Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Các Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Mỡ được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rối loạn chuyển hóa là tập hợp những bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình biến đổi chất dinh dưỡng. Trong đó, rối loạn chuyển hóa mỡ là sự bất thường trong hình thành hay phân hủy mô mỡ. Bệnh có thể có nhiều nguyên nhân gây ra những triệu chứng khác nhau. Qua bài viết này, YouMed sẽ giới thiệu cho bạn những điều cần biết về bệnh.
Mỡ hay lipid là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể. Do đó, một chế độ ăn có lượng mỡ vừa phải rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt. Những lợi ích mà mở đem lại cho con người là:
Nguồn cung cấp năng lượng dồi dào.
Thành phần xây dựng cấu trúc các tế bào.
Dung môi hòa tan vitamin tan trong chất béo.
Là thành phần các chất sinh học trong cơ thể tham gia vào nhiều hoạt động như chống viêm, đông máu, tạo hormone,…
Rối loạn chuyển hóa mỡ là sự mất điều hòa của mỡ trong cơ thể. Điều này gây nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Người bệnh có thể bị rối loạn lipid máu hay mỡ tích tụ bất thường trên cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân nền tảng gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng bệnh rất đa dạng và thay đổi tùy theo loại bệnh mà người bệnh đang mắc. Bệnh có thể gây ra những triệu chứng mơ hồ khó nhận biết hay nặng nề, rầm rộ. Nhìn chung, người mắc bệnh có thể gặp những triệu chứng như:
Chân to do mỡ tích tụ quá nhiều.
Dễ bị bầm khi va đập và lâu lành.
Đau vùng ứ mỡ.
Da mỏng, nhất là vùng mỡ dày.
Mệt mỏi bất thường.
Sụt cân nhanh.
Suy giảm trí nhớ.
Xuất huyết âm đạo bất thường.
Ban đỏ trên da.
Đau đầu.
Đau khớp, cơ,…
Đầy bụng.
Khó thở, nhịp tim nhanh.
Rối loạn giấc ngủ.
Tất cả triệu chứng có thể không cùng xuất hiện ở người bệnh mà khác nhau ở mỗi người. Song, cũng có triệu chứng có tỷ lệ bắt gặp tương đối cao giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán. Các triệu chứng tại vùng tích mỡ, đau khớp, đau cơ rất điển hình cho bệnh.
Rất nhiều bệnh lý có thể gây ra bệnh cảnh này đã được phát hiện như:
Bệnh phù mỡ.
U mỡ đau.
Đa u mỡ gia đình.
Đa u mỡ đối xứng.
U mỡ vùng chậu.
Trong số này, có những bệnh do di truyền từ gia đình hay mắc phải. Nguyên nhân gây ra chúng là do sự mất cân bằng hệ thống hormone, thần kinh. Một số ít có thể do thuốc điều trị hay chấn thương, bệnh lý tự miễn. Dù sao, phần lớn bệnh là vô căn và không tìm được nguyên nhân.
Chẩn đoán những bệnh lý này có thể đơn giản nếu có các phương tiện hỗ trợ như xét nghiệm và hình ảnh học. Một số bệnh chỉ có thể chẩn đoán qua thăm khám thông thường của bác sĩ, do đó cần phải loại trừ hết những bệnh lý khác có thể gây triệu chứng tương tự cho người bệnh. Điều này có thể mất thời gian và gây nhiều khó khăn vì dễ chẩn đoán lầm.
Những phương tiện giúp chẩn đoán bệnh nguyên nhân thường được áp dụng là:
Áp dụng tiêu chuẩnMỗi bệnh lý có những tiêu chuẩn chẩn đoán riêng, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân có đủ tiêu chí chẩn đoán bệnh hay không. Nếu bệnh nhân có đầy đủ tất cả tiêu chí thì có thể điều trị ngay. Ngược lại, chưa thể chẩn đoán nhưng chưa loại trừ bệnh, ưu tiên tìm những nguyên nhân khác.
Hình ảnh họcCT, MRI, siêu âm, xạ hình rất hữu ích, vừa có thể chẩn đoán bệnh, vừa dùng để loại trừ bệnh khác. Hình ảnh điển hình có thể phát hiện là tích tụ mỡ bất thường ở những vùng bị ảnh hưởng. Từ đó, định hướng chẩn đoán và điều trị.
Sinh thiếtSinh thiết mô dành cho những trường hợp khó chẩn đoán hay phân biệt với các bệnh khác. Có thể sinh thiết một phần hay toàn bộ vùng mô bệnh.
Có rất nhiều cách điều trị bệnh, mức độ điều trị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh và triệu chứng. Bệnh có thể có những cách điều trị như:
Thay đổi thói quenHạn chế những hành vi có hại cho sức khỏe và tăng cường các hoạt động có lợi là cách được khuyến cáo cho tất cả người bệnh. Điều này giúp làm giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa tiến triển bệnh.
Tập thể dục đều đặn.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ.
Giảm stress, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
Điều trị bệnh đồng mắc.
Thuốc điều trịĐối với những bệnh nhân khó kiểm soát triệu chứng đau, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc giảm đau. Một số thuốc đặc trị có thể dùng được ở một số loại bệnh. Thuốc lợi tiểu chỉ định cho nhựng bệnh nhân bị phù,…
Phẫu thuật, thủ thuậtNhững bệnh nhân có triệu chứng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày nên được chỉ định phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật giúp xử trí triệt để bệnh, ngừa tái phát. Quyết định mổ sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và mong muốn bệnh nhân. Ngoài ra, dẫn lưu bạch mạch huyết, chèn ép khối mỡ và điều trị bất động cũng có giá trị trong một số trường hợp
Rối loạn chuyển hóa mỡ tuy là bệnh lý phức tạp và khó chẩn đoán. Song, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho người bệnh. Vì vậy, nếu có bất kỳ bất thường nào, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhiều hơn.
Bệnh Hắc Lào Và Những Điều Cần Biết
Bệnh hắc lào là gì?
Các chứng bệnh nhiễm trùng nấm này được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện, chẳng hạn như nấm da toàn thân (tinea corporis), nấm da đầu (tinea capitis), nấm da chân (lác đồng tiền-tinea pedis), nấm da đùi (tinea crucis), và nấm móng tay (tinea unguium).
Những ai thường bị hắc lào?
Người thường dùng chung vật dụng cá nhân của người khác như khăn tắm, quần áo hoặc các vật dụng thể thao.
Người thường hay tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm da.
Những dấu hiệu và triệu chứng hắc lào là gì?
Trong thời gian xuất hiện mẩn đỏ và vảy da, bệnh có thể lây truyền cho những người khác. Việc cào hoặc gãi ngứa có thể gây ra tình trạng sưng, chảy nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng.
Bệnh hắc lào thường phát triển ở chân hoặc ở thân mình. Có nhiều loại nấm da bao gồm:
Bệnh nấm da chân: là một loại bệnh nấm da thường xuất hiện ở vùng kẽ ngón và mặt mu bàn chân. Bệnh nấm da chân thường gây ra tình trạng ngứa, phát ban, tróc vảy, da chết, nóng rát, phồng da nhẹ, và có mùi mốc hoặc khó chịu. Lớp da khô có thể bị tróc hoặc nứt nẻ. Tình trạng ngứa thường nặng nhất ở vùng kẽ ngón chân.
Bệnh nấm da đầu: có các triệu chứng ban đầu là nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở da đầu, sau đó là rụng tóc. Phần tóc bị nhiễm bệnh thường trở nên yếu và dễ rụng. Có thể xuất hiện các mụn mủ kết thành dạng tổ ong, hoặc các vùng da bị tổn thương bị phồng rộp, có chứa mủ, kích thước nhỏ. Một số người có thể bị sưng hoặc hoại tử da, kèm theo tình trạng chảy nước. Bệnh nấm da nặng có thể gây sốt và gây ra viêm hạch bạch huyết.
Có thể có các biểu hiện của hắc lào khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ nếu bạn có những mảng da gây ngứa, đỏ, hoặc có vảy kèm theo các khối sưng u giống như phồng rộp, và các tình trạng này không cải thiện tốt hơn sau 2 tuần điều trị bằng các loại thuốc trị nấm không kê toa.
Tăng đau nhức, sưng, mẩn đỏ, hoại tử da, hoặc nóng rát
Các vết đỏ lan rộng từ khu vực nhiễm bệnh
Tình trạng sốt 38°C hoặc cao hơn mà không rõ nguyên nhân
Phát ban vẫn còn lan rộng sau khi điều trị.
Nguyên nhân bị nấm da?
Những người có da dầu hoặc có thay đổi về hormone trong cơ thể làm cho hệ miễn dịch yếu đi cũng dễ bị nấm da hơn bình thường.
Tiếp xúc với người bị bệnh nấm da cũng có thể gây ra bệnh. Bệnh lây truyền qua việc:
Tiếp xúc với vùng bị nhiễm nấm ở người bệnh khác.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hắc lào?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh hắc lào, bao gồm:
Sinh sống trong điều kiện môi trường ẩm ướt hoặc đông người
Việc tiếp xúc gần với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh
Tham gia vào các môn thể thao có tính tiếp xúc trực tiếp da với da
Mặc quần áo chật hoặc bó sát
Những người có khả năng dễ bị nhiễm bệnh nhiễm trùng nấm là người trước đó đã từng mắc phải bệnh nhiễm trùng nấm.
Điều trị bệnh hắc lào
Những thông tin được cung cấp trong bài không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hắc lào?
Bác sĩ cũng có thể chỉ định kê đơn kem trị nấm để thoa lên vùng da bị nhiễm bệnh hoặc các loại thuốc uống trị nấm cho các trường hợp nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc trị hắc lào (như griseofulvin hay terbinafine) cho các trường hợp nhiễm bệnh nghiêm trọng hoặc kéo dài. Khi được chỉ định dùng các loại thuốc này, bệnh nhân cần phải dùng thuốc đầy đủ trong suốt quá trình điều trị như bác sĩ đã chỉ định. Nếu không, chứng bệnh sẽ tái phát.
Tùy vào vị trí mà nấm da xuất hiện mà thời gian điều trị có thể thay đổi. Bệnh nấm toàn thân thường tiến triển tốt hơn trong vòng 4 tuần điều trị.
Bệnh nấm da đùi thường cải thiện tốt hơn sau 2 đến 8 tuần điều trị và bệnh nấm da chân có thể mất nhiều thời gian điều trị hơn để cải thiện tốt hơn. Bệnh nấm da đa sắc có thời gian chữa trị kéo dài từ 1 đến 2 tuần, đôi khi lên đến 1 tháng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bị nấm da?
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nấm da?
Thoa thuốc theo đúng như chỉ định.
Giữ cho vùng da bị nhiễm nấm được sạch sẽ và khô ráo.
Không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh.
Tránh việc sử dụng nhà tắm ở những nơi công cộng.
Mặc đồ lót thoải mái (để ngăn ngừa bệnh nấm da đùi).
Mặc quần áo sạch sẽ và khô ráo. Tránh mặc vải nylon. Nên mặc đồ cotton hoặc quần áo có các chất liệu thấm hút mồ hôi nhanh.
Chẩn đoán và điều trị nấm da không khó nhưng cần sự kiên nhẫn tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc vì bệnh dễ tái phát khi những phần tử nấm không đủ thời gian diệt trừ.
Nếu bệnh được điều trị đúng cách, bạn hãy yên tâm hắc lào sẽ không để lại di chứng sẹo và chắc chắn không ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn và virus) là gì?
Nhiễm trùng huyết là bệnh gì?
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: [email protected]
Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 578
Ringworm (body). chúng tôi Ngày truy cập 25/09/2023
Tinea corporis. chúng tôi Ngày truy cập 25/09/2023
Tinea capitis. chúng tôi Ngày truy cập 25/9/2023
8 Điều Cần Biết Về Bệnh Ung Thư Máu
Phòng tránh ung thư máu
Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư máu. Trong đó có đến 75.000 người chết vì căn bệnh này. Vì vậy việc thực hiện các cách phòng ngừa, ngăn chặn ung thư máu không “gõ cửa” là điều cần thiết.
Không sử dụng các loại hóa chất độc: Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ung thư máu phát triển. Hiện nay hóa chất thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất, nông nghiệp như: benzen, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Vì vậy nếu muốn phòng bệnh cần phải hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất ấy. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc do môi trường làm việc bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các bước sử dụng những loại hóa chất ấy. Đồng thời sử dụng các công cụ bảo vệ lao động đúng quy định như: đeo găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ… để có thể hạn chế tối đa việc tiếp xúc với hóa chất.
Tránh tiếp xúc với các các bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ có thể sẽ làm thay đổi các thành phần, cấu trúc ADN trong máu. Vì vậy nếu thường xuyên tiếp xúc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Những người làm trong các nhà máy hạt nhân, từng thực hiện xạ trị ung thư, công nhân linh kiện điện tử, sóng điện thoại… sẽ có nguy cơ mắc ung thư máu cao hơn người bình thường. Do vậy cần phải giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với bức xạ để có thể phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Rau xanh, các loại củ quả là những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe con người. Việc ăn uống lành mạnh sẽ tránh được rất nhiều các loại bệnh trong đó có cả ung thư máu. Một chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo là ăn những thực phẩm giàu ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây giúp giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Đồng thời có khả năng ức chế sự phát triển, ngăn chặn sự lây lan của tế bào ung thư. Ngoài ra cần hạn chế các loại thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe và là yếu tố gây ung thư cao như: đồ hộp, các loại thức ăn lên men, đồ nướng, rượu bia, thuốc lá…
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ ung thư và ngăn ngừa được nhiều bệnh mãn tính khác. ACS khuyến cáo mỗi người nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.Mọi người có thể lựa chọn các bài thể dục như: bơi lội, chạy bộ, yoga, tập thể lực… Thể dục thường xuyên hàng ngày là một lối sống lành mạnh và khoa học vì vậy bạn cần phải duy trì để hiệu quả phòng ngừa ung thư đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể: Hệ miễn dịch chính là quân đội hùng mạnh bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại gây bệnh. Trong đó có cả tác nhân từ bên ngoài (vi khuẩn, virus…) và bên trong cơ thể (tế bào ung thư). Vì vậy việc tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên là điều cần thiết. Bạn có thể tăng cường miễn dịch bằng cách luyện tập thể dục hằng ngày. Hoặc có thể tăng cường ăn những loại thức ăn có tác dụng tăng cường miễn dịch như các loại quả có chứa nhiều vitamin C (cam, quýt…), đông trùng hạ thảo (kích thích tủy xương sản xuất ra các tế bào miễn dịch), các loại nấm như: nấm đông cô, nấm thái dương, nấm vân chi, nấm hương… ( có chứa hàm lượng Beta glucan dồi dào giúp thích thích sự hoạt động của các tế bào miễn dịch)….
Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe: Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn có thể phát hiện ung thư máu ngay ở giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời không để các tế bào ung thư phát triển và lây lan. Khuyến cáo mỗi người nên đi khám sức khỏe 6 tháng/1 lần để có thể phòng bệnh tốt nhất.
Điều trị bệnh ung thư máuPhòng tránh ung thư máu
Ung thư máu là loại bệnh phức tạp với diễn biến nhah, khó lường, thế nên việc điều trị căn bệnh này được tiến hành khá thận trọng và tỉ mỉ. Bệnh nhân được xét nghiệm rồi phân tích kỹ càng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết rồi sau đó mới bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu. Phác đồ điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Cũng giống như các bệnh ung thư khác, điều trị bệnh ung thư máu có dùng những phương pháp truyền thống như Hóa trị, Xạ trị, và phương pháp mới như ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết. Các bác sĩ thường kết hợp từ hai phương án trở lên để tối ưu hóa tỉ lệ sống cho bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư máu:
Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng cách uống thuốc, tiêm, truyền thuốc vào tĩnh mạch, tiêm vào dịch não tủy. Hóa trị được làm theo chu kỳ, mỗi chu kỳ có khoảng thời gian điều trị nhất định. Hóa trị cũng là để ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.
Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.
Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau khi áp dụng hóa trị hoặc xạ trị, người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể thay đổi liệu pháp hoặc thành phần tùy theo sức khỏe bệnh nhân, bởi ung thư máu có diễn biến phức tạp, có thể thay đổi nhanh chóng.
Điều trị bệnh ung thư máu
Chẩn đoán bệnh ung thư máuĐiều trị bệnh ung thư máu
Chẩn đoán xác định ung thư là bước đầu tiên khi bệnh nhân đến với bác sĩ. Một số phương pháp chẩn đoán căn bệnh ung thư máu hiện nay là:
Xét nghiệm công thức máu: Phương pháp này dùng để xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Đối với những người bình thường tế bào máu ngoại vi không tồn tại các tế bào máu non (tế bào máu chưa trưởng thành – Juvenile cell). Khi bệnh nhân mắc ung thư máu các Juvenile cell này trong tủy không thể phát triển thành các tế bào máu trưởng thành mà nó buộc phải giải phóng ra các tế bào máu ngoại vi, vì thế, khi xét nghiệm công thức máu sẽ phát hiện ra các tế bào non này.
Xét nghiệm tủy: Phương pháp chọc tủy xét nghiệm là bắt buộc phải thực hiện để phân loại và xác định các loại tế bào máu trong tủy. Bình thường, lượng Juvenile cell có trong trong tủy không được vượt quá 5%, những bệnh nhân mắc ung thư máu thì lượng Junvenile cell tăng cao, có thể vượt quá 30%. Ung thư máu được chia làm nhiều loại khác nhau, với mỗi loại ung thư máu khác nhau thì các bác sỹ sẽ có phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm khác nhau.
Phương pháp xét nghiệm Immunophenotyping: Thực hiện phương pháp này bác sỹ buộc phải tiến hành chọc lấy khoảng 2ml tủy sau đó sử dụng “kháng thể đơn dòng” để xác định và phân loại ung thư máu.
Xét nghiệm tế bào di truyền: Tiến hành phương pháp này bệnh nhân sẽ bị lấy khoảng 2ml tủy, mục đích của phương pháp này dùng để xem xét bản chất tế bào máu và nhiễm sắc thể có biến đổi bất thường không?
Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy: Các bác sỹ sẽ lấy một lượng dịch não tủy từ cột sống thắt lưng của bệnh nhân để tiến hành kiểm tra hệ thần kinh trung ương có bị ảnh hưởng không (hệ thần kinh trung ương thông thường là não và tủy sống).
Triệu chứng ung thư máuChẩn đoán bệnh ung thư máu
Đa số các trường hợp bệnh ung thư máu phát hiện ở giai đoạn cuối, các triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu thường biểu hiện khá mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn với dấu hiệu của những bệnh thông thường nên rất khó phát hiện. Khi tế bào dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy sẽ gây đau nhức xương. Đồng thời chúng chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình thường khác. Lúc đó bệnh nhân có thể có những chứng sau:
Đốm đỏ: Đốm đỏ hoặc tím trên da là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Nhức đầu: Nhức đầu dữ dội, đi kèm đó là hiện tượng đổ mồ hôi, da dẻ xanh xao. Do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến cho não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.
Đau xương: Một trong những triệu chứng chính của ung thư máu chính là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ của bệnh và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng.
Sưng hạch bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
Xanh xao, mệt mỏi: Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể, hiện tượng này còn gọi dễ hiểu hơn là “thiếu máu” . Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
Chảy máu cam: Chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp nhưng nếu trong trường hợp chảy máu nhiều, liên trục nhiều ngày thì ngay lập tức phải khám bệnh càng sớm càng tốt bởi đây có thể là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
Sốt cao thường xuyên: Bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch biểu hiện qua những cơn sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành.
Đau bụng: Khi ung thư máu đã tiến triển đến gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Vì thé, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, hoặc ói mửa.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư máuTriệu chứng ung thư máu
Hiện nay chưa có một kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây nên bệnh ung thư máu. Tuy nhiên qua các cuộc nghiên cứu trực tiếp ở những người bệnh ung thư, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Nhiễm phóng xạ: Việc nhiễm một lượng lớn các chất phóng xạ trong một khoảng thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư trong đó có bệnh ung thư máu. Những công nhân làm việc trong những nhà máy năng lượng hạt nhân, chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm các chất phóng xạ nếu họ không được bảo hộ đạt tiêu chuẩn an toàn lao động.
Thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá được coi là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư máu.
Nhiễm hóa chất: Các loại hóa chất, đặc biệt là benzene đều có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh ung thư máu nếu như bạn phải thường xuyên tiếp xúc với chúng.
Bệnh nhân từng điều trị ung thư: Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi điều trị thành công một căn bệnh ung thư nào đó sau một thời gian họ lại mắc bệnh ung thư máu. Nguyên nhân là do những hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư có khả năng gây ra bệnh máu trắng. Tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh sau hóa trị, xạ trị ung thư có tỉ lệ rất ít.
Dị tật bẩm sinh: Nhiều chương trình nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ em bị bệnh down bẩm sinh, hoặc trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư máu cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những trẻ em khác. Việc tìm ra các nguyên nhân gây bệnh ung thư máu sẽ giúp các bác sỹ nhanh chóng tìm ra được phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu
Các giai đoạn bệnh ung thư máuNguyên nhân gây bệnh ung thư máu
Các giai đoạn của bệnh ung thư được phân chia theo cơ sở di căn, các giai đoạn khác nhau có các thang điểm khác nhau, từ đó xác định được sự phát triển của ung thư theo giai triệu chứng và tỷ lệ di căn. Nếu đủ thời gian phát triển, bệnh ung thư máu có bốn giai đoạn chung:
Giai đoạn 1: Giai đoạn 1 của ung thư máu bao gồm sự mở rộng các hạch bạch huyết. Các hạch bạch huyết mở rộng do sự gia tăng đột ngột của số lượng lympho. Giai đoạn này nếu phát hiện ra sớm thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao bởi ung thư vẫn chưa lây lan hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác.
Giai đoạn 2: Ung thư máu đã lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết. Dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng một lúc nhưng chắc chắn một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn. Sự phát triển của lymphoc ở giai đoạn này tăng cao.
Giai đoạn 3: Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, đã có ít nhất hai cơ quan khác bị xâm lấn.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, người bệnh đến giai đoạn này có tỷ lệ sống không cao. Tỷ lệ tiểu cầu bắt đầu giảm nhanh chóng, đồng thời các tế bào ung thư đã lây lan đến phổi. Thiếu máu có biểu hiện cấp tính.
Các loại ung thư máuCác giai đoạn bệnh ung thư máu
Có ba nhóm chính của ung thư máu gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch và u tủy.
Bệnh bạch cầu: Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp.Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh. Đồng thời khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiết hụt hồng cầu trong cơ thể.
Lymphoma: Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật. Khi có u lympho nghĩa là cơ thể sản sinh quá nhiều tế bào lympho một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu hơn gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Lymphoma có thẻ phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, máy, lá lách và các cơ quan khác.
Đa u tủy: Đây là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma được tìm thấy trong tủy xương và tạo các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Trong đa u tủy số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.
Các loại ung thư máu
Ung thư máu là bệnh gì?Các loại ung thư máu
Ung thư máu (còn có các tên gọi khác là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng bệnh ung thư ác tính. Khi mắc căn bệnh này, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho chúng ta. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu. Điều này khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh thiếu máu, từ đó dẫn đến tử vong.
Đây là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra ung bướu (còn gọi là u). Hiện tại, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách chính xác hoàn toàn, tuy nhiên, điều này có thể là do di truyền hoặc do tác động từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm hóa học, nhiễm chất phóng xạ…
Ung thư máu là bệnh gì?
Ung thư máu là bệnh rất nguy hiểm và khó điều trị nhưng vẫn có cơ hội chữa lành và kéo dài thời gian sống nếu có thể phát hiện sớm. Vậy những đối tượng gia đình có người mắc bệnh ung thư máu hoặc tiền sử bản thân mắc các bệnh về máu,… hay người bình thường có các triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu như trên thì nên đến các cơ sở y tế uy tín khám sớm nhất có thể hay tầm soát ung thư để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Đăng bởi: Võ Làm
Từ khoá: 8 điều cần biết về bệnh ung thư máu
Những Điều Bạn Cần Biết Về Người Yêu
Bài 4
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ NGƯỜI YÊU2. Đời sống tình cảm
Trước khi quyết định tiến đến hôn nhân với một người, bạn cần biết rõ quá khứ của người đó về mặt tình cảm. Đây là những câu hỏi bạn cần đặt ra cho chính mình hoặc nếu cần, có thể hỏi thẳng người đó: Người đó đã có gia đình chưa? Có đang yêu người nào khác không? Nếu trước kia người đó đã có người yêu, bạn cần biết rõ bây giờ người đó đã dứt khoát chưa, hoặc có còn quan hệ gì với người yêu cũ không?
Nếu không tìm hiểu kỹ càng bạn có thể gặp khó khăn, hoặc là lấy lầm người đã có gia đình hoặc bị liên lụy vào những rắc rối của một cuộc tình tay ba, và vô tình trở nên người đi tranh giành tình yêu của người khác.
Nếu bạn có cảm tình với một người mà biết người đó đã có người yêu rồi thì bạn nên rút lui là tốt hơn. Trong trường hợp bạn khám phá ra rằng người mình thương đã có gia đình, bạn phải cắt đứt ngay mọi liên hệ với người đó. Nếu không, bạn sẽ đi đến chỗ phạm tội tà dâm và khiến cho người đó phạm tội ngoại tình.
Có một thiếu nữ kia, mới 19 tuổi, chưa có kinh nghiệm trong việc giao tiếp với người khác phái. Một ngày nọ, thiếu nữ này gặp một người đàn ông nói năng ngọt ngào và cách cư xử rất là tế nhị. Cô gái thấy có cảm tình với người đó ngay. Sau vài ba lần gặp lại người đàn ông đó, cô gái yêu người đàn ông có một cách lạ lùng. Bạn của cô gái khi hay được điều đó liền can ngăn vì biết người đàn ông đó đã ly dị vợ và có hai con. Hơn nữa, người đó quá già so với tuổi cô gái. Nhưng vì đã bị tình yêu làm cho mù quáng, thiếu nữ kia không nghe lời cảnh cáo của bạn, trái lại nàng còn nghĩ rằng bạn ganh với mình nên đặt điều để bàn ra về chuyện tình yêu của mình. Cuối cùng, cô gái quyết định lấy người đàn o&acir c;ng lớn tuổi, để rồi chỉ hơn ba năm sau đó phải đau khổ vì người đàn ông đó đã bỏ nàng để chạy theo một người con gái khác.
Nhiều người đã tin Chúa, biết rõ Lời Chúa dạy về tội tà dâm và tội ngoại tình, nhưng vẫn thích phiêu lưu trong những mối tình tội lỗi. Họ gian díu với những người đã có gia đình và phá hỏng hạnh phúc của những người vô tội. Vì thế họ phạm tội với Chúa, làm ô Danh Chúa và cuối cùng chuốc lấy nhục nhã và đau khổ cho chính mình.
Nếu không thể tìm biết về quá khứ hay đời sống tình cảm của người mình muốn tiến đến hôn nhân với, bạn có thể hỏi bạn bè, bà con của người đó. Bạn cũng có thể hỏi anh chị em trong hội thánh, mục sư hay những người đáng tin cậy để biết rõ về người đó hơn.
Nếu không thể biết rõ về đời sống tình cảm trong quá khứ hay nguồn gốc gia đình của một người, bạn nên chờ đợi chứ đừng vội vàng tiến tới hôn nhân để rồi sau này phải ân hận. Nếu nghe những tiếng đồn không tốt về người mình yêu, bạn cũng nên cẩn thận, kiên nhẫn tìm hiểu đến nơi đến chốn trước khi quyết định.
Đừng vì lỡ yêu mà bạn cố tình gạt bỏ ngoài tai hoặc chấp nhận tất cả những điều không tốt bạn nghe về người yêu. Bao nhiêu người đã phải sống trong đau khổ suốt đời vì lỡ lấy người có một đời sống tình cảm không tốt đẹp.
3. Tính tình
Ngoài việc tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình và đời sống tình cảm của người yêu, bạn cũng cần có nhiều thì giờ gặp gỡ trò chuyện để biết được tính tình của người đó.
Muốn biết rõ tính tình của một người, chúng ta phải quen với người đó một thời gian khá lâu và phải tiếp xúc nhiều, trong những khung cảnh và trường hợp khác nhau. Nếu mới gặp một vài lần hoặc chỉ gặp trong những dịp đặc biệt, ở chỗ đông người và trong khung cảnh xã giao, chúng ta khó có thể biết rõ tính tình của một người.
Để tránh nhìn lầm người, bạn cần có nhiều cơ hội tiếp xúc với người bạn trai hay bạn gái của mình trong những khung cảnh bình thường của đời sống. Chẳng hạn như lúc làm việc, lúc ăn uống, lúc họp mặt với gia đình. Những lúc sinh hoạt tập thể như trong các kỳ trại, họp bạn, khi đi du ngoạn, v.v… Những lúc đó chúng ta sẽ biết được phần nào con người thật của một người. Nếu các bạn chỉ liên lạc với nhau bằng thư từ và điện thoại, hoặc chỉ thấy qua hình ảnh hay nghe người khác nói lại, bạn không thể biết rõ tính tình của người đó.
Những lúc làm việc mệt nhọc, khi gặp chuyện bất ngờ, bất trắc, chúng ta mới thấy rõ con người thật của người mình yêu. Lúc đó chúng ta sẽ biết người đó là người nóng nảy hay ôn hòa, nông nổi hay khôn ngoan. Cách người đó phản ứng trước khó khăn hay khi gặp chuyện không được như ý, đó mới chính là con người mà bạn sẽ phải va chạm mỗi ngày. Bình thường, khi mọi việc êm xuôi, tốt đẹp, cũng như ở chỗ đông người, ai cũng hòa nhã lịch sự, vui vẻ và dễ dãi nên chúng ta khó có thể thấy rõ con người thật của họ.
Bạn cũng cần nhìn thấy người yêu của mình khi người đó gặp chuyện lo lắng hay buồn phiền, khi đối diện với thử thách và cám dỗ. Những lúc ấy mới biết đó là người như thế nào, can đảm và trưởng thành hay nhút nhát và ấu trĩ. Nếu một người thiếu kỷ luật, quá nhu nhược hay quá cứng rắn, những tính đó sẽ lộ ra.
Không gì khổ cho bằng phải sống bên cạnh một người chồng hay người vợ khó tính hoặc không trưởng thành, lúc nào cũng đòi hỏi người khác phải chiều chuộng và để ý đến mình. Những người đó không khác gì những đứa con khó tính mà chúng ta phải vừa chiều vừa sợ. Người ta thường nói: “Ở trong chăn mới biết chăn có rận.” Hoặc “Thức khuya mới biết đêm dài, ở lâu mới biết dạ ai thế nào.”
Nói về tính tình của một người, bạn cũng cần nhớ rằng, khi tìm người bạn đời, chúng ta đừng quá chú trọng đến sắc đẹp bên ngoài như: vóc dáng, vẻ mặt, mái tóc, ánh mắt, nụ cười. Cũng đừng chú ý đến tiền của, bằng cấp hay địa vị trong xã hội, nhưng hãy để ý đến tâm tính. Hãy để ý xem đó là người lạc quan hay bi quan, thực tế hay lãng mạn, thành thật hay khách sáo, chân thật hay giả dối, rộng rãi hay ích kỷ, hiền lành, dễ chịu hay nóng nảy, khó tính.
Vẻ đẹp bề ngoài rồi sẽ tàn phai, chỉ có vẻ đẹp bên trong mới lâu bền và là điều mang lại thoải mái và bình an cho đời sống. Khi hỏi về mẫu chàng trai lý tưởng, các cô thường nói: Người tôi yêu phải có bằng cấp này nọ, có địa vị trong xã hội, phải đẹp trai và ít nhất là cao hơn tôi một cái đầu. Các anh thì nói: Tôi thích các cô có mái tóc dài, đôi mắt đẹp, khuôn mặt trái xoan, v.v… Những người nói như thế không biết rằng những điều họ mơ ước đó chẳng giúp ích gì cho việc gây dựng hạnh phúc gia đình.
Thật ra, trong thực tế, vẻ đẹp bên ngoài của người bạn đời không những không ích lợi mà có khi còn nguy hiểm nữa. Có khi chính vì vẻ đẹp đó mà gia đình tan nát. Tính tình của một người là điều ta sẽ phải đụng chạm mỗi ngày và là thực tế ta phải đối diện, vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng.
Lời Chúa trong Châm Ngôn 31:30 cho biết: “Duyên là giả dối, sắc lại hư không; nhưng người nữ nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi.” Đối với phái nam, chúng ta cũng có thể nói: “Hào hoa là giả dối, đẹp trai lại hư không, nhưng người nam nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ được khen ngợi.”
Sứ đồ Phi-e-rơ cũng khuyên các bà các cô hãy trau giồi vẻ đẹp bề trong. Ông nói: “Chớ tìm kiếm sự trang sức bề ngoài, như gióc tóc, đeo đồ vàng, mặc áo quần loè loẹt; nhưng hãy tìm kiếm sự trang sức bề trong, giấu ở trong lòng, tức là sự tinh sạch chẳng hư nát của tâm thần dịu dàng im lặng, ấy là giá quý trước mặt Đức Chúa Trời” (I Phi-e-rơ 3:3-4).
Có người nói rằng, nếu anh quyết định chọn một cô gái làm vợ vì sắc đẹp của nàng thì chẳng khác gì anh mua một cái nhà chỉ vì màu sơn bên ngoài của cái nhà đó. Khi về sống với nhau, sắc đẹp không đem lại cho ta hạnh phúc nếu sắc đẹp đó không kèm theo một bản tính nhân hậu, hiền hòa và một tấm lòng kính sợ Chúa.
Nói về tính tình của người yêu, nếu một người dù là nam hay nữ mà có tính nói nhiều, nhất là nói những chuyện bông đùa, không đáng nói, hoặc nói cách huênh hoang khoác lác, đó là người không nghiêm chỉnh và không đàng hoàng, chuyện gì cũng có thể đùa cợt. Có người khi còn trẻ có tính bông đùa, bỡn cợt, đến khi lớn tuổi vẫn không thay đổi, vì thế không thể dạy dỗ con cái cách nghiêm chỉnh. Ngay cả những người nói quá ngọt ngào hay quá khéo léo, bạn cũng phải cẩn thận, những người như thế thường không thành thật. Tuy nhiên, cũng có những người nói nhiều nhưng vô hại, vui vẻ và vui tính. Điều quan trọng là bạn cần biết rõ người bạn trai hay bạn gái của mình là người như thế nào, và bạn có hợp với người có tính tình như thế hay không.
Một điểm khác bạn cũng cần để ý, đó là có những người khi yêu thường có tính ích kỷ và hay ghen. Những người như thế thường muốn kiểm soát và nắm giữ người yêu trong mọi phương diện. Điều này có thể khiến bạn sung sướng vì thấy mình quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bước vào hôn nhân với người có tính ích kỷ và độc tài như thế, đời sống vợ chồng sẽ dễ có nhiều căng thẳng và bất hòa.
Có người sau khi tìm hiểu, thấy người yêu của mình là người khó tính, ai cũng sợ, nhưng vẫn cứ quyết định lập gia đình với người đó, vì nghĩ rằng mình sẽ thay đổi được tâm tính của người đó. Đây là một suy nghĩ sai lầm. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể thay đổi tính tình của vợ hay chồng mình, chỉ một mình Chúa có thể thay đổi lòng người.
Minh Nguyên
Những Điều Cần Biết Về Khách Sạn Ở Nhật Bản
“Sướng như ở khách sạn” rồi, sao phải lo. Không hoàn toàn đúng. Đặc biệt, các bạn du lịch tự túc tự book khác sạn, hãy bỏ túi những điều cần biết về khách sạn ở Nhật bản sau đây để không làm hỏng chuyến đi. Khách du lịch lần đầu đi Nhật cũng nên để tâm.
Lưu ý khi lưu trú khách sạn ở Nhật Bản Phòng Kiểu nhật … có thật đẳng cấp?phong-khach-san-kieu-nhat
Khách sạn kiểu Nhật, hoặc phòng kiểu Nhật ở trong khách sạn thường có giá cao hơn so với phòng chuẩn Châu Âu. Du khách rất thích trải nghiệm phòng kiểu Nhât, tuy nhiên bạn cần phải biết, thực sự như thế nào để không thất vọng, tự làm hỏng chuyến đi của mình. Kiểu Nhật có nghĩ là …nằm ngủ sàn, người ta sẽ chuẩn bị cho bạn tấm trải và chắn đắp (nếu mùa lạnh) trong tủ đồ, vậy nên đừng có bảo “ôi, tôi bị lừa, vào phòng gì chẳng có giường đâu, phải trải thảm nằm giữa nhà như ăn mày”. Ngoài ra thì kiểu Nhật cũng có nghĩa là hoài cổ, nên bạn đừng có than phiền nếu thấy ấm trà đun nước cổ, tivi đá tảng.
Phòng nhỏ, nhà nghỉ share phòng và khách sạn con nhộng (Capsule Hotel)Nhật bản là quốc đảo, ít đất nên khách sạn, nhà ở theo đó được thiết kế nhỏ gọn, đủ dùng, nhưng rất tiện lợi, tiện nghi. Bạn đừng quá ác cảm nếu lỡ thấy chuẩn phòng 3* sao lại bé thế. Đặc biệt lưu ý với các bạn tự đặt phòng, hãy chắc chắn giá rẻ nhưng đúng phòng theo yêu cầu. Hiện ở Nhật rất phổ biến nhà nghỉ chia phòng (một phòng có nhiều giường), khách sạn Con nhộng (Capsule Hotel) mà đối với Việt Nam vẫn còn khác xa lạ, nên đôi khi các bạn thấy phòng rẻ, đặt đại, sau mới tá hỏa “trời ơi, chỉ là cái giường để ngủ, chứ khách sạn gì đây”.
Muôn sự cái Nhà Vệ Sinhtoilet-khach-san-o-nhat
Toilet (nhà vệ sinh) là đề tài nói ko hết mỗi khi đề cập đến Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt để ý đến nhà vệ sinh, từ nhà riêng cho đến công cộng, toilet chỗ nào cũng sạch sẽ, tiện lợi, đầy đủ chức năng. Nhiều chuyện để nói lắm, nhưng thôi bạn đến Nhật Bản CẦN phải biết những điều tối thiểu sau đây.
Cần thận với hệ thống nút bấm: Muôn cái sự tiện lợi, tự động chức năng đây. Các bảng tự động thường chỉ bằng tiếng Nhật, số ít bằng tiếng Anh. Cách tốt nhất là bạn xem kỹ, nếu cần thì hỏi, đừng ngại. Hãy biết các nút cơ bản là nhấn để rửa hậu môn, rửa “hàng của chị em”, điều chỉnh nóng lạnh. Đừng để bất ngờ khi ngồi xuống nhấn phát nước bắn lên, sợ quá nhảy cẫng nước bắn ra cả nền.
Đồ uống chẳng thấy ở đâu?Nhiều khách sạn, bạn vào phòng ngoài đồ free chẳng thấy đồ uống đâu? Xin thưa là ở ngoài hành lang tầng nào đó (thường là tầng trệt) sẽ có máy bán đồ uống tự động, đủ loại.
Tắm chung thì hãy …ở truồngtam-tap-the-coi-truong-o-nhat-ban
Mát xa … đừng lân la “mát gần” Kênh phim người lớn trong khách sạnkenh-nguoi-lon-khach-san-osaka-plaza
Nhật bản cởi mở, chẳng phải lén lút gì chuyện trong khách sạn có kênh Phim người lớn cả. Có 2 điều bạn phải lưu ý khi đến khách sạn mà có kênh người lớn. Thứ 1, đảm bảo bỏ các tờ rơi, tờ bướm ra khỏi mắt trẻ em (nếu bạn đi cùng trẻ em). Thứ 2, kênh người lớn tính tiền, không miễn phí.
Đăng bởi: Nguyễn Tâm Anh
Từ khoá: Những điều cần biết về Khách sạn ở Nhật Bản
Xyanua Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Xyanua – Vietchem
Tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những biểu hiện: khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp.
Chỉ cần 50mg – 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.
2. Nguồn gốc của Xyanua
Từ quá trình công nghiệp: Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ. Đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, nó là độc chất chính gây ô nhiễm.
Từ các nguồn khác: Xuất phát từ xe cộ, ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa xyanua. Cyanide có trong những bãi chôn lấp có thể làm nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
3. Có điều chế xyanua được không?
2CH4 + 2NH3 + 3O2 → 2HCN + 6H2O
HCN + NaOH → NaCN + H2O
4. Khi khi ngộ độc xyanua phải làm sao?
Giai đoạn 2: Người bị nhiễm sẽ bắt đầu co giật, khó thở, tụt huyết áp và bị giảm thông khí.
Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối, giảm trương lực cơ và mất phản xạ, bị trụy tim mạch, hạ oxy trong máu và dẫn đến tử vong.
Khi khi ngộ độc xyanua phải làm sao
5. Một số thông tin về xyanua có thể bạn chưa biết
5.1 Xyanua là một trong những chất độc nhất trên Trái Đất
6. Một số thông tin về Natri Xyanua NaCN
Được sử dụng nhiều trong công nghiệp mạ và công nghiệp tuyến quặng.
Lưu ý: Những cơ sở bán NaCN cần đảm bảo hóa chất này được đóng trong thùng kim loại chắc chắn và luôn có biển cảnh báo hóa chất gây nguy hiểm.
Một số thông tin về Natri Xyanua NaCN
7. Một số thông tin về Kali Xyanua KCN
7.1 Kali xyanua là gì?
Hóa chất này có mùi rất giống quả hạnh nhân và bề ngoài cùng màu sắc của chất khá giống đường, tan rất nhiều trong nước.
Nó có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) hòa tan được trong nước (rất ít chất có khả năng này). Chính vì vậy mà chúng được sử dụng trong ngành kim hoàn để mạ hay đánh bóng bằng phương pháp hóa học, sử dụng trong ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.
7.2 Kali Xyanua độc hại như thế nào?
Kali Xyanua là một chất không màu, có mùi thơm giống hạnh nhân.
Đây là một trong những chất kịch độc nhất trên thế giới:
Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu thì nó là chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL) của OSHA là 5 mg/m3.
Chỉ với 500 gram chất độc khủng khiếp này, 2.500 người có thể bị giết chết trong một thời gian rất ngắn.
8. Xyanua mua ở đâu? Gợi ý địa chỉ mua natri xyanua, kali xyanua uy tín, chất lượng
Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo và giá thành tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Hệ thống chuyên viên chuyên nghiệp với kiến thức sâu và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
Cung cấp đầy đủ chứng từ, hóa đơn hàng hóa khi giao nhận hàng.
Thủ tục thanh toán đơn giản, tiết kiệm thời gian công sức cho hệ thống khách hàng.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua hóa chất natri xyanua NaCN, kali xyanua KCN của Công ty VIETCHEM hãy liên hệ ngay số Hotline 0826 010 010 hoặc truy cập trực tiếp website chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ hệ thống các chuyên viên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Các Bệnh Rối Loạn Chuyển Hóa Mỡ trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!