Xu Hướng 10/2023 # Nhịp Tim Chậm Huyết Áp Thấp Tình Trạng Không Thể Xem Nhẹ # Top 11 Xem Nhiều | Wudz.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Nhịp Tim Chậm Huyết Áp Thấp Tình Trạng Không Thể Xem Nhẹ # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhịp Tim Chậm Huyết Áp Thấp Tình Trạng Không Thể Xem Nhẹ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhịp tim được định nghĩa là số lần tim đập trong một phút để bơm máu đi nuôi cơ thể. Chỉ số nhịp tim giúp chúng ta biết được tình trạng hoạt động của tim. Nhịp tim đo được thấp hơn 60 lần/ phút khi ở trạng thái nghỉ được gọi là nhịp tim chậm. 

Tuy nhiên, liệu có phải tất cả các trường hợp nhịp tim dưới 60 lần/ phút đều nguy hiểm? Nhịp tim mạnh, đều đặn là dấu hiệu cho thấy tim của bạn hoạt động khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, nhịp tim chậm cũng là dấu hiệu của trái tim cực kỳ khỏe mạnh.

Điển hình là ở những vận động viên thường có nhịp tim thấp hơn bình thường khi nghỉ. Nguyên nhân là do hoạt động cơ tim mạnh, số lần tim bơm máu đi khắp cơ thể giảm. Nếu nhịp tim chậm bất thường hoặc đi kèm các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. 

Chỉ số nhịp tim bình thường ở các độ tuổi như sau:

Người trưởng thành: 60-100 lần/phút.

Trẻ từ 1 đến 12 tuổi: 80-120 lần/phút

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi: 100-170 lần/phút.

Người có chỉ số huyết áp thấp hơn 90/60 mmHg được cho là huyết áp thấp. Người mắc huyết áp thấp thường có các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, không vận động mạnh được và dễ ngất xỉu.

Ngày nay dưới áp lực của cuộc sống, công việc, cũng như lối sống và dinh dưỡng không cân bằng, hiện có rất nhiều người mắc phải tình trạng này. Các bệnh lý về huyết áp có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng ngày càng gặp nhiều hơn ở những người trẻ.

Tình trạng nhịp tim chậm thường ít được biết và quan tâm đến. Các bệnh lý gây ra nhịp tim chậm có thể diễn tiến từ từ. Và ảnh hưởng đột ngột đến sức khỏe khiến người bệnh không có khả năng xoay xở kịp. Tình trạng này thường chỉ được phát hiện khi vô tình kiểm tra sức khỏe. Hoặc khi có các dấu hiệu sức khỏe trầm trọng.

Biến chứng thường gặp nhất là ngất xỉu. Việc ngất xỉu đột ngột có thể dẫn đến kèm theo các biến chứng do té ngã. Nguy hiểm nhất là khi không được chữa trị có thể dẫn đến tình trạng suy tim, xuất hiện các cơn đau tim đột ngột, có nguy cơ gây tử vong. Do vậy trong trường hợp nhịp tim quá thấp, bác sĩ thường chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật đặt máy tạo nhịp để bảo vệ sức khỏe người bệnh.  

Tình trạng nhịp tim chậm huyết áp thấp thường được bỏ qua khi không có các triệu chứng. Do đó, khi đã nhận thấy các dấu hiệu bất thường, cần thăm khám ngay để được điều trị phù hợp. Đối với tình trạng này, người bệnh có thể cần kết hợp điều trị thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, lối sống. 

Điều trị thuốc

Việc lựa chọn loại thuốc điều trị phải dựa vào tình trạng và nguyên nhân bệnh. Trường hợp nhịp tim chậm huyết áp thấp là hậu quả của bệnh lý tim mạch hoặc toàn thân khác đi kèm, cần phải điều trị cả bệnh lý nguyên nhân. Nếu nguyên nhân gây ra nhịp tim chậm huyết áp thấp là do việc sử dụng một loại thuốc nào đó. Cần điều chỉnh liều/ loại thuốc hoặc ngưng sử dụng nếu cần thiết. Mục tiêu điều trị thuốc là giúp nhịp tim ổn định và cân bằng huyết áp để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể.

Việc dùng thuốc điều trị cần thực hiện theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc bác sĩ gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đặt máy tạo nhịp

Trường hợp nhịp tim chậm do rối loạn hệ thống dẫn truyền tim mức độ nặng, có thể phải cần đặt máy tạo nhịp tim. Đây là thiết bị được đặt dưới da giúp điều chỉnh nhịp tim. Sau khi đặt, bạn vẫn có thể hoạt động bình thường. Cần tránh các thiết bị điện và có từ trường mạnh. Người bệnh cần tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy.

Thay đổi lối sống

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng nhịp tim chậm huyết áp thấp là do chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh tật, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học và lành mạnh.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với dinh dưỡng cân bằng. Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Ăn nhiều trái cây và rau củ.

Cần hạn chế bia rượu và các chất kích thích.

Thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Có thể lựa chọn một môn thể thao yêu thích để tập luyện hằng ngày.

Bác Sĩ Tim Mạch: Tiếng Ngáy Khi Ngủ Phản Ánh Tình Trạng Sức Khỏe Không Thể Bỏ Qua

Ngủ ngáy thường gây ra sự khó chịu cho những người ngủ cùng tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe có vấn đề.

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Ngáy là tiếng ồn gây ra trong vòm họng trong khi ngủ, xảy ra khá phổ biến ở khoảng 57% nam giới và 40% nữ giới. Điều này có thể dẫn đến sự khó chịu cho người ngủ cùng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiếng ngáy phản ánh tình trạng sức khỏe mà không thể bỏ qua – bác sĩ chuyên khoa Tim mạch – Thần kinh Phạm Thị Hằng cho hay.

Ngủ ngáy thường là hậu quả của sự rung động do luồng khí của các mô mềm vòm họng, đặc biệt là khẩu cái mềm, đi qua vùng họng hẹp phía sau.

Tuy nhiên, ngủ ngáy do hội chứng ngưng thở khi ngủ là 1 bệnh lý về hô hấp và giác ngủ, gây thiếu oxy nghiêm trọng cho não và tim, có thể gây tăng huyết áp, đột quỵ khi ngủ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,….

Biểu hiện và các yếu tố gây hội chứng ngưng thở khi ngủ

Người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thường có một số biểu hiện như buồn ngủ quá mức vào ban ngày; giấc ngủ không thoải mái, mệt mỏi, mất ngủ; thức giấc với cảm giác nín thở, thở hổn hển hoặc nghẹt thở. 

Những người ngủ cùng người bệnh sẽ dễ nhận ra các biểu hiện khác thường như ngủ ngáy to, thở ngắt quãng hoặc cả 2 cùng xuất hiện trong thời gian ngủ của bệnh nhân.

Các yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể kể đến như:

– Béo phì: Do mô mỡ tích tụ ở vùng hầu họng, mô họng to bất thường.

– Sử dụng rượu bia và các chất an thần trước ngủ.

– Nam giới do cấu trúc vùng họng hẹp và ngắn hơn nữ giới.

– Mang thai.

– Tắc nghẽn mũi mạn tính hoặc nghẹt mũi.

– Bất thường cấu trúc giải phẫu: hàm nhỏ, cổ họng hẹp, cuống họng dài.

– Các bất thường khác nhưc amidan phì đại, polyp mũi, tắc vách ngăn mũi…

Việc chẩn đoán bệnh có thể thông qua việc sử dụng đa ký giấc ngủ.

Điều trị 

hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ hoàn toàn có thể được cải thiện nhờ việc thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Bác sĩ gợi ý một số cách thức điều trị như sau: 

– Tránh ướng rượu và thuốc an thần trong vài giờ trước khi ngủ

– Ngủ tư thế đầu cao hoặc nghiêng về một bên

Advertisement

– Giảm cân với người béo phì

– Xử lý nghẹt mũi: sử dụng thường xuyên thuốc xịt mũi, rủa mũi, làm thông thoáng đường thở.

– Xem xét các biện pháp cụ thể như các thiết bị hỗ trợ tụt hàm dưới, phẫu thuật tạo hình vòm miệng, can thiệp chỉnh hình vòm miệng…. 

Bài Tập Yoga Cho Người Huyết Áp Thấp An Toàn, Hiệu Quả Cao

Đối với người huyết áp thấp khi tập yoga cần lựa chọn các động tác nhẹ nhàng để tập luyện. Chúng hỗ trợ việc tuần hoàn máu lên não tốt hơn để duy trì chỉ số huyết áp ổn định hơn và cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Khi tập yoga chúng ta sẽ cảm thấy tinh thần được thoải mái, thư giãn, giảm stress. Khí huyết lưu thông tốt hơn giúp chúng ta có một sức khoẻ tốt và dẻo dai.

Người huyết áp thấp nên thường xuyên tập yoga. Để tăng cường tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể và cải thiện chức năng tim mạch tốt hơn.

Tư thế đứng gập người (Uttanasana)

Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế đứng thẳng, lưng thẳng. Hai chân bình thường hoặc hơi mở ra, tay thả lỏng theo người.

Bước 2: Hít vào đồng thời vươn tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào trong, thẳng lưng.

Bước 3: Thở ra, từ từ cúi người về phía trước, gập sát người vào chân lần lượt theo thứ tự bụng, ngực, cằm. Hai tay có thể chạm sàn hay ôm lấy cổ chân. Thả lỏng vai và cổ để máu dễ dàng lưu thông lên vùng đầu. Người mới tập có thể hơi gập nhẹ đầu gối. Tuy nhiên, khi đã tập lâu nên cố gắng giữ chân thẳng và không gập gối.

Bước 4: Hít thở đều đặn và giữ nguyên tư thế này trong khoảng từ 15 đến 30 giây.

Bước 5: Để kết thúc tư thế, hít vào, gập hai đầu gối và từ từ đứng lên.

Tư thế con chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana)

Bước 1: Bắt đầu ở tư thế chống hai bàn tay và hai đầu gối xuống sàn sao cho hai tay mở rộng bằng vai. Toàn bộ lòng bàn tay áp xuống sàn, ngón tay xòe rộng. Đầu gối rộng bằng hông, gối nằm ngay dưới hông.

Bước 2: Nâng đầu gối lên khỏi sàn, dùng lực cánh tay để đẩy hông lên cao, duỗi dài cột sống. Thả lỏng cổ, mắt nhìn về các ngón chân. Lúc đầu để gối hơi cong và đưa gót chân nhấc lên khỏi sàn. Sau đó, chúng ta cố gắng duỗi thẳng đầu gối và đặt gót chân chạm sàn.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế từ 1 đến 3 phút. Để kết thúc bài tập ta từ từ gập đầu gối và trở về tư thế đứa trẻ. Thả lỏng cơ thể.

Tư thế rắn hổ mang (Bhujangasana)

Bước 1: Bắt đầu bằng tư thế nằm sấp, hai chân khép lại, hai tay xuôi theo người, má chạm sàn.

Bước 2: Di chuyển tay đặt ngang vai và chống lòng bàn tay xuống sàn. Hít vào và từ từ uốn cong người theo thứ tự lưng, ngực và đầu lên. Mở rộng vai, hướng đầu ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà, đùi và hai chân chạm sàn.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế, nín thở trong khoảng 10 giây rồi hít thở đều đặn khoảng 15 – 30 giây.

Bước 4: Thở ra và từ từ trở về tư thế nằm sấp thư giãn, thả lỏng toàn bộ cơ thể.

Tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana)

Đây là một bài tập yoga dành cho người bị huyết áp thấp mà bạn có thể tham khảo. Các bước thực hiện tư thế đứng thẳng bằng vai như sau:

Bước 1: Bắt đầu tư thế nằm ngửa, hai chân thẳng áp sát vào nhau. Hai tay xuôi theo người, bàn tay úp xuống sàn.

Bước 2: Hít vào và co hai chân lên, đầu gối khép sát vào nhau.

Bước 3: Chống hai khuỷu tay xuống sàn, đặt bàn tay đỡ lấy hông. Dùng khuỷu tay làm điểm tựa, từ từ nâng chân, mông, lưng, ngực lên tạo thành một đường thẳng. Di chuyển hai tay dọc theo lưng để hỗ trợ lực cho lưng.

Bước 4: Khi đã vào tư thế chúng ta di chuyển từ từ hai khuỷu tay vào gần nhau hơn. Dồn gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể lên vai và cánh tay. Giữ cằm sát vào ngực, mắt nhìn hai đầu ngón chân cái, chân hướng lên trần, duỗi thẳng cột sống.

Bước 5: Hít thở đều và giữ nguyên tư thế từ 30 đến 60 giây.

Bước 6: Co hai đầu gối rồi lần lượt hạ chân và lưng xuống, đặt tay lên sàn và nằm thư giãn.

Tư thế con lạc đà (Ustrasana)

Bước 1: Bắt đầu tư thế ngồi trên chân, tay đặt lên đùi. Sau đó, nâng người lên quỳ trên hai gối, đầu gối mở rộng bằng vai, mu bàn chân chạm sàn.

Bước 2: Hít vào và từ từ ngả người cong về phía sau, hai bàn tay nắm lấy hai gót chân làm điểm tựa.

Bước 3: Thẳng tay lên, đổ dồn lực vào hai cánh tay, đẩy hông về phía trước và uốn lưng về phía sau, giữ đùi thẳng.

Bước 4: Đầu ngửa ra sau, giữ cổ hướng lên trên, mắt nhìn vào chóp mũi.

Bước 5: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây, từ từ hạ tay xuống, nghiêng người sang một bên. Ngồi dậy và thu người về tư thế em bé để lấy lại sức.

Yoga mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, khi tập luyện chúng ta cần lưu ý một vài điều để phòng tránh gây hại cho sức khoẻ đặc biệt là những người huyết áp thấp.

Để tập yoga hiệu quả người tập cần tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên để lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân.

Nên cân đối thời gian tập luyện. Không vì muốn cải thiện tình trạng huyết áp mà ép bản thân phải tập quá sức.

Cần tập luyện thường xuyên và kiên trì để đạt được kết quả tốt nhất.

Nhịp Tim Trong Thể Thao, Thể Hình Và Những Điều Bạn Chưa Biết

Nhịp tim trong thể thao hay thể hình chiếm một phần khá quan trọng, nó ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả tập luyện của bạn. Nếu bạn chưa từng nghĩ tới chuyện đo nhịp tim khi tập luyện thì sau bài viết này bạn sẽ cần phải suy nghĩ lại đó.

Nhịp tim trong thể thao quan trọng nhưng ít người để ý đến

Nhịp tim trong thể thao là gì ?

Nhịp tim trong thể thao chỉ số lần tim đập trong 1 phút. Số nhịp tim tùy thuộc vào từng người và độ tuổi, trọng lượng cơ thể cũng như trạng thái hoạt động của họ và cả bệnh lý họ mắc phải.

Một trong những thứ tác động đến nhịp tim của chúng ta thường xuyên nhất phải kể đến cảm xúc của từng người khi bạn vui, buồn, sợ hãi, hay đơn giản là gặp người mình thích cũng khiến cho “tim loạn nhịp” đúng không nào.

Nhịp tim người bình thường là bao nhiêu ?

Như đã nói ở trên, nhịp tim của chúng ta phụ thuộc nhiều vào yếu tố, nếu bỏ qua các yếu tố tác động vào nhịp tim của chúng ta thì các bạn sẽ thấy nhịp tim người bình thường rơi vào bảng sau:

Tuổi Nhịp tim bình thường của nam Nhịp tim bình thường của nữ

102-155 104-156

1 95-137 95-139

2-3 85-124 88-125

4-5 74-112 76-117

6-8 66-105 69-106

9-11 61-97 66-103

12-15 57-97 60-99

16-19 52-92 58-99

20-39 52-89 57-95

40-59 52-90 56-92

60-79 50-91 56-92

>80 51-94 56-93

Vậy còn còn nhịp tim trong thể thao thì nó nằm ở mức nào. Chúng ta sẽ biết ở phần dưới nha.

Có 2 loại nhịp tim là nhịp tim lúc nghỉ ngơi và nhịp tim tối đa bạn cần phải lưu ý.

Nhịp tim lúc nghỉ ngơi (Rest heart Rate)

Là nhịp tim bình thường của bạn khi ngủ dậy thường người trưởng thành sẽ như trên bảng ở trên, nhưng với các vận động viên chuyên nghiệp, con số này có thể xuống khá thấp đến 40 nhịp/phút.

Tại sao với người tập luyện thì nhịp tim lại chậm hơn ?. Đơn giản là tim là một loại cơ bắp (cơ tim), khi co bóp nó sẽ đẩy máu đi khắp cơ thể, việc cơ bắp ít sẽ khiến tim có lực bóp yếu hơn và cần phải tốn nhiều lần bóp hơn để đẩy máu đi hết cơ thể.

Người tập luyện thường xuyên thì tim sẽ được tập luyện co bóp nhiều nên nó cũng “lên cơ” hơn và khi bình thường nó cũng chỉ cần bóp 1 phát là được.

Nhịp tim tối đa (Max Heart Rate)

Chắc bạn cũng từng thắc mắc là liệu nhịp tim tối đa là bao nhiêu là an toàn đúng không ?

Đây là phần nhịp tim trong thể thao mà bạn sẽ cần phải lưu ý.

CГі 3 cГґng thб»©c tГ­nh nhб»‹p tim tб»‘i Д‘a lГ

Công thức đơn giản nhất:

Nam: MHR = 220- số tuổi

Nữ: MHR: 226 – số tuổi

Công thức mới 2007 của Mỹ: MHR = 206.9 – (0.67 * số tuổi)

Công thức 2007 đo đại học Anh nghiên cứu:

Nam: MHR = 202- (0.55 * Tuổi)

Nữ: MHR = 216 – (1.09*Tuổi)

Với người bình thường thì sử dụng công thức 1 là đủ. Vì thế cũng ta sẽ sử dụng công thức này để tính là được.

Nhịp tim tối đa được xác định dựa vào độ tuổi và được tính theo công thức là 220- số tuổi (với nam) và 226 – số tuổi (với nữ). Ví dụ bạn là nam và 20 tuổi thì nhịp tim tối đa của bạn là 220-20 =200 nhịp/phút.

Khi tập luyện nếu bạn sử dụng thiết bị đo nhịp tim nó sẽ cho bạn biết nhịp tim hiện tại đang là bao nhiêu, tránh trường hợp nhịp tim vượt quá cao khiến ép tim gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Cách đo nhịp tim đơn giản

Có 2 cách đo nhịp tim đó chính là đo thủ công và đo bằng thiết bị công nghệ, mình sẽ hướng dẫn bạn thực hiện cả 2 cách

Cách đo nhịp tim thủ công

Cách này khá đơn giản, không cần dụng cụ gì ngoài 1 chiếc đồng hồ có kim giây để bạn theo dõi.

Bước 1: Đảm bảo trạng thái của bạn đang bình thường, tốt nhất là đo lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

Bước 2: Ngồi ngay ngắn trên ghế và đeo đồng hồ vào tay.

Bước 4: Tìm vị trí cảm nhận nhịp đập của mạch tốt nhất (thường là mép phải của cổ tay) và nhấn nhẹ 2 ngón tay lên đó.

Bước 5: Đếm số nhịp đập trong 15 giây sau đó nhân 4 để ra kết quả nhịp tim của mình.

Bước 6: So sánh với bảng ở trên để xem mình có bình thường hay không.

Với việc đo nhịp tim trong thể thao thì cách này không đáp ứng được nên ta sẽ chuyển qua cách thứ 2

Đo nhịp tim bằng thiết bị công nghệ

Hạn chế của đo nhịp tim thủ công có thể không thật sự chính xác như bạn nghĩ và lúc này là lúc công nghệ phát huy sức mạnh của mình.

Có rất nhiều thiết bị giúp bạn thực hiện việc này như là Samsung Gear Fit 2, Miband 4, Fitbit, đồng hồ chạy bộ Garmin Forerunner 935, VivoSport 3,….và một số thiết bị đeo ngực nhưng nó sẽ hơi cồng kềnh.

Biểu đồ đo nhịp tim trong thể thao được Garmin Forerunner 935 ghi lại chi tiết

Do vậy ở đây mình khuyên dùng thiết bị Forerunner 935 vì đây là dòng chuyên dụng cho dân thể thao và được đánh giá là có khả năng đo cực kỳ chính xác ngang ngửa các thiết bị đo nhịp tim chuyên dụng.

Cách sử dụng khá là đơn giản, bạn chỉ cần đeo nó vào cổ tay như 1 chiếc đồng hồ, sau đó kết nối với điện thoại nó sẽ hiển thị chi tiết cho bạn nhịp tim của bạn. Và nó cũng hiển thị theo dạng biểu đồ để bạn có thể biết chính xác khi nào tim mình đập nhanh, khi nào chậm, khi nào bình thường luôn.

Các vùng nhịp tim trong tập luyện

Ngoài 2 loại nhịp tim lúc nghỉ ngơi và nhịp tim tối đa được nói ở trên, bạn sẽ có các vùng nhịp tim tương ứng với các mô hình tập luyện. Dựa vào đó bạn sẽ biết được nhịp tim trong thể thao của mình có đúng cái mà mình cần hay không. Có tất cả 5 vùng nhịp tim bạn cần nhớ như sau:

Vùng nhịp tim khỏe mạnh

Vùng này được xác định bằng 50-60% nhịp tim tối đa. Tức nếu bạn đạt mức tối đa là 200 nhịp/phút thì nhịp tim khỏe mạnh của bạn sẽ nằm trong khoảng 100-120 nhịp/phút.

Đây là vùng mà khi bạn tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe chậm sẽ đạt được và bạn cảm thấy thoải mái khi tập luyện. Khi tập luyện ở mức này, bạn sẽ có thể giúp làm giảm chất béo, huyết áp và cholesterol trong cơ thể. Khi tập luyện vùng này, năng được được sinh ra nhờ 10% là Carb, 5% là chất béo và 85% là Protein.

Vùng tập thể thao như thể hình, chạy bộ….

Ở vùng này, nhịp tim sẽ cần là 60-70% nhịp tim tối đa tức là từ 120-140 nhịp/phút. Lúc này bạn sẽ cảm thấy thở nặng nề hơn, nhưng vẫn có thể trò chuyện được. Ở mức này, cơ thể bạn sẽ lấy năng lượng từ 85% từ chất béo, 5% từ Protein và 10% từ Carb.

Vùng tập Aerobic

Aerobic (hô hấp hiếu khí) là quá trình sản sinh năng lượng với đầy đủ lượng oxi. Ở vùng tập này bạn sẽ cần đạt nhịp tim là 70-80% nhịp tim tối đa. Lúc này, bạn đang thực hiện 1 buổi tập rất mạnh mẽ.

Lúc này việc thở rất nặng nề và khó khăn khi nói chuyện. Khu vực này giúp gia tăng sự bền bỉ, thúc đẩy cơ thể của bạn cải thiện hệ thống tuần hoàn bằng cách xây dựng các mạch máu mới và làm tăng khả năng hoạt động cho tim và phổi.

Ở vùng này, bạn nên giữ thời gian tập trong 20-60 phút để đạt được hiệu quả cao nhất. Lúc này năng lượng đốt cháy sẽ lấy từ 50% chất béo, 50% từ Carb và dưới 1% protein khi bạn ở trạng thái này.

Với việc tập cường độ cao như này, bạn sẽ đốt cháy rất nhiều năng lượng và nó phụ thuộc vào cân nặng của bạn, tập được càng lâu thì bạn càng đốt cháy nhiều calo hơn trên mỗi phút.

Vùng Anaerobic 

Anaerobic hay còn gọi là hô hấp kị khí tức là lúc sản sinh năng lượng thiếu oxi.

Lúc này nhịp tim đạt đến 80-90% nhịp tim tối đa, bạn sẽ không thể nói chuyện trong trạng thái này và thở hổn hển liên tục. Tập luyện ở mức này sẽ giúp cải thiện lượng oxi bạn có thể tiêu thụ gọi là VO2 Max.

Khi đạt đến trạng thái này, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh axit lactic. Bạn chỉ nên duy trì trạng thái này trong 10-20 phút. Lúc này, năng lượng sẽ được lấy từ 85% Carb, 15% từ chất béo và dưới 1% từ Protein.

Vùng vạch đỏ

Lúc này nhịp tim vượt qua mức 90% đến 100% nhịp tim tối đa, và tất nhiên là bạn không thể vượt qua ngưỡng 100% nhịp tim của mình được. Ở trạng thái này bạn không thể nói gì được ngoài thở. Và bạn cũng không thể giữ trạng thái này quá vài phút.

Cách tập luyện này chỉ nên áp dụng khi bạn cần bùng nổ trong 1 thời gian ngắn sau đó chuyển về mức thấp hơn và lặp lại.

Khi thực hiện mức tập luyện này thì bạn cần phải có sự tham khảo của bác sĩ trước và có chuẩn bị các biện pháp cấp cứu kịp thời để đảm bảo nó diễn ra an toàn.

Nếu bạn đạt được mức này, năng lượng sẽ được lấy từ 90% Carb và 10% chất béo.

Như vậy tùy vào mục tiêu của bạn mà bạn lựa chọn vùng mà mình tập luyện, thường thì nhịp tim trong thể thao sẽ nằm trong khoảng 60-90% mức tối đa của tim và tất nhiên nếu mà dùng cách đo thủ công trong trường hợp này để xác định xem mình có đang tập đúng hay không là rất khó khăn và chỉ có thể kiểm tra nhanh bằng các thiết bị đo nhịp tim đeo tay ví dụ như Forerunner 935 đã nói ở trên.

Ví dụ, khi người khỏe mạnh tập thể dục, nhịp tim sẽ tăng nhanh hơn nhưng huyết áp không tăng bao nhiêu. Đó là vì mạch máu có thể giãn nở để điều chỉnh huyết áp cho phù hợp.

Huyết áp là động lực cần thiết để đẩy máu đi trong động mạch, trong khi nhịp tim là số lần điều này xảy ra mỗi phút. Mặc dù quá trình này đòi hỏi 1 áp lực nhất định, nhưng khi áp lực trở nên cao kéo dài sẽ khiến tim bị giãn to và có thể gây suy tim.

Khi thấy nhịp tim bất thường có cần lo lắng không ?

Đôi lúc bạn thấy nhịp tim của mình “loạn nhịp” bất thường, tuy nhiên đó có thể chỉ là lỗi xung điện làm các buồng tim co bóp để sẵn sàng bơm máu “lỗi nhịp” 1 chút. Bạn có thể cảm thấy điều qua cảm giác hồi hộp đánh trống ngực hay bị “hẫng” nhẹ ở ngực vì tim bị “rơi” mất 1 nhịp.

Thường thì cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi và bạn không cần phải lo lắng về nó. TRỪ KHI nó diễn ra kéo dài. Nếu gặp trường hợp này thì có thể bạn bị rung nhĩ, nguyên nhân phổ biến nhất khiến tim “loạn nhịp”. Đây là dấu hiệu của bệnh tim tìm ẩn, huyết áp cao…và bạn nên đi khám sớm để tìm nguyên nhân chính xác.

Kết

Đăng bởi: Thái Vũ Xuân

Từ khoá: Nhịp tim trong thể thao, thể hình và những điều bạn chưa biết

Báo Động Tình Trạng Tự Tử Vì Áp Lực Học Tập

Vụ việc đau lòng mới đây khi một học sinh lớp 9 tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh vì điểm 3 môn tiếng Anh mà tự tử trong kỳ thi sát hạch đầu năm. Mặc dù gia đình đã theo dõi và chữa trị tâm lý nhưng sau đó em đã chọn cách kết thúc cuộc đời khi nhảy từ cao tầng chung cư. Vụ việc trở thành hồi chuông báo động cho tình trạng áp lực thi cử dồn lên các học sinh.

Khi áp lực học tập đè nén học sinh

Có lẽ sẽ rất đau lòng khi phải nói rằng trẻ em đang phải đối mặt với từ chết và cảm thấy muốn chết nhiều hơn cả lứa tuổi trưởng thành hay tuổi già. Vụ việc thương tâm trên chỉ là một trong số những trường hợp kết thúc cuộc đời khi rất trẻ vì áp lực từ kết quả học tập thi cử. Có thể liệt kê ra số vụ án thương tâm làm đau đớn cả gia đình xã hội mỗi năm như T- một học sinh sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ như huy chương Olympic, giải nhất giải nhì các môn học.

Thế nhưng chỉ vì một điểm thi cuối kỳ không được cao em lại chọn cách tự tử trong sự đau lòng của gia đình thầy cô và bạn bè. Hay vụ việc xảy ra cách đây vài năm khi một học sinh nữ trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tự tử tại ký túc xá nghĩ vì điểm kém. Thực tế cho thấy đa số học sinh tự tử lại là những người có thành tích học tập tốt thậm chí rất tốt, các học sinh trường chuyên.

Đây là các bạn có được sự kỳ vọng khen ngợi của thầy cô gia đình bạn bè và xã hội. nhưng cũng chính vì vậy áp lực và gánh nặng tâm lý khi không đạt được kỳ vọng, khi thất bại lại gấp nhiều lần người khác. Khoảng thời gian nhạy cảm như lớp 9 và lớp 12 là thời điểm những vụ tự tử hay trầm cảm diễn ra nhiều nhất.

Rất nhiều các bậc phụ huynh và thầy cô muốn tạo áp lực động lực để học sinh học tập nên đã răn dạy các em rằng không đỗ cấp 3 là coi như tương lai chấm hết. Đối mặt với những áp lực học tập buộc phải học phải thi phải đỗ trường tốt mà nhiều thí sinh đã rơi vào tình trạng trầm cảm, hay thậm chí muốn chết và tìm đến cái chết thật.

Báo động tình trạng tử tự vì áp lực học tập

Một phụ huynh đang điều trị cho con tại bệnh viện Bạch Mai, viện tâm thần cho biết chị và con đã theo điều trị được gần 1 năm nay, tình trạng của bé có thuyên giảm nhưng vẫn cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Chị cho biết năm lớp 9,con mình cũng sắp sửa bước vào kỳ thi cấp 3, khi đó bé học cũng rất giỏi nên gia đình kỳ vọng và thúc giục con học tập.

Nhưng khi bắt đầu sang khoảng tháng 2, tháng 3 con chị bắt đầu có biểu hiện như thích giam mình trong phòng không ăn, không ngủ. Gia đình vẫn cho là bé tập trung học tập cuối cấp cho đến khi con uống thuốc ngủ thì mới nhận ra và đưa đi điều trị. Mỗi khi kể lại chị không kìm được nước mắt chỉ mong con khỏe lại còn học hành thế nào cũng được.

Giải thoát khỏi áp lực bằng cái chết

Tình trạng tự tử vì thi cử học tập ngày càng trở nên báo động khi độ tuổi trẻ hóa hơn. Một chuyên gia tâm lý của văn phòng tư vấn và chăm sóc sức khỏe trẻ em cho biết : trong 5 năm trở lại đây số trẻ gặp các vấn đề tâm lý như trầm cảm, tự kỷ, khủng hoảng tinh thần, tâm thần ngày càng có độ tuổi nhỏ hơn thậm chí nhiều em mới chỉ học tiểu học.

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này cô cho rằng chủ yếu là từ việc gia đình và xã hội đặt nặng việc học quá với mức tuổi các em có thể chịu đựng. Khi phụ huynh hy vọng cô giáo càng nhiều bài tập cho con càng tốt. Điểm cao thì được khen ngợi điểm thấp thì các em phải chịu trách mắng nặng nề từ bố mẹ thầy cô đã tạo ra tâm lý bi quan lo sợ cho các em khi không đạt mức điểm cao.

Đã từng có những học sinh khi được điểm kém nói với cô rằng: “ con chỉ muốn chết đi cho xong, tối nay bố mẹ con lại mắng con cho xem”. Việc trẻ em có suy nghĩ muốn chết hoặc thực sự tìm đến cái chết xảy ra quá nhiều, đôi khi nguyên nhân chỉ vì vài câu trách móc của bố mẹ nhưng lại thành mồi lửa dẫn dắt tới suy nghĩ tiêu cực nhất. Nhiều học sinh vì chán học, chán thi xem đây như một phương thức phản kháng lại bố mẹ mình.

Học sinh hiện nay xem cái chết như một phương thức giải thoát hoặc phản kháng lại bố mẹ mình. Có nhiều cách phản kháng khác nhau như cố tình bỏ học, cố tình học kém,…nhưng hầu hết khi áp lực tâm lý khiến các em tự tử là do quá lo sợ phải đối mặt với việc kết quả mình không cao.

Chính vì vậy, giáo dục Việt Nam, xã hội và gia đình cần thực hiện những bước tiến thay đổi giảm nhẹ khối lượng học tập giúp các em kết hợp học và vui chơi thường xuyên. Để các em cảm thấy học là một niềm vui chứ không phải là con dao đáng sợ ngày ngày đe dọa cuộc sống.

Tụt Huyết Áp Là Gì? Mẹo Chữa Tụt Huyết Áp Tại Nhà Dễ Thực Hiện

Tụt huyết áp là chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Tham khảo Mẹo chữa tụt huyết áp tại nhà dễ nhá.

Theo chuyên trang sức khỏe Vinmec, hiện tượng tụt huyết áp là tình trạng mà huyết áp của bạn giảm xuống mức dưới 90/60 mmHg, cụ thể là huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, khi mạch máu bị giãn ra một cách bất thường hay thể tích máu trong lòng mạch giảm đột ngột thì hiện tượng tụt huyết áp sẽ xảy ra.

Một số dấu hiệu nhận biết khi tụt huyết áp là: Chóng mặt, choáng váng, mất khả năng tập trung, mệt mỏi, hoa mắt, tim đập nhanh, buồn nôn, nặng hơn là ngất xỉu,…

Bước 1 Bình tĩnh, từ từ đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm dưới bề mặt phẳng, sau đó dùng gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn so với đầu.

Bước 2 Nếu được thì cho bệnh nhân uống một ly nước trà gừng, nước sâm, cà phê hay nước trà đặc, socola… hoặc thức ăn nhiều muối sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn.

Bước 3 Còn nếu không chuẩn bị được những đồ ăn thức uống trên thì nên cho bệnh nhân uống thật nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim giúp nâng chỉ số huyết áp lên tạm thời.

Bước 4 Nếu bệnh nhân có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê thì nên cho bệnh nhân uống.

Bước 5 Khi tình trạng bệnh nhân được cải thiện hơn thì tiến hành đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc họ cử động chân tay trước khi ngồi dậy, còn nếu bệnh nhân vẫn không thuyên giảm gì thì cần đưa ngay vào cơ sở y tế gần đó để được điều trị kịp thời.

Chữa tụt huyết áp bằng chế độ dinh dưỡng

Uống nhiều nước

Những người mắc bệnh tụt huyết áp nên uống thật nhiều nước, bởi vì cách này sẽ làm tăng thể tích máu, giúp cơ thể tránh mất nước, nhờ đó giúp giảm nguy cơ tụt huyết áp.

Ăn nhiều muối hơn

Chia nhỏ các bữa ăn, ít carbohydrate

Nên chia nhỏ các bữa ăn, bổ sung thêm các bữa phụ bên cạnh 3 bữa chính và đảm bảo mỗi bữa ăn chỉ ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói sẽ giúp hạn chế máu tập trung về hệ tiêu hóa, tránh được khả năng tụt huyết áp.

Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi từ 30 phút đến 60 phút, ngoài ra cần hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate như: Khoai tây, gạo, mì ống, bánh mì,…

Dùng trà gừng

Gừng giúp làm ấm cơ thể đồng thời tăng nhịp tim, uống một tách trà gừng khi bị tụt huyết áp sẽ giảm được những triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,… Nên lưu ý không nên sử dụng lâu dài vì gừng dễ gây nóng và kích thích dạ dày.

Dùng trà cam thảo

Theo như nghiên cứu của tạp chí Y khoa Anh, hợp chất glycyrrhizic trong cam thảo có tác dụng tăng nồng độ của aldosteron nội sinh, đây là hormon gây co mạch, tăng giữ muối và nước giúp nâng cao chỉ số huyết áp. Do đó, khi bị tụt huyết áp nên uống một tách trà cam thảo.

Ăn trái cây

Khi gặp biểu hiện của tụt huyết áp bạn cần ăn trái cây thật nhiều như: Cà rốt, chanh, táo, nho, cam, chuối,…những loại trái cây này không những bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn giúp việc tuần hoàn máu ổn định hơn, điều hoà huyết áp tốt hơn.

Dùng sữa

Sữa lại là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có vitamin B12 và folate, uống sữa sẽ giúp tăng máu, mà thiếu máu sẽ rất dễ gây tụt huyết áp, do đó đây là loại đồ uống rất tốt cho người tụt huyết áp.

Mang vớ ép nha khoa

Khi mang những loại vớ ép nha khoa, giúp làm giảm lượng máu bị dồn ứ xuống chân, hồi lưu máu tĩnh mạch, tham gia vòng tuần hoàn phần trên cơ thể một cách hiệu quả, đặc biệt là tim và não bộ.

Vớ ép còn giúp cải thiện tình trạng đau và áp lực do chứng giãn tĩnh mạch. Do đó, mang vớ ép nha khoa cũng khá tốt cho người tụt huyết áp.

Cách thay đổi tư thế chuẩn

Nếu bạn đứng lên ngồi xuống quá đột ngột sẽ dễ dẫn đến hạ huyết áp, cho nên bạn nên vận động nhẹ nhàng không nên ngồi vắt chéo chân hoặc đứng yên một chỗ trong thời gian dài vì hành động này có thể khiến máu tích tụ nhiều ở chân gây tụt huyết áp.

Tránh tụt huyết áp bằng tập luyện thể dục

Tập thể dục thường xuyên hoặc vận động thể chất đều đặn, vừa giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng, giảm stress, mỗi ngày dành khoảng 30 phút tập thể dục như: Đi bộ, tập yoga, đạp xe,… là mẹo chữa tụt huyết áp đơn giản mà hiệu quả.

Tránh nâng, khiêng vác những vật nặng.

Tránh đứng yên trong một thời gian dài.

Tránh ở lâu trong môi trường nóng nực, đặc biệt là tránh tắm nước nóng lâu hoặc xông hơi: Tắm nước nóng hoặc xông hơi quá lâu sẽ dẫn tới chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu do hơi nóng làm giãn mạch toàn thân khiến huyết áp giảm đột ngột.

Tránh các loại thức uống có cồn như rượu, bia.

Tránh chuyển đổi tư thế đột ngột.

Advertisement

Thường xuyên theo dõi huyết áp

Nên thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà của chính mình cũng như của chính người thân, để kịp thời phát hiện tình trạng sức khỏe, có những biện pháp theo dõi và can thiệp đúng lúc để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân tụt huyết áp phổ biến

Thiếu dinh dưỡng.

Nằm trên giường nghỉ ngơi quá lâu.

Phụ nữ mang thai dễ tụt huyết áp.

Dùng thuốc gây hạ huyết áp.

Nhiễm trùng nặng.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Giảm thể tích máu.

Mắc những vấn đề về tim.

Mất nước hoặc mất máu nhiều.

Gặp những vấn đề về nội tiết cũng dễ gây tụt huyết áp.

Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Fludrocortisone: Thuốc này dành cho những bệnh nhân tụt huyết áp do nguyên nhân mất nước, mất máu.

Nguồn: Vinmec tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhịp Tim Chậm Huyết Áp Thấp Tình Trạng Không Thể Xem Nhẹ trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!