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ… Lưu ý nhiều đến tính thẩm mỹ trong tác phẩm.

Đối với tác phẩm văn xuôi thì chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, hình tượng điển hình, tình huống truyện. Cần khai thác nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng của tác phẩm, thông điệp của tác giả. Các dẫn chứng cần chính xác, chọn lọc.

Các bước xây dựng bài văn nghị luận văn học

a. Bước định hướng

Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản.Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định:

Thể loại

Nội dung

Giới hạn đề

Yêu cầu phụ.

b. Bước lập đề cương

Cần xác định và tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung của tác phẩm.

Nội dung cơ bản (tìm ý): Ở bước này chúng ta cần tái hiện lại kiến thức những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.

Bố cục của bài văn (lập dàn ý): Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý (từ ý lớn đến ý nhỏ, nghệ thuật, nội dung).

Sau khi tìm được ý, cần phác họa ra dàn ý sơ lược và sau đó triển khai thành dàn ý chi tiết.

c Bước tạo văn bản

Trên cơ sở đề cương đã được lập, bắt đầu thực hiện việc tạo văn bản. Đây là khâu quan trọng nhất. Cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Đây là một văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận nên cần lưu ý về đặc điểm chung và đặc điểm về cách thức diễn đạt;

Thực hiện theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài (khái quát – phân tích – tổng hợp);

Cần lưu ý về thể loại của tác phẩm để chọn trình tự hợp lý:

+ Đối với loại tự sự cần chú ý phân tích nhiều đến nội dung, cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện. Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng (nội dung trước rồi đến nghệ thuật sau).

+ Đối vơí loại trữ tình cần lưu ý các phép biểu hiện tình cảm cảm xúc, hình ảnh nhịp điệu. Phân tích nghệ thuật gắn liền với nội dung.

Cần liên kết các câu, đoạn mạch lạc hợp lý.

d. Bước kiểm tra

Viết xong đoạn văn nào, ý nào nên kiểm tra lại. Cần dành 5 phút cuối đọc lại toàn bộ bài viết, sữa lỗi chính tả, dấu câu.

Cách làm các dạng đề nghị luận văn học 1. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

a. Tìm hiểu chung

– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận, của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ, và lập luận thuyết phục.

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

b. Cách làm

– Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

– Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ, và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

– Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

2. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

a. Tìm hiểu chung

– Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

– Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

– Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm thể hiện rung động chân thành của người viết.

b. Cách làm

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các thành phần:

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.

Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

Kết bài: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

– Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

3. Nghị luận về nhân vật, chi tiết hoặc hình tượng

a. Tìm hiểu chung

Nhân vật, chi tiết hay hình tượng là một trong những yếu tố làm nên một tác phẩm văn học.

b. Cách làm

(1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Nêu nhân vật (chi tiết) cần nghị luận.

(2) Thân bài

– Tóm tắt tác phẩm (dẫn dắt đến chi tiết với dạng bài nghị luận về chi tiết).

– Giới thiệu, phân tích các đặc điểm của nhân vật: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội tâm, cử chỉ hành động… (Bỏ qua phần này với đề chi tiết)

– Vai trò của nhân vật/chi tiết đối với tác phẩm: thể hiện nội dung tác phẩm (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo…); thể hiện nghệ thuật tác phẩm (điểm nhìn, tình huống, tâm lí).

(3) Kết bài

Đánh giá vai trò của nhân vật/chi tiết đối với sự thành công của tác phẩm.

4. Phân tích tình huống truyện

a. Tìm hiểu chung

Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.

b. Cách làm

(1) Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Dẫn dắt giới thiệu về tình huống truyện.

(2). Thân bài

– Nêu ra tình huống truyện trong tác phẩm.

– Ý nghĩa của tình huống truyện trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

(3) Kết bài

Khẳng định giá trị của tình huống truyện.

5. Các dạng đề so sánh văn học

a. Tìm hiểu chung

Một số dạng đề so sánh:

So sánh hai chi tiết

So sánh hai đoạn thơ

So sánh hai đoạn văn

So sánh hai nhân vật

So sánh cách kết thúc hai tác phẩm

So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm

b. Cách làm

b.1. Cách 1: Lần lượt phân tích hai văn bản rồi chỉ ra điểm giống và khác nhau.

– Dàn ý:

(1) Mở bài:

Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

(2) Thân bài

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1.

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2.

– So sánh:

Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học

(3) Kết bài

Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

b.2. Cách 2: So sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng.

(1) Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Advertisement

(2) Thân bài:

– Điểm giống nhau

Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

Luận điểm …..

– Điểm khác nhau:

Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

Luận điểm 2 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản)

Luận điểm…..

(3) Kết bài

Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

6. Nghị luận về ý kiến văn học

a. Tìm hiểu chung

b. Cách làm

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về ý kiến văn học.

(2) Kết bài

* Giải thích ý kiến

– Giải thích cắt nghĩa từng cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài.

– Giải thích, làm rõ nội dung vấn đề cần bàn luận.

– Ý kiến đúng hay sai?

– Nguyên nhân?

– Lí giải qua tác phẩm văn học

* Mở rộng, đánh giá ý kiến với vấn đề trong cuộc sống.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của ý kiến văn học.

7. Tích hợp nghị luận xã hội

a. Tìm hiểu chung

Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.

b. Cách làm

(1) Mở bài

– Giới thiệu tác phẩm văn học

(2) Thân bài

– Phân tích, cảm nhận tác phẩm văn học.

– Dẫn dắt đến vấn vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Các Thao Tác Lập Luận Trong Văn Nghị Luận Các Thao Tác Lập Luận

I. Lập luận là gì

Xuất phát từ tiền đề (những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận), dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.

Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.

Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.

II. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận 1. Thao tác lập luận giải thích

– Định nghĩa: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, Định nghĩa để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2/ Thao tác lập luận phân tích

– Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng. Đối tượng phân tích trong môn Văn: Một nhận định, văn bản, tác phẩm, một phần tác phẩm, nhân vật, các yếu tố cụ thể…

– Tác dụng của phân tích là thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng. Riêng đối với tác phẩm văn học, phân tích là để khám phá ba giá trị của văn học: Nhận thức, tư tưởng và thẩm mĩ.

Yêu cầu phân tích: Phải nắm vừngd dặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tác một cách hợp lí. Sau khi phân tích, tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết, phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

3. Thao tác lập luận chứng minh

Thao tác lập luận chứng minh là dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải logic, chặt chẽ và hợp lý.

Ví dụ minh họa: Hãy chứng minh lời khuyên của nhân dân ta trong câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã được thể hiện tự nhiên trong cuộc sống.

4. Thao tác lập luận so sánh

– Thao tác lập luận so sánh được hiểu là việc đối chiếu hai sự vật, hiện tượng. Việc làm này giúp ta thấy rõ sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy. Hơn hết, có hai kiểu so sánh là tương đồng và tương phản.

– Mục đích của việc lập luận so sánh là tìm ra điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng. Từ đó, ta có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về chúng. Đặc biệt, nó còn giúp bài văn nghị luận cụ thể, sinh động, sức thuyết phục cao hơn.Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Định nghĩa: là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .

6. Thao tác lập luận bác bỏ

– Định nghĩa: Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.

– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.

– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.

– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

III. Phân biệt các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Thao tác Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm

Giải thích Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình

– Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ

– Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Phân tích

– Chia tách đối tượng, sự vật, hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ.

– Tác dụng: thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa hình thức với bản chất, nội dung. Phân tích giúp nhận thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị hoặc cái phi giá trị của đối tượng.

– Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng, chia tách một cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc

– Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết

– Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa- Các cách phân tích thông dụng

+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét

+ Phân loại đối tượng

+ Liên hệ, đối chiếu

+ Cắt nghĩa bình giá

+ Nêu định nghĩa

Chứng minh Đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề

– Đưa lí lẽ trước

– Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi em có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.

– Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng … đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

– Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng”

– Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận.

– Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí).

So sánh

– Là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật

– Có so sánh tương đồng và so sánh tương phản.

– Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

– Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc.

– Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

– Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

– Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Bác bỏ

– Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề, trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

– Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và dẫn chứng để phân tích, lí giải tại sao như thế là sai.

* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định cần cân nhắc, phân tích từng mặt để tránh tình trạng khẳng định chung chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.

– Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.

a. Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ

– Dùng thực tế

– Dùng phép suy luận

b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng.

c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.

IV. Ví dụ

các thao tác lập luận trong văn nghị luận

1. Ví dụ thao tác lập luận giải thích:

“Chẳng qua so với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển khác và dưới một thứ ánh sáng khác. Ở đó, bọn trẻ tiếp cận thế giới theo cách của chúng, nghĩa là chúng không nhìn mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng. Đó là điểm khác biệt căn bản giữa trẻ con và người lớn. Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Bạn lật bất cứ một cuốn từ điển nào của người lớn mà coi. Người ta định nghĩa thế giới này bằng chức năng, và chỉ bằng chức năng. Áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai và lưỡi để nếm. Cho nên không thể trách được nếu ba tôi quả quyết ly mới làthứ dùng để uống nước, còn chai chỉ dùng để đựng nước, nếu mọi ông bố bà mẹ khác đều nhanh chóng đồng ý với nhau rằng nón lưỡi trai dùng để che nắng, bút để viết và tập vở tất nhiên dùng để ghi chép. Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Đơn giản vì trẻ con có kho báu vô giá: óc tưởng tượng.”

(Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh)

2. Ví dụ thao tác lập luận phân tích

“Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một lànăng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta. Tôi lưu ý nhiều hơn đến hai yếu tố sau là giá trị và tầm nhìn. Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng.”

(Cuộc đời là một sự lựa chọn– TS Phạm Thị Ly , Bao Tuổi trẻ Online, 29/4/2013)

3. Ví dụ thao tác lập luận chứng minh 

“Báo chí mới đây đăng ý kiến của một người Nhật sống ở Việt Nam hơn 20 năm, nhận xét rằng người Việt lười hơn 20 năm trước. (…) Này đây, người học ít chịu đọc sách, ít tìm hiểu mà thường sao chép từ bài giảng, từ giáo trình, từ tài liệu trên mạng, sao chép lẫn nhau và kể cả gian lận trong thi cử. Này đây, không ít học sinh muốn thi vào đại học để làm “thầy”, không thích học nghề, phải làm “thợ”; một số người thích học ngành nào dễ kiếm tiền mà không quan tâm đến năng lực thực sự của mình. Này đây, một số người thường xuyên “nhảy việc” không phải vì tìm thử thách mới hay để có môi trường làm việc tốt hơn mà bởi tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”.

Advertisement

(Người Việt lười hơn… – Trúc Giang)

4. Ví dụ thao tác lập luận so sánh 

“Có một cậu bé vào tập việc trong một tiệm sửa xe đạp, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư, cậu bé không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người đang học việc khác cười nhạo cậu bé đã dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, cậu bé liền được người khách nhận đưa về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần cố gắng chịu thiệt thòi một chút…

(Trích Mọi thứ đơn giản hơn chúng ta nghĩ – Cửa sổ tâm hồn Việt)

“…Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”.

Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình!

Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa.

(Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng lẽ bó tay? – Trương Khắc Trà – Báo Dân trí 3/1/2023).

6. Ví dụ thao tác lập luận bác bỏ

“Tôi không đồng ý với ý kiến của nhà Sử học Dương Trung Quốc rằng, nếu có doanh nghiệp trả lương 3.000 USD thì học sinh sẽ chăm học Sử. Lại có vị quan chức từng thoải mái nói rằng: “…nếu mà không biết (Sử ta ) thì… tra google”?

Học Sử không phải là để kiếm kế sinh nhai.

Học Sử không phải là để trang bị cho mình một kiến thức để dùng nó đi kiếm tiền.

Học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng tiền…”

(Học Sử để làm gì? – Như Thổ – Báo Tin nhanh Năng lượng mới, ngày 16/08/2011).

Cập nhật thông tin chi tiết về Luận Điểm Là Gì? Vai Trò Và Cách Xác Định Luận Điểm trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!