Bạn đang xem bài viết Toàn Phúc Hoa: Loài Hoa Có Công Dụng Trị Ho được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1.1. Nhận biết dược liệuToàn phúc hoa là cây sống nhiều năm, cao 30 – 80cm. Thân màu lục hoặc màu tía. Lá ở bộ phận giữa thân cây, hình thuôn hoặc hình tròn dài, đầu mũi mác. Lá hầu như không có cuống, phiến lá nguyên hoặc khía răng cưa. Mặt trên ít lông hoặc không có lông, mặt dưới có lông nhỏ như bông.
Cụm hoa hình đầu, bao chúng hình bán cầu, hoa có cánh hình màu vàng. Quả nang hình trụ tròn.
Mùa hoa: tháng 6 – 10; mùa quả: 9 – 11.
1.2. Phân bố, thu hái
Loài cây này chưa thấy trồng và khai thác ở Việt Nam, thường được nhập từ Trung Quốc.
Hoa được thu hái vào mùa hè và thu khi hoa đã nở.
1.3. Bộ phận dùngDùng hoa hoặc toàn cây, loại bỏ tạp chất, sàng bỏ sạch là dùng được.
Chú ý: Khi sắc vị thuốc này cần gói vào trong vải.
1.4. Thành phần hóa họcChủ yếu có chứa quercetin, isoquercetin, acid caffeic, chlorogenic acid, taraxasterol, britannin, inulicin…
Toàn phúc hoa có vị đắng, cay, mặn, hơi có độc. Quy vào 3 kinh Phế, Tỳ và Đại tràng.
Tác dụng trừ đờm, chống nôn, trị ho, hen, nôn ọe, ngực đầy tức, đau hông, trị phù.
3.1. Kháng viêm
Viêm là tình trạng phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân có hại, giúp bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kéo dài, nặng lên hay thường xuyên xảy ra cũng ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể.
Nghiên cứu phát hiện ra hoạt chất chiết từ hoa có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế biểu hiện NO, iNOS và cytokine. Điều chỉnh giảm hoạt hóa NF-κB thông qua việc ức chế phosphoryl hóa IκBα và kinase MAP chứa trong đại thực bào.
3.2. Chống dị ứngNghiên cứu trên chuột in vitro và in vivo cho thấy, chiết xuất Toàn phúc hoa điều chỉnh việc tạo và thoái hóa eicosanoids thông qua việc ngăn chặn các con đường truyền tín hiệu qua trung gian SCF. Qua đó, nó giúp ngăn ngừa các bệnh viêm dị ứng.
3.3. Giảm béo phì 3.4. Hạ đường huyết
Polysacarit chiết xuất từ Toàn phúc hoa có khả năng cải thiện tình trạng tăng đường huyết ở chuột bị gây tiểu đường bằng alloxan hoặc streptozocin.
4.1. Chữa ho hen có nhiều đờmToàn phúc hoa 12g, Bán hạ 10g, Tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
4.2. Chữa vị khí hư nhược, đờm trọc trở ngăn, ngực đầy tứcToàn phúc hoa 12g. Nhân sâm, Sinh khương mỗi vị 20g. Đại giả thạch 40g, Cam thảo, Bán hạ mỗi vị 10g. Đại táo 10 quả. Sắc uống.
4.3. Chữa đờm ngăn trở gây khí nghịch ói đàm, bụng đầy trướngToàn phúc hoa, Trần bì, Sa sâm, Phục linh, Sinh khương mỗi vị 12g. Bán hạ 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 3 quả. Sắc uống.
4.4. Chữa tim tức đầy, ợ ngược nôn nấcBán hạ 8g, Chích thảo 6g, Đại giả thạch 12g, Đại táo 3 quả, Nhân sâm 12g, Sinh khương 12g, Phục linh 14g, Tuyền phú hoa 12g. Sắc uống.
Toàn phúc hoa có nhiều công dụng: giúp trị hen suyễn, đầy tức ngực… Bạn đọc cần lưu ý gói vào vải trước khi sắc. Đồng thời, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn về liều lượng và cách dùng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ý Nghĩa Hoa Sen Là Gì? Hoa Sen Có Tác Dụng Gì?
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
1. Ý nghĩa hoa sen
1.1. Ý nghĩa màu sắc hoa sen
Chắc chắn rằng bạn đã từng một lần trầm trồ trước vẻ đẹp choáng ngợp của hồ sen ở Tây Hồ. Những đóa hoa sen rạng rỡ, tỏa sáng cả một vùng trời, mùi thơm thoang thoảng, không hề bị hòa lẫn với những mùi “hôi tanh”, hoa sen gắn liền với nghệ thuật Phật giáo, đi vào cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Hoa sen được ưa chuộng trong trang trí nhà cửa trong những dịp lễ quan trọng hay trở thành món quà ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, tán dương phẩm chất thanh cao, trong sạch của người tặng.
Hoa sen xanh Hoa sen trắngTượng trưng cho sự tinh khiết, thanh cao, thuần khiết trong tinh thần hoặc sự tịnh tâm của người nào đó.
Hoa sen tím Hoa sen hồngTượng trưng cho loài hoa tối cao, biểu tượng của Đức Phật. Ý nghĩa của hoa sen hồng còn gắn liền với vẻ đẹp bình dị, tinh thần kiên cường, mãnh liệt của con người, thiên nhiên Việt Nam.
Hoa sen đỏ1.2. Ý nghĩa màu sắc hoa sen trong phong thủy
Từ xa xưa, hoa sen đã giữ một vị trí quan trọng trong nghệ thuật phong thủy như một loài hoa đem lại nguồn khí vượng cho gia chủ. Đại diện cho sự thuần khiết, thoát tục, thanh cao. Việc trưng bày các vật phẩm như đĩa sen, cành sen, đèn thờ hoa sen trong căn nhà sẽ mang đến sự ấm cúng, nhẹ nhàng, thanh tịnh cho tổ ấm của bạn. Những bức tranh hoa sen nghệ thuật còn đem đến nguồn năng lượng tốt đẹp, xóa tan mọi phiền muộn, điều hòa khí vượng, tăng sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.
1.3. Ý nghĩa hoa sen trong Phật giáo
Trong nghệ thuật Phật giáo, hoa sen luôn được coi là biểu tượng trong kiến trúc, công trình nổi tiếng, phải kể đến Chùa Một Cột, Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, Chùa Tây Phương. Ý nghĩa hoa sen gắn liền với sự giác ngộ, thoát khỏi kiếp bụi trần, chốn bùn nhơ, vượt qua mọi cám dỗ, sự tham lam giữa dòng đời ngược xuôi.
2. Ý nghĩa hoa sen tặng mẹ
Đặc biệt hơn, hoa sen còn đại diện cho nét đẹp người phụ nữ Việt Nam nhẹ nhàng, duyên dáng, tinh khôi. Bó hoa sen nhân ngày 20/10 là một món quà vô cùng tinh tế dành cho đấng sinh thành, thể hiện sự thanh cao, lòng biết ơn của người con dành cho mẹ. Nét đẹp thanh lịch của đóa hoa sen, vẻ đẹp bình dị mà trang nhã, giàu ý nghĩa, bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến hoa sen đặc biệt đến nhường nào!
3. Hoa sen có tác dụng gì?
Được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam, đại diện cho sự tinh khiết trong nghệ thuật Phật giáo và đạo Hindu, ý nghĩa của hoa sen không dừng lại ở mặt câu từ mà còn được chứng minh về tác dụng y học đối với sức khỏe con người. Hạt sen không những bổ dưỡng mà còn trở thành một bài thuốc, một món ăn vặt lâu đời của người dân Việt Nam.
3.1. Làm dịu dạ dày
Là một trong những thần dược làm dịu dạ dày, hoa sen được biết đến như một bài thuốc trong y học cổ truyền Trung Hoa. Đơn giản nhất, bạn chỉ cần ngâm hạt sen trong nước ấm vài giờ, thêm đường cho vừa ăn và sử dụng ngay. Tuy nhiên, bài thuốc này không thích hợp với những người bị tiêu chảy.
3.2. Chữa bệnh mất ngủ lâu năm
3.3. Giảm lượng đường huyết và cholesterol
Bên cạnh đó, củ sen còn cực kỳ hữu ích trong quá trình giảm cân “dài hơi” của bạn bởi nó giàu chất xơ và carbohydrate phức tạp. Sự kết hợp giữa hai thành phần này tạo nên công thức tuyệt vời giúp kiểm soát lượng cholesterol và đường huyết và duy trì quá trình tiêu hóa ổn định cho cơ thể bạn.
3.4. Giảm viêm
Theo nghiên cứu gần đây, hạt sen đỏ và hạt sen trắng là bài thuốc tự nhiên giúp kháng viêm mạnh mẽ nhờ hai loại polysaccharide có trong tâm sen. Ngoài ra, hạt sen có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, rất hữu ích cho quá trình làm đẹp của bạn.
3.5. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Cách cắm hoa sen đẹp: cắm hoa sen vào bình, cắm hoa sen nở lâu tàn
Những Loài Hoa Mùa Xuân Ở Nhật Bản
Sau những ngày đông dài lạnh lẽo, cuối cùng mùa xuân cũng đến trên xứ sở hoa anh đào. Du khách di du lich Nhat Ban bước từng bước nhẹ nhàng trên những con phố nhỏ, những tia nắng ấm áp khiến cho các nụ hoa bừng nở. Hoa anh đào là loài hoa mùa xuân nổi tiếng của Nhật Bản, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều loài hoa xinh đẹp khác. Hãy đến với đất nước mặt trời mọc để hòa mình vào không gian tràn ngập hương sắc của những loài hoa mùa xuân ở Nhật Bản thôi nào!
Hoa anh đào
Mỗi khi nhắc đến du lịch Nhật Bản, bạn không thể nào không nhắc đến loài hoa với một cái tên thân thương “xứ sở hoa anh đào”. Hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản, thường nở vào cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 4 hàng năm. Hoa nở rộ ở hầu như khắp các thành phố và tỉnh thành ở Nhật Bản, nhiều nhất có thể kể đến là thủ đô Tokyo, thành phố Osaka, đảo Hokkaido, núi Phú Sỹ, thị trấn Miyagi.
Bất giác giật mình, bạn sẽ không thể nào tin vào mắt mình bởi sự thanh thoát mà hoa anh đào mang lại. Không quá nổi bật bởi màu sắc, không quá lộng lẫy bởi quy mô nhưng chắc chắn một điều rằng, hoa anh đào đủ khiến bạn phải say lòng bởi sự lung linh của nó.
Hàng trăm ngàn du khách thập phương xếp hàng dài tề tựu về chốn này để ngắm nhìn cả thiên đường hoa anh đào nở rộ, nhất là trong các tour du lịch Nhật Bản mùa hoa anh đào.
Hoa chi anh
Ngoài hoa anh đào, mùa xuân ở Nhật Bản còn có hoa chi anh, còn gọi là hoa Shibazakura, được coi là một trong những loài hoa đặc trưng cho mùa xuân Nhật Bản rực rỡ và đầy màu sắc. Hoa chi anh là biểu tượng của “trái tim rụt rè, sự kiên nhẫn và niềm hi vọng”.
Thời điểm nở rộ của hoa chi anh là từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5. Du khách đi du lich Nhat Ban sẽ phải bất ngờ và choáng ngợp bởi khả năng làm mới mình của hoa chi anh, với đủ gam màu từ hồng đến tím, màu tía, xanh lam và đỏ tạo nên những thảm hoa đẹp hơn bao giờ hết.
Hoa cải dầu
Hoa Cải dầu còn có tên gọi khác là Nanohana. Theo ngôn ngữ của loài hoa, Nanohana tượng trưng cho “sự tràn đầy năng lượng, hạnh phúc nhỏ nhoi, sự tranh giành”.
Cây cải dầu có thể ăn được, vị hơi đắng. Người ta dùng loại này để luộc hoặc làm món tempura, và thưởng thức nó như một hương vị của mùa xuân.
Mùa hoa cải dầu tại Aomino nở rộ vào khoảng tháng 3 và tháng 4 trong năm, cải dầu nở hoa vàng rực rỡ. Những cánh đồng hoa đua nhau khoe sắc tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp vô cùng ấn tượng. Đây cũng chính là lý do thu hút rất nhiều du khách đến tham quan Aomino khi đi tour du lịch Nhật Bản.
Hoa đỗ quyên
Hoa đỗ quyên biểu thị cho “tình yêu đầu tiên, niềm vui trong tình yêu và sự đam mê”, là loài hoa đặc trưng của mùa xuân đất Nhật.
Đỗ quyên được trồng nhiều ở trong công viên Nagushiyama, thuộc tỉnh Nagasaki với hơn 100.000 bụi hoa. Khi hoa bung nở tạo nên cảnh sắc thật rực rỡ nhưng không kém phần lãng mạn, thích hợp cho những du khách đi du lịch Nhật Bản yêu thích không gian lung linh đầy màu sắc. Loài hoa này cũng mang ý nghĩa biểu thị mối tình đầu, niềm vui trong tình yêu và sự đam mê.
Vào khoảng tháng 4 hằng năm, hoa đỗ quyên bắt đầu nở rộ và tuyệt đẹp, và đặc biệt là thời điểm khai hội Bunkyo Tsutsuji để người yêu hoa đỗ quyên tề tựu thưởng lãm. Bunkyo Tsutsuji được tổ chức tại ngôi đền Nezu Bunkyoku – nơi đây có khu vườn rộng lớn với hơn 3.000 cây – thuộc 50 loại khác nhau của đỗ quyên.
Đến tháng 5 là thời điểm hoa đỗ quyên bung cánh. Hoa chủ yếu có những màu tươi như đỏ, hồng, tím đỏ và trắng, mang đến một không gian tràn ngập sắc hoa cho du khách đi tour nhat ban.
Để có cơ hội ngắm nhìn và tìm hiểu những loài hoa mùa xuân ở Nhật Bản, bạn hãy chọn một tour du lịch Nhật Bản 5 ngày 4 đêm đồng hành cùng Global travel – 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 để nhận được nhiều chương trình ưu đãi và hấp dẫn.
Cà Dại Hoa Tím: Công Dụng Và Cách Dùng
1.1. Mô tả về dược liệu
Là loại cây nhỏ, cao gần 1m, phân cành nhiều. Thân và cành có lông hình sao và gai xong màu nâu nhạt. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 5 – 7 cm, rộng 2,5 – 5cm, hai mặt có gai rải rác ở gân, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có lông trắng, cuống có lông và gai.
Cụm hoa mọc thành chùm ở ngoài kẽ lá gồm nhiều hoa màu lam tím, đài hình chuông, 5 thùy, có lông và gai.
Quả mọng, hình cầu, màu đỏ hay vàng da cam khi chín, nhẵn, hạt hình đĩa màu vàng.
Mùa hoa quả: từ tháng 1 – 6.
1.2. Phân bố sinh thái
Solanum L là một chi lớn trong họ Solanaceae. Ở Việt nam, Cà dại hoa tím mọc ở khắp nơi, từ vùng núi thấp (dưới 1000m) đến trung du và đồng bằng. Các tỉnh ở vùng trung du thường gặp nhiều hơn. Là cây ưa ẩm và ưa sáng, cây thường mọc ven đồi, ven đường đi hoặc trong các trảng bụi trên đất sau nương rẫy.
1.3. Bộ phận dùng
Nhân dân thường dùng rễ và các phần như quả, hoa, lá của cây để làm thuốc.
1.4. Thành phần hóa học
Quả Cà dại hoa tím chứa solasonin, diosgenin. Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,2 – 1,8%. Ngoài ra còn có dầu béo 10,1% bao gồm các acid béo.
Lá chứa diosgenin và solanin. Rễ có solanin.
2.1. Tác dụng chống viêm
Đã tiến hành áp dụng các phương pháp như gây phù thực nghiệm chân chuột cống trắng bằng kaolin, gây u hạt thực nghiệm với amian. Khảo sát ảnh hưởng trên trong lượng tuyến ức chuột cống non để nghiên cứu và đã chứng minh rễ và phần trên mặt đất của dược liệu, có tác dụng chống viêm đối với cả 2 giai đoạn cấp tính và mạn tính của phản ứng viêm.
Đồng thời cây cũng có tác dụng gây teo tuyến ức chuột cống đực non. Đã so sánh hoạt tính chống viêm của cây với những thuốc chống viêm tiêu chuẩn, nhận thấy hoạt tính chống viêm phụ thuộc vào liều.
2.2. Ảnh hưởng trên huyết áp
Cao toàn phần chiết từ toàn bộ cây được thử nghiệm về nhiều hoạt tính sinh học và chứng minh có ảnh hưởng đến huyết áp. Ngoài ra còn tác dụng trên ung thư biểu mô mũi – hầu người trong nuôi cấy mô, và trên bệnh bạch cầu siêu vi khuẩn Friend ở chuột nhắt trắng.
2.3. Khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương
Một enzym chiết từ quả có tác dụng gây thủy phân protein, giống như trypsin của tuyến tụy. Solanin chiết xuất từ lá và quả cà dại hoa tím có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương ở thỏ, gây nhanh nhịp tim ở thỏ và chuột cống trắng, gây nhịp thở nhanh hoặc nhịp thở chậm ở thỏ.
2.4. Các tác dụng khác
Chiết suất từ cây có tác dụng làm tăng lực co cơ tim ở ếch, làm tăng đường máu ở chuột cống trắng, ức chế cholinesterase huyết tương ở người. Ngoài ra còn có thể gây độc hại đối với phôi ở chuột cống và chuột nhắt trắng.
Solanin ức chế sự phát triển của một số lớn nấm. Cao cồn chiết từ quả có hoạt tính kháng khuẩn đối với tụ cầu vàng và Escherichia coli. Cao chiết từ lá cũng ức chế E.coli. Một số hoạt tính dược lý khác của các cây chi Solanum là chống co thắt, hạ cholesterol máu và chống HIV – I.
Cà dại hoa tím có trong thành phần một bài thuốc cổ truyền của Ấn độ gồm nhiều dược liệu thảo mộc và một số chất khoáng, được coi là có tác dụng bảo vệ chống tăng huyết áp và thiếu máu cục bộ. Đã chứng minh bài thuốc này có hoạt tính giảm lipid máu ở chuột cống trắng. Bài thuốc gây ức chế rõ rệt sinh tổng hợp cholesterol ở gan và làm tăng thải trừ acid mật trong phân.
Rễ cây được nhân dân dùng làm thuốc chữa ho, hen, sốt và để lợi tiểu. Có khi dùng để chống nôn và tẩy nhẹ. Ngày uống 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc.
Rễ cây còn được dùng để chữa đau răng, dưới dạng thuốc sắc đặc và dùng ngâm. Rễ được giã nhỏ và được dùng điều trị loét mũi. Quả được coi là độc, có tác dụng nhuận tràng và làm dễ tiêu.
Rễ cà dại hoa tím có trong thành phần một số bài thuốc cổ truyền Ấn độ được áp dụng để điều trị sỏi niệu dưới dạng nước sắc như sau:
Rễ các cây: cà dại hoa tím, cỏ xước, cam thảo dây, núc nác, cà trái vàng, hương lâu, hoa ban, toàn cây sam trắng, rau má, quả gai chống, nhân táo chua và một số dược liệu khác.
Rễ cà dại hoa tím, thân rễ riềng nếp, rễ các cây: cà trái vàng, ké hoa vàng, sâm rừng, thóc lép, thầu dầu, quả gai chống và một số dược liệu khác.
bạch hoa xà, hổ vĩ, thóc lép, núc nác, sâm rừng, tiết dê, quả cây gai chống, hạt táo chua và một số dược liệu khác.
Rễ các cây: cà dại hoa tím,, hổ vĩ, thóc lép,, sâm rừng, tiết dê, quả cây gai chống, hạt táo chua và một số dược liệu khác.
Dùng ngoài, lá và quả giã nhỏ chà xát lên chỗ ngứa để chữa ngứa.
Cà dại hoa tím được dùng nhiều trong y học dân gian không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác. Tuy nhiên liều lượng sử dụng còn phụ thuộc vào cơ thể mỗi người. Quý độc giả cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bác sĩ Phạm Thị Linh
Ý Nghĩa Và Công Dụng Bất Ngờ Của Hoa Xuyến Chi
Nguồn gốc, ý nghĩa hoa xuyến chiHoa xuyến chi có tên khoa học là Bidens Pilosa và có nhiều cách gọi khác như: Hoa đơn buốt, hoa đơn kim, cây cúc áo, song nha lông hay quỷ châm thảo. Đây là loài cây thuộc cây thân thảo, có hoa và thường mọc thành bụi.
Hoa xuyến chi mang ý nghĩa rất đặc biệt: Bên nhau mãi mãi, xuất phát từ sự tích về loài hoa này. Bên cạnh đó, loài hoa này còn thể hiện sự ngây thơ, trong sáng và mỏng manh của những người con gái nông thôn. Thêm nữa, do có thể sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng khô cằn nên hoa xuyến chi còn là biểu trưng cho sự bền bỉ, mạnh mẽ nữa đấy.
Đặc điểm, phân loại hoa xuyến chiXuyến chi có chiều cao khoảng 1m, lá đơn có cuống dài và thường mọc đối, lá chét có cuống ngắn hình mác, phần đáy hơi tròn, mép lá chét thường có hình răng cưa to và có thể có lông thưa.
Cành thường mọc theo nhóm, cụm hoa màu vàng và có gai. Hoa xuyến chi thường có từ 3 đến 5 cánh, có màu trắng và bao quanh nhụy vàng. Phần nhụy hoa sau này sẽ thành hạt có dạng quả bế và đầu hạt sẽ có gai.
Sự tích về loài hoa xuyến chi
Hoa xuyến chi gắn với câu chuyện khá buồn, chuyện kể rằng: Ngày xưa có một cô gái có giọng hát vô cùng tuyệt vời làm say đắm không biết bao nhiêu chàng trai. Tuy nhiên, vì vẻ ngoài xấu xí nên cô gái ấy chưa từng nhận được sự yêu thương từ người khác.
Đến một ngày, bỗng nhiên có một chàng lữ khách đi ngang và đem lòng yêu giọng hát của cô. Anh chàng ấy đến bắt chuyện với cô, quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho cô. Đây là lần đầu tiên người con gái ấy nhận được sự yêu thương từ một người xa lạ nên cô lầm tưởng đây chính là tình yêu mà cô mong ước bấy lâu. Cô không chút hoài nghi đắm chìm vào thứ hạnh phúc mà chàng trai ấy mang đến.
Tuy nhiên, bữa tiệc nào mà chẳng có lúc tàn, chàng lữ khách sau cùng cũng rời bỏ cô một cách chóng vánh mà không có một lời từ biệt nào. Mặc cho trái tim đang rỉ máu kia, cô vẫn ôm một tia hy vọng mỏng manh rằng chàng trai ấy rồi sẽ về lại bên cô. Từng ngày cứ thế trôi, cô đợi mãi cho đến khi kiệt sức và gục xuống tại nơi mà hai người từng bên nhau.
Rất lâu về sau, tại nơi mà người ta thường gặp cô đã mọc lên một loài hoa không tên với cánh hoa màu trắng cùng nhụy hoa vàng ươm rất đẹp mắt. Loài hoa này sẽ gửi gắm những hạt hoa nhỏ vào gấu quần của những người qua đường như một cách để níu lấy và nhận được sự quan tâm của họ. Vì lẽ đó, loài hoa này đã được đặt cho cái tên: Hoa xuyến chi.
Tác dụng đối với sức khoẻ
Chữa các bệnh đau nhức.
Chữa bệnh viêm dạ dày.
Chữa bệnh mề đay hay da mẩn ngứa.
Chữa đau mắt.
Chữa đau răng.
Chữa bệnh kiết lỵ.
Chữa nóng trong người.
Giúp sát trùng vết thương do động vật cắn.
Trị vết thương hở, tụ máu.
Nguyên liệu làm món ăn, đồ uốngCây xuyến chi có thể ăn được, tuy nhiên không phải cả cây đều ăn được, phần ăn được của xuyến chi chỉ có phần ngọn thôi và thường phải hái khi còn non, khi ăn có vị bùi và hơi giòn. Ngoài ra, mật ong hoa xuyến chi là loại mật ong sạch, có độ trong suốt cao, không chứa các chất độc hại nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cách trồng hoa xuyến chi tại nhàĐối với nhiệt độ trồng hoa xuyến chi
Để xuyến chi có thể phát triển tốt nhất, bạn nên giữ cho nhiệt độ nơi trồng cây dao động từ 18 – 30 độ C và có đầy đủ độ ẩm và ánh sáng.
Đối với đất trồng và kỹ thuật trồng
Chọn giống: Bạn nên chọn những cây trưởng thành vì khả năng chịu hạn cũng như tỷ lệ sống sót của cây sẽ cao hơn những cây còn non. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn những cây chưa có hoa vì khi mới trồng, cây chưa kịp thích ứng, nên sẽ không có đủ dinh dưỡng để thân vì tất cả dinh dưỡng đã tập trung để nuôi hoa.
Cách chăm sóc hoa xuyến chi Lưu ý khi trồng cây hoa xuyến chiKhi trồng hoa xuyến chi bạn cần lưu ý về đất trồng cũng như thời gian trồng cho hợp lý. Muốn trồng xuyến chi có hiệu quả cao nhất, bạn nên đào cả rễ và trồng cây giống vào đất phù sa.
Có thể bạn sẽ quan tâm:
Hoa quỳ là gì? Cách phân biệt hoa sen và hoa quỳ cực dễ
Cách chăm sóc hoa mai, hoa đào nở đúng ngày Tết
Ý nghĩa, hình ảnh hoa hồng trắng, cách trồng chi tiết tại nhà
Công Dụng Của Nhụy Hoa Nghệ Tây Và Cách Uống Giúp Nâng Cao Sức Khoẻ
Nhụy hoa nghệ tây còn được gọi là Saffron có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp dưỡng nhan hỗ trợ sắc đẹp. Vì thế saffron rất được phái đẹp ưa chuộng và tin dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng saffron vì khi quá lạm dụng vào Saffron sẽ dẫn đến nguy cơ bị ngộ độc. Trong bài viết hôm nay Leflair sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhụy hoa này cùng cách uống như thế nào để giúp nâng cao sức khỏe.
Nhụy hoa nghệ tây là gì?
Nghe đến cái tên này thì chắc rằng bạn cũng đoán được nhụy hoa nghệ tây là phần nhuỵ của cây nghệ tây. Nó có tên khoa học là Crocus sativus thường mọc và phát triển nhiều ở các nước có khí hậu nóng khô như Hy Lạp, Iran, Ấn Độ…
Hoa nghệ tây chỉ nở vào thời điểm cuối tháng 10 đến đầu tháng 11. Thời gian hoa nở để thu hoạch vô cùng ngắn cộng với công sức phải bỏ ra là rất lớn, 70000 bông hoa chỉ nhặt được 500g nhụy khô.
Giá của nhụy hoa khá là đắt đỏ không chỉ vì độ khan hiếm của nó mà còn nhờ vào công dụng dưỡng nhan và sức khỏe tuyệt vời. Trong saffron có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gồm các loại Vitamin, khoáng chất cùng các hoạt chất Picrocrocin, Safranal, Crocin… Do vậy dù giá thành khá là cao nhưngvẫn được rất nhiều người tìm mua sử dụng.
Nhụy hoa nghệ tây có những công dụng nào?
Tác dụng của thành phần thì có rất nhiều, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua một số công dụng nổi bật nhất:
Cải thiện trí nhớ: trong nhụy hoa có chứa hoạt chất Crocin và Crocetin. Cụ thể thì hai loại hoạt chất này có tác dụng cải thiện trí nhớ rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về não như suy giảm trí nhớ.
Chống ung thư: chất chống oxy hóa dồi dào trong saffron góp phần chống lại và ức chế các tế bào ung thư. Tuy nhiên đây chỉ mới là kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu thêm về tác dụng này.
Thuốc chống trầm cảm: một nghiên cứu trên hai nhóm người mắc chứng trầm cảm cho thấy nhụy hoa có khả năng cải thiện tình trạng bệnh trầm cảm tốt hơn so với những người dùng thuốc điều trị. Vì trong hoa nghệ tây có các hợp chất làm tiêu hao Serotonin – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng trầm cảm.
Hành kinh: Nhiều bạn cứ đến kỳ hành kinh là phải chịu đựng các cơn đau lưng, đau bụng hoặc đau đầu. Saffron sử dụng cùng với hạt cần tây và cây hồi sẽ giúp làm giảm và cải thiện các triệu chứng trên.
Cải thiện giấc ngủ: Trong nhụy hoa có hai hoạt chất Crocin và Safranal làm tăng nồng độ Norepinephrine và giúp giảm căng thẳng. Kết hợp cùng với Vitamin B giúp thư giãn ổn định giấc ngủ.
Cải thiện hệ tiêu hoá: Các hợp chất Picrocrocin, Safranal, Crocin… của saffron có công dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về hệ tiêu hóa.
Có tác dụng trong làm đẹp: phái đẹp không thể nào bỏ saffron vì những công dụng vô cùng tốt trong việc bảo dưỡng nhan sắc. Saffron có chứa nhiều loại Vitamin cùng Protein giúp chống lão hóa, giảm thâm nám và mụn khiến da trở nên sáng mịn hơn. Ngoài ra còn giúp cải thiện các nếp nhăn và giúp làn da mau lành sẹo.
Cách uống nhụy hoa nghệ tây giúp nâng cao sức khoẻ
Pha nhụy hoa nghệ tây uống cùng nước ấm
Pha với nước ấm sẽ có màu vàng cam, vị ngọt (Nguồn: Internet)
Nhụy hoa nghệ tây vốn có màu đỏ thẫm, nhưng khi pha cùng nước ấm sẽ có màu vàng cam, vị ngọt mang hương thơm nhàn nhạt của mật ong cùng cỏ khô.
Nhụy hoa pha với nước ấm có tác dụng an thần, tạo giấc ngủ ngon và sâu. Ngoài ra còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện chứng rối loạn kinh nguyệt, chống ung thư và hỗ trợ lưu thông máu.
Cách pha nhụy hoa nghệ tây với nước ấm:
Dùng từ 10 đến 15 sợi nhuỵ hoa cho 300 – 500ml nước ấm.
Bạn cũng có thể dùng thay cho nước lọc với tỷ lệ 30 – 50 sợi saffronpha cùng 1.5 đến 2 lít nước ấm.
Cách uống nhụy hoa nghệ tây kết hợp cùng mật ong
Nhụy hoa nghệ tây kết hợp với mật ong (Nguồn: Internet)
Nhụy hoa nghệ tây kết hợp với mật ong là “thần dược” dành cho sức khỏe. Trong mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng, chống oxy hóa cùng nhiều thành phần khác có lợi cho sức khỏe.
Pha cùng mật ong sẽ giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ vô cùng tốt, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch, giảm mỡ trong máu, thanh lọc gan…
Cách pha saffron với mật ong như sau:
Pha như công thức với nước ấm
Sau đó cho vào thêm một muỗng cà phê mật ong rồi khuấy đều
Với công thức này còn giúp vị nước ngọt thơm và dễ uống hơn.
Pha trà nhụy hoa nghệ tây uống cùng hoa cúc
Trà nhụy hoa nghệ tây hoa cúc (Nguồn: Internet)
Công thức trà nhụy hoa nghệ tây kết hợp với hoa cúc không những mang đến hương vị tuyệt vời cùng màu sắc đẹp mắt mà còn hỗ trợ sức khỏe và giúp bạn thăng hạng nhan sắc. Thành phần chính trong hoa cúc là Bisabolol có nhiều công dụng như chống viêm, vi khuẩn, tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu…
Kết hợp nhụy hoa nghệ tây và hoa cúc với nhau giúp làm giảm stress hiệu quả, đem lại giấc ngủ ngon, thanh nhiệt và giải độc cơ thể, làm mát gan, đẹp da.
Cách pha trà nhụy hoa nghệ tây cùng hoa cúc:
Dùng 2 đến 3 bông hoa cúc cho 300 – 500ml nước sôi
Sau đó đợi cho nước nguội bớt rồi cho vào 5 sợi
Đợi màu của nghệ tây hòa tan cùng trà hoa cúc là bạn có thể uống
Nhụy hoa nghệ tây uống cùng với sữa
Kết hợp với sữa giúp đem lại vị ngọt, đồng thời tăng cường dinh dưỡng (Nguồn: Internet)
Pha nghệ tây với sữa có vị ngọt dễ uống giúp tăng cường chất dinh dưỡng và bổ sung Canxi. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ lưu thông máu, giảm nguy cơ về cách bệnh tim mạch và hạ huyết áp.
Cách pha nhụy hoa nghệ tây uống cùngvới sữa:
Dùng 5 đến 7 sợi nghệ tây cho vào ly sữa ấm đã pha sẵn
Chờ cho nhụy hoa nghệ tây tan ra là có thể uống
Với công thức pha cùng sữa thì bạn nên uống trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon và sâu giấc nồng.
See Also
LifeStyle
Gợi Ý 10 Kiểu Tóc Mì Tôm Trẻ Trung, Năng Động Cá Tính Nhất 2023Dùng làm gia vị
Dùng nấu cơm cho màu vàng đẹp mắt (Nguồn: Internet)
Nhụy hoa nghệ tây còn được sử dụng trong nấu ăn khiến món ăn có màu vàng cam đẹp mắt và hương vị cũng trở nên thơm ngon đặc biệt hơn. Đây là một loại gia vị khá đắt đỏ nhưng vẫn được nhiều người yêu thích sử dụng vì các tác dụng dinh dưỡng mà nó mang lại.
Bạn có thể sử dụng nhụy hoa để chế biến nhiều món ăn, đảm bảo nó sẽ mang đến cho bạn một hương vị vô cùng tuyệt vời. Hoặc dùng nấu cơm vừa có màu vàng cam đẹp mắt, mùi thơm hấp dẫn mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
Cách dùng nhụy hoa nghệ tây để nấu cơm: sau khi vo gạo và canh nước bạn cho vào nồi 5 đến 10 sợi rồi ấn nút và chờ cơm chín.
Nhuỵ hoa nghệ tây có nên uống mỗi ngày?
Nhụy hoa nghệ tây mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người và được xem như một loại dược liệu cao cấp. Tuy nhiên uống nhiều nhụy hoa nghệ tây có thật sự tốt? Có nên uống mỗi ngày hay không?
Uống nhụy hoa nghệ tây đều đặn mỗi ngày với liều lượng vừa phải sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe vô cùng tốt. Hỗ trợ và ngăn ngừa các chứng bệnh về tim mạch, suy giảm trí nhớ, bệnh trầm cảm, tiêu hóa và phòng chống căn bệnh ung thư. Đặc biệt còn có tác dụng làm đẹp, dưỡng da, ngừa mụn.
Những điều cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng
Liều lượng phù hợp sử dụng nhụy hoa nghệ tây đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Đối với người có tình trạng sức khỏe bình thường: uống không quá 15 mg/ngày
Đối với người mắc chứng trầm cảm nhẹ: khuyên dùng 30mg/ngày chia thành 2 lần uống
Dùng từ 5g trên ngày sẽ dẫn đến ngộ độc.
Dùng từ 20gtrên ngày có thể khiến bạn tử vong
Khi dùngquá liều sẽ có các triệu chứng:
Nhẹ thì xuất hiện triệu chứng chóng mặt, ói mửa cùng tiêu chảy.
Nặng thì sẽ bị tê bàn tay và chân, xuất huyết mí mắt, môi hoặc mũi. Ngoài ra còn có triệu chứng ngứa khắp người.
Ở bất kỳ độ tuổi nào dù già hay trẻ bạn đều có thể sử dụng nhụy hoa nghệ tây để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên có một số trường hợp không nên dùng:
Phụ nữ trong thai kỳ ở ba tháng đầu tiên.
Đang trong kỳ kinh nguyệt
Người có huyết áp thấp
Người mang tiền sử dị ứng Lolium, Olea, Salsola
Cách bảo quản nhụy hoa nghệ tây:
Không để ở nơi ẩm mốc, thay vào đó nên để nơi thoáng mát và khô ráo.
Đừng nên để nhụy hoa trong tủ lạnh
Sử dụng kẹp gắp nhụy hoa để đảm bảo vệ sinh
Đăng bởi: Phương Huyền
Từ khoá: Công Dụng Của Nhụy Hoa Nghệ Tây Và Cách Uống Giúp Nâng Cao Sức Khoẻ
Cập nhật thông tin chi tiết về Toàn Phúc Hoa: Loài Hoa Có Công Dụng Trị Ho trên website Wudz.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!